ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ chi ngân sách nhà nước tại phòng tài chính kế hoạch huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 94)

7. Kết cấu của đề tài

3.3. ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP

3.3.1. Đối với Sở Tài chính

Kiến nghị Sở Tài chính tham mƣu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản hƣớng dẫn cho các ban, ngành, địa phƣơng trên địa bàn tỉnh thực hiện xây dựng dự toán NSNN bám sát với tình hình thực tế tại địa phƣơng, đảm bảo các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

Hƣớng dẫn cho các ban, ngành, địa phƣơng thực hiện các phƣơng án cân đối thu, chi NSNN và các biện pháp cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ thu, chi ngân sách đƣợc giao.

Thƣờng xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát công tác quản lý và sử dụng NSNN tại các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách để nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc lập dự toán và chi NSNN ở các đơn vị. Yêu cầu KBNN tạm dừng thanh toán khi phát hiện chi vƣợt dự toán, chi sai chính sách, chế độ hoặc

không chấp hành các chế độ báo cáo của Nhà nƣớc.

Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tƣ và các ban, ngành liên quan xây dựng dự toán và phƣơng án phân bổ dự toán chi đầu tƣ phát triển hàng năm, danh mục dự án đầu tƣ có sử dụng NSNN, điều chỉnh kế hoạch phân bổ vốn đầu tƣ; ban hành kế hoạch điều chỉnh, điều hòa vốn đầu tƣ đối với các dự án đầu tƣ từ ngân sách của tỉnh đúng theo Luật đầu tƣ công năm 2014.

Tăng cƣờng kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tƣ; tình hình quản lý, sử dụng vốn đầu tƣ; công tác quyết toán dự án hoàn thành thuộc ngân sách địa phƣơng của chủ đầu tƣ và phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, bộ phận tài chính xã; tình hình kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ của KBNN ở tỉnh, huyện;

3.3.2. Đối với UBND huyện Tây Sơn

Chỉ đạo các bộ phận, cơ quan tài chính, các phòng, ban liên quan thực hiện tốt từ khâu lập, phân bổ và thẩm định dự toán. Tạo mọi điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện trong việc chấp hành chính sách, pháp luật trong chi NSNN và kiểm soát chi NSNN.

Nâng cao tầm quan trọng của các dự án để thực hiện công tác cải cách hành chính công, từ đó tạo mọi điều kiện cần thiết cho Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện phối hợp chặt chẽ với các phòng, ban, đơn vị triển khai các dự án của huyện một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả cao.

3.3.3. Đối với Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tây Sơn

Lãnh đạo Phòng cần quan tâm sâu sát hơn để công tác xây dựng hệ thống KSNB đƣợc hoàn thiện và đầy đủ.

Trong công tác tổ chức thực hiện nhiệm vụ, vẫn còn một số nội dung chƣa đƣợc thuận lợi, nhất là trong công tác kế toán. Vì vậy, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện trong thời gian đến sẽ phối hợp với Phòng Nội vụ huyện để kiện toàn đội ngũ công chức làm nhiệm vụ kế toán để đảm bảo thực hiện tốt

nhiệm vụ đƣợc giao.

Mỗi CBCC cần thƣờng xuyên cập nhật văn bản mới để từ đó tham mƣu, đề xuất với lãnh đạo những quy trình, giải pháp hay để ngăn ngừa đƣợc những rủi ro trong kiểm soát chi ngân sách.

Lãnh đạo Phòng thƣờng xuyên theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở các công việc của CBCC để đạt đƣợc mục tiêu giải quyết công việc hiệu quả, đúng tiến độ.

3.3.4. Đối với đơn vị sử dụng ngân sách

Đơn vị sử dụng ngân sách khi lập dự toán phải căn cứ các chính sách, chế độ, định mức chi NSNN, dự toán phải bảo đảm chi tiết theo từng nội dung chi, phải thuyết minh cụ thể số liệu và cơ sở căn cứ để tính toán từng nội dung chi theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định.

Trong quá trình thực hiện chi ngân sách, các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách phải thực hiện theo đúng dự toán đƣợc giao, chế độ, tiêu chuẩn, định mức theo quy định và quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Bảo đảm sử dụng kinh phí có hiệu quả, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; các nguồn kinh phí đặc thù cuối năm chƣa chi hết phải hoàn trả lại NSNN hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển nguồn sang năm sau để thực hiện tiếp theo quy định của Luật ngân sách năm 2015.

Các cơ quan hành chính Nhà nƣớc, Đảng, Đoàn thể và đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính phải tổ chức kiểm tra, rà soát lại quy chế chi tiêu nội bộ theo đúng quy định, thực hiện quản lý, sử dụng các nội dung chi phải đƣợc nêu rõ các cơ sở pháp luật để thực chi các nội dung chi theo chế độ, mức chi.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Từ thực trạng công tác KSNB chi NSNN tại Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tây Sơn ở Chƣơng 2 và Chƣơng 3, tác giả đã đƣa ra các quan điểm hoàn thiện nhƣ quan điểm phù hợp, quan điểm kế thừa có chọn lọc, quan điểm tuân thủ và quan điểm hội nhập. Từ đó, đƣa ra các giải pháp cụ thể để hoàn thiện quy trình KSNB chi NSNN tại Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tây Sơn: Về môi trƣờng kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát và hoàn thiện quy trình KSNB chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ phát triển tại Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tây Sơn.

KẾT LUẬN CHUNG

NSNN là công cụ huy động nguồn lực tài chính để đảm bảo các nhu cầu chi tiêu của Nhà nƣớc đồng thời là một trong những công cụ quan trọng của Nhà nƣớc trong việc quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế, định hƣớng sản xuất, điều tiết thị trƣờng, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội. Để thực hiện đƣợc vai trò đó, NSNN phải đƣợc quản lý chặc chẽ, khoa học phù hợp với thực tiễn và xu hƣớng phát triển của đất nƣớc. Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện là một trong những vấn đề rất cần thiết và quan trọng góp phần sử dụng hiệu quả, đúng mục đích NSNN. Đồng thời làm lành mạnh nền tài chính, nâng cao tính công khai, minh bạch, dân chủ trong việc sử dụng nguồn lực tài chính quốc gia nói chung và NSNN nói riêng, đáp ứng đƣợc nhu cầu trong quá trình đổi mới chính sách tài chính của nƣớc ta khi hội nhập với nền kinh tế thế giới. Đề tài: “Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ chi ngân sách nhà nƣớc qua Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định” tập trung giải quyết một số vấn đề trọng điểm:

Về mặt lý luận, luận văn hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về chi NSNN và quản lý Nhà nƣớc về chi NSNN qua Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện.

Luận văn phân tích và đánh giá thực trạng kiểm soát chi NSNN qua Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tây Sơn từ năm 2017 đến năm 2020. Qua đó, chỉ rõ những kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ những hạn chế, bất cập và nguyên nhân làm cở sở cho việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi NSNN qua Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện.

Trên cơ sở bám sát chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về cải cách Tài chính công, cải cách hành chính Nhà nƣớc, luận văn đề xuất một hệ

thống các giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát nội bộ chi NSNN qua Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tây Sơn đáp ứng đƣợc yêu cầu cách cách tài chính công và phù hợp với các Thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Công tác kiểm soát nội bộ chi NSNN qua Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện là vấn đề phức tạp, nhạy cảm và động chạm tới tƣ duy, quyền lợi cũng nhƣ cách làm việc của các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị có sử dụng NSNN. Các giải pháp phải có tính hệ thống và xuyên suốt, cần phải có sự sửa đổi, bổ sung từ các cơ chế chính sách phù hợp từ Luật đến các văn bản hƣớng dẫn.

Công tác kiểm soát chi NSNN đòi hỏi cần có sự đầu tƣ nghiên cứu một cách công phu và toàn diện nhƣng do kiến thức và những hiểu biết thực tế còn chƣa sâu rộng nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận đƣợc những góp ý để hoàn thiện luận văn tốt hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Báo cáo quyết toán ngân sách huyện Tây Sơn, năm 2017, 2018, 2019, 2020.

[2]. Báo cáo kiểm toán nhà nƣớc năm 2018, 2019.

[3]. Bộ môn kiểm toán, Khoa Kế toán trƣờng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (2014), Kiểm toán (toàn tập), NXB Kinh Tế TP HCM. [4]. Bộ Tài chính (2016), Thông tƣ số 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016

của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nƣớc.

[5]. Bộ Tài chính (2016), Thông tƣ số 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nƣớc.

[6]. Chính phủ (2015), Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tƣ công. [7]. Chính phủ (2016), Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của

Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nƣớc.

[8]. Huỳnh Trung Cƣờng (2018), “Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ chi NSNN tại Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Vĩnh Thạnh”, Luận văn Thạc sĩ kinh tế chuyên ngành kế toán - Trƣờng Đại học Quy Nhơn. [9]. Đỗ Văn Đông (2019), “Kiểm soát nội bộ thu, chi Ngân sách tại Phòng

Tài chính - Kế hoạch huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai”. Luận văn Thạc sỹ kinh tế - Trƣờng Đại học Kinh tế Đà Nẵng.

[10].Đƣờng Nguyễn Hƣng (2016), Giáo trình Kiểm soát nội bộ, Nhà xuấn bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

[11].Lê Thị Thanh Mỹ (2020), Bài giảng kiểm soát nội bộ, Trƣờng Đại học Quy Nhơn, Bình Định.

[12].Lê Thị Ngọc Mỹ (2019), “Hoàn thiện công tác kiểm soát ngân sách nhà

nước tại Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Đà Nẵng”, Luận văn

Thạc sỹ kinh tế - Trƣờng Đại học Kinh tế Đà Nẵng.

[13].Võ Thị Ái Nhi (2018), “Hoàn thiện kiểm soát nội bộ các khoản thu, chi tại Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Bình Định”, Luận văn Thạc sĩ kinh tế chuyên ngành kế toán - Trƣờng Đại học Quy Nhơn.

[14].Quốc hội (2014), Luật Đầu tƣ công 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014. [15].Quốc hội (2015), Luật Ngân sách 83/2015/QH13 ngày 26/5/2015.

[16].Trần Đình Vƣơng (2020), “Hoàn thiện kiểm soát nội bộ chi ngân sách nhà nước tại Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Phù Mỹ” Luận văn Thạc sĩ kinh tế chuyên ngành kế toán - Trƣờng Đại học Quy Nhơn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ chi ngân sách nhà nước tại phòng tài chính kế hoạch huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)