6 .Phạm vi nghiên cứu
7. Phương pháp nghiên cứu
2.6. Đánh giá về thực trạng quản lí cơng tác chủ nhiệm lớp ở trường
tiểu học trên địa bàn huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định
Đánh giá thực trạng quản lí cơng tác chủ nhiệm lớp ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định, như sau:
2.6.1. Ưu điểm
- Đội ngũ giáo viên nhà trường nói chung và đội ngũ GVCN lớp nói riêng đa phần là có trình độ chun mơn, nghiệp vụ vững vàng, phẩm chất đạo đức lối sống trong sáng, giản dị, gương mẫu trước học sinh và đồng nghiệp. Nhiều thầy cơ có trình độ chun mơn nghiệp vụ giỏi, u nghề, có tâm với sự nghiệp giáo dục, được học sinh, phu huynh và đồng nghiệp tin yêu quí mến, trở thành những tấm gương tốt để học sinh noi theo, đồng nghiệp mến phục. Họ là những nhân tố tích cực thúc đẩy sự nghiệp giáo dục của nhà trường.
- Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục toàn diện học sinh, Ban giám hiệu đã rất chú trọng đến công tác chủ nhiệm lớp và đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp. Trong các kế hoạch của nhà trường Ban giám hiệu đã chú trọng đến việc bồi dưỡng để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên nhà trường nói chung và đội ngũ giáo viên chủ nhiệm nói riêng. Cơng tác giáo viên chủ nhiệm lớp đã được quản lí theo chu trình quản lí:
Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và chỉ đạo kiểm tra về công tác chủ nhiệm. Nội dung công tác được chi tiết, được xây dựng thành qui trình và được lượng hóa cụ thể về đánh giá, kết quả, thi đua được cơng khai, dân chủ có tác dụng thúc đẩy cơng tác chủ nhiệm lớp được làm tốt, được hoàn thiện.
- Các GVCN lớp đều quan tâm, thực hiện đủ các chương trình giáo dục chung như: Thực hiện nền nếp các tiết học, các tiết ngoài giờ lên lớp, tổ chức các hoạt động của học sinh, các tiết sinh hoạt đầu tuần. Khi nhận lớp, GVCN lớp đều tìm hiểu học sinh về các mặt: chất lượng học tập, rèn luyện ở lớp dưới, hồn cảnh gia đình, nhu cầu, khả năng, đặc điểm của từng học sinh. Từ đó xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp và đưa vào sổ chủ nhiệm.
- Các GVCN lớp đã có kết hợp với các lực lượng giáo dục trong cơng tác quản lí, giáo dục HS trong lớp và HS tồn trường, phối hợp với CMHS để quản lí, giáo dục HS thơng qua các buổi họp CMHS. Cuối mỗi kỳ, GVCN lớp thơng báo tình hình học tập, rèn luyện của mỗi HS và tình hình chung của lớp cho cha mẹ, gia đình HS và nhận được những thông tin cần thiết của học sinh từ gia đình.
- Cơng nghệ thơng tin phát triển đã làm cho việc thông tin liên lạc trở nên rất tiện lợi và đã thúc đẩy đổi mới quản lí có hiệu quả.
- Cơ sở vật chất các trường cơ bản đủ để đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập
- Mơi trường giáo dục lành mạnh, ít có ảnh hưởng tiêu cực từ bên ngồi đến q trình dạy học và giáo dục của nhà trường.
2.6.2. Hạn chế
- Công tác xây dựng kế hoạch quản lí chỉ đạo:
Xây dựng kế hoạch là một chức năng quan trọng khơng thể thiếu của quản lí nói chung. Trong thực tiễn quản lí, việc kế hoạch hóa các mặt cơng tác, các hoạt động của tổ chức có thể được coi là biện pháp quản lí chỉ đạo quan trọng.
Kết quả khảo sát cho thấy nhà trường chưa xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp thành một bản riêng, chỉ lồng ghép, tích hợp ở trong bản kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học chung. Các kế hoạch chủ nhiệm của các GVCN đã được lập nhưng việc đưa ra các giải pháp thường chưa thiết thực, chưa phù hợp. Đặc biệt, kế hoạch của GVCN về tổ chức các hoạt động HS thường không cụ thể. Như vậy, có thể nói rằng hiệu trưởng chưa quan tâm đúng mức đến việc xây dựng kế hoạch. Công tác kế hoạch hóa cịn tồn tại, bất cập.
- Việc lựa chọn đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp:
Giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp đã được Ban giám hiệu nhà trường quan tâm lựa chọn với các tiêu chí được sự đồng thuận của nhiều cán bộ giáo viên nhà trường. Tuy nhiên, một số các tiêu chí đưa ra cịn chưa phù hợp, chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục trong tình hình mới.
- Cơng tác bồi dưỡng đội ngũ GVCN:
Kết quả khảo sát cho thấy việc bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ GVCN đã được thực hiện. Nhưng do nhiều nguyên nhân, việc bồi dưỡng còn nhiều hạn chế về thời lượng, nội dung và phương pháp, cách thức tổ chức chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao năng lực đội ngũ GVCN.
- Công tác kiểm tra, đánh giá:
công tác chủ nhiệm, nhưng việc kiểm tra trực tiếp hoạt động thực tế chưa thường xuyên, mới chủ yếu kiểm tra gián tiếp thông qua các kênh báo cáo hoặc phản ánh của GVCN và các thành phần khác trong trường.
Việc đánh giá đã căn cứ vào kết quả tổng hợp tình hình thực tế, nhưng căn cứ đánh giá chưa khoa học, chưa phù hợp vẫn cịn mang tính định tính là chủ yếu.
Việc sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá nhằm mục đích khen thưởng, thúc đẩy chưa thật chuẩn xác; chưa động viên, chưa hỗ trợ được nhiều cho GVCN của các lớp có nhiều khó khăn về đối tượng học sinh.”
- Nhà trường đã tạo các điều kiện cho CBGV nói chung và GVCN nói riêng về thời gian, cơ sở vật chất, tạo cơ chế, xây dựng mối quan hệ … để thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, để giúp GVCN có thể thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ thì các điều kiện cịn khó khăn rất nhiều và chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
2.6.3. Nguyên nhân
- Do yêu cầu của cơng tác quản lí nhà trường, có quá nhiều các hoạt động với các loại kế hoạch khác nhau nên BGH nhà trường chưa có kế hoạch quản lí cơng tác chủ nhiệm riêng, mà chỉ lồng ghép trong kế hoạch chung của nhà trường. Chính vì vậy mà việc cụ thể hóa các nhiệm vụ trong cơng tác chủ nhiệm cũng chưa được chỉ rõ.
- Một số ít giáo viên khơng muốn làm công tác GVCN lớp một phần do ngại đối đầu, giáo dục học sinh “cá biệt” và ngại va chạm với phụ huynh học sinh. Những học sinh cá biệt này thường xuyên quậy phá, vi phạm nội quy của trường, của lớp gây ảnh hưởng tới phong trào thi đua của lớp. Việc giáo dục các em thường gặp nhiều khó khăn và khơng đạt hiệu quả như mong muốn. Một số khác giáo viên chủ nhiệm khác thiếu nhiệt tình, chưa làm trịn bổn phận của một người GVCN lớp, việc quản lí giáo dục học sinh cịn xem
nhẹ, sự phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục chưa chặt chẽ, do đó cơng tác quản lí học sinh cịn gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Các trường thường không thể phân công các GV đó làm cơng tác chủ nhiệm, dẫn đến tình trạng một số GVCN có cường độ lao động cao vượt định mức do phải kiêm nhiệm.
Trường đang trong giai đoạn trẻ hóa đội ngũ giáo viên, nhiều giáo viên làm cơng tác chủ nhiệm cịn trẻ cả về tuổi đời và tuổi nghề, nên kinh nghiệm và phương pháp cơng tác chủ nhiệm cịn nhiều hạn chế; Số giáo viên công tác xa nhà chiếm đa số nên việc tìm hiểu, nắm vững đối tượng rất khó khăn; số tiết dành cho công tác chủ nhiệm lớp cịn ít (4 tiết/tuần).
Chính vì vậy một số các tiêu chí đưa ra để lựa chọn GV làm cơng tác chủ nhiệm cũng chưa đảm bảo yêu cầu.
- Kiến thức, kỹ năng các môn Tâm lý học, Giáo dục học của nhiều CBQL và GV đã bị mai một đi nhiều sau nhiều năm cơng tác; các kỹ năng mềm của GV cịn thiếu nhiều; Việc tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho GVCN cịn gặp nhiều khó khăn về thời gian, nội dung, phương pháp, giảng viên; Nhiều nội dung về cơng tác chủ nhiệm lớp khó, địi hỏi ở người GVCN phải có kiến thức, có kĩ năng, năng lực cơng tác và sự kiên trì, tình u thương, tận tâm với nghề mới có thể giải quyết được cơng việc. Tuy nhiên sự chỉ đạo, bồi dưỡng về công tác GVCN lớp cho đội ngũ GVCN lớp của các trường phổ thông của Bộ Giáo dục, Sở giáo dục cũng chưa sát sao, chưa cụ thể, đôi lúc cũng rất lúng túng, không rõ ràng.
- Do xu thế chung của xã hội (học sinh, cha mẹ học sinh) chỉ quan tâm đến học văn hóa, ít chú ý tới việc giáo dục tồn diện. Với hình thức thi cử như hiện nay đã dẫn tới tình trạng học lệch, học sinh chỉ chú ý đến các môn thi vào THCS, khơng hoặc ít quan tâm đến các môn học khác, đến các hoạt động giáo dục khác. Đây cũng là một khó khăn trong cơng tác giáo dục tồn diện học sinh của nhà trường.
- Do chưa có tiêu chí kiểm tra đánh giá cụ thể, rõ ràng từ đầu năm học nên công tác kiểm tra, đánh giá cịn mang tính chủ quan, hình thức, chưa động viên, khích lệ được những GVCN quản lí các lớp có nhiều đối tượng đặc biệt, cá biệt, chưa thúc đầy được phong trào thi đua giữa các lớp.
- Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, bên cạnh những mặt tích cực, cịn tồn tại nhiều mặt hạn chế, bất cập: Môi trường xã hội ngày càng phức tạp có nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng rất nhiều môi trường giáo dục của nhà trường; Tình trạng suy thối về đạo đức của một bộ phận học sinh như: mắc các tệ nạn xã hội, bạo lực học đường, sống hưởng thụ, xa rời các giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc,…đang có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây.
Phụ huynh học sinh thuộc rất nhiều tầng lớp khác nhau, một số khơng ít phụ huynh còn che đậy, lấp liếm những sai lầm khuyết điểm của con em mình, nhìn nhận đánh giá về thầy cơ giáo chưa khách quan, chưa có sự cảm thông, thường không muốn hoặc không cộng tác với nhà trường và GVCN lớp để có các hình thức giáo dục kịp thời, vì khơng muốn con mình bị xử lý kỷ luật của nhà trường do bênh con, xót con.
Do nhà trường cịn rất khó khăn, chưa đạt chuẩn quốc gia nên điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập còn hạn chế rất nhiều.”
Những lý do trên là nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong việc quản lí cơng tác CNL tại Trường tiểu học huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định. Để khắc phục được tình trạng này bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng của từng GVCN lớp rất cần có sự phối hợp, giúp sức từ các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, đồng thời phải có sự ủng hộ nhiệt tình của chính học sinh và cha mẹ học sinh. Vậy làm thế nào để học sinh yêu trường, yêu lớp, kính trọng thầy cơ, u q bạn bè, tích cực rèn luyện và học tập? Làm thế
nào để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường? Đó là những câu hỏi đặt ra cần được các nhà quản lí trường học, Ban giám hiệu và các GVCN lớp giải đáp.
Giải pháp ở đây là cần đổi mới quản lí cơng tác chủ nhiệm lớp, nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp.
Tiêu kết chương 2
Từ các kết quả khảo sát thực trạng công tác chủ nhiệm lớp và quản lí cơng tác chủ nhiệm lớp ở các trường tiểu Học trên địa bàn huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định, cho thấy:
Hiệu trưởng nhà trường đã rất coi trọng vai trò của GVCN lớp trong việc quản lí, giáo dục HS; Các biện pháp quản lí cơng tác chủ nhiệm đã được thực hiện nhằm duy trì nền nếp dạy học và giáo dục đạo đức cho học sinh.
Đồng thời, kết quả khảo sát cũng cho thấy trong quản lí cơng tác chủ nhiệm lớp cũng cịn gặp nhiều khó khăn từ phía GV, HS, mơi trường XH… và cịn một số tồn tại cơ bản trong việc thực hiện các chức năng quản lí, cơng tác bồi dưỡng GVCN.
Để nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục ở địa phương, đòi hỏi GVCN và CBQL nhà trường phải đổi mới các biện pháp quản lí cơng tác chủ nhiệm lớp thiết thực, khả thi nhằm khắc phục khó khăn trước mắt và lâu dài, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục trong những năm tới.
Trên cơ sở thực trạng công tác chủ nhiệm lớp và quản lí cơng tác chủ nhiệm lớp ở các trường tiểu Học trên địa bàn huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định, luận văn đề xuất một số biện pháp quản lí trong phạm vi chương 3.
CHƯƠNG 3.
BIỆN PHÁP QUẢN LÍ CƠNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VÂN CANH,
TỈNH BÌNH ĐỊNH