Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về kiểm soát quyền lực nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Nâng Cao Hiệu Quả Giám Sát Của Hội Đồng Nhân Dân Hai Cấp Trên Địa Bàn Thị Xã An Khê, Tỉnh Gia Lai (Trang 33 - 38)

7. Kết cấu của luận văn

1.1.3. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về kiểm soát quyền lực nhà nƣớc

Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về kiểm soát quyền lực nhà nƣớc luôn gắn liền với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng nhà nƣớc XHCN. Ngay từ những ngày đầu thiết lập chính quyền cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định mô hình nhà nƣớc của Việt Nam là Nhà nƣớc dân chủ. Trƣớc hết, khi nói tới quyền lực nhà nƣớc và kiểm soát quyền lực nhà nƣớc thì điều đầu tiên trong tƣ tƣởng và quan niệm của Ngƣời đƣợc thể hiện trong Hiến pháp là: “Tất cả quyền bính trong nƣớc là của toàn thể nhân dân Việt Nam” [41]. Xuất phát từ quan điểm đó, Ngƣời nhấn mạnh chủ thể của kiểm soát quyền lực nhà nƣớc trƣớc tiên phải là nhân dân. Ngƣời cho rằng: một chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân là một chính quyền “tất cả quyền lực trong nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đều thuộc về nhân dân... Tất cả các cơ quan nhà nƣớc phải dựa vào dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự kiểm soát của nhân dân” [41].

Với nhận thức sâu sắc đó, ngay sau khi giành đƣợc chính quyền với muôn vàn khó khăn “thù trong”, “giặc ngoài”, Đảng Cộng sản Việt Nam trong đó có vai trò to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo nƣớc ta tổ chức cuộc tổng tuyển cử đầu tiên vào ngày 6.1.1946, bầu ra Quốc hội khóa I - Quốc hội thông qua bản Hiến pháp năm 1946 - hiến pháp đầu tiên của một nƣớc độc lập, có chủ quyền. Toàn bộ nội dung Hiến pháp năm 1946 thể hiện nhất quán nguyên tắc “tất cả quyền bính trong nƣớc là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái, trai, giàu, nghèo, giai cấp, tôn giáo” [41].

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng phải sử dụng sức mạnh pháp quyền của Hiến pháp và pháp luật để giới hạn quyền lực nhà nƣớc. Đây là nhân tố tiên quyết để hình thành cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nƣớc. Theo quan điểm của Ngƣời tất cả quyền bính trong nƣớc là của toàn thể nhân dân. Vì thế nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nƣớc, cũng tức là chủ thể tối cao của

quyền lập hiến. Thông qua quyền này, nhân dân giao quyền, nhân dân ủy quyền quyền lực nhà nƣớc của mình cho các cơ quan, cán bộ, nhân viên nhà nƣớc. Bằng phƣơng thức đó mà tổ chức quyền lực nhà nƣớc mang sức mạnh của nhân dân, làm cho quyền lực nhà nƣớc đƣợc hình thành một cách chính thức, cầm quyền một cách chính đáng, buộc quyền lực nhà nƣớc phải tổ chức và hoạt động trong giới hạn của Hiến pháp cho phép. Nói cách khác, kiểm soát quyền lực nhà nƣớc, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh là sử dụng Hiến pháp để giới hạn quyền lực nhà nƣớc, buộc nhà nƣớc phải tổ chức và hoạt động trong giới hạn của Hiến pháp.

Ngƣời cũng cho rằng, cần phân công, phân nhiệm một cách rạch ròi quyền lực nhà nƣớc thành các quyền lập pháp, hành pháp, tƣ pháp và giữa các quyền có sự kiểm soát lẫn nhau. Thanh tra, kiểm tra, phê bình và tự phê bình là các phƣơng thức kiểm soát quyền lực nhà nƣớc đƣợc Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý. Ngƣời nói: “Có kiểm tra mới huy động đƣợc tinh thần tích cực và lực lƣợng to tát của nhân dân, mới biết rõ năng lực và khuyết điểm của cán bộ, mới sửa chữa và giúp đỡ kịp thời” [ 25, t5, tr.521]. Chủ tịch Hồ Chí Minh còn đề cập đến vai trò cơ quan chuyên trách của nhà nƣớc trong việc kiểm soát quyền lực nhà nƣớc. Đó là các ban thanh tra trong bộ máy nhà nƣớc. Đồng thời Ngƣời còn nhấn mạnh tính độc lập của các cơ quan này. Trong Sắc lệnh số 64/SL ngày 23/11/1945 đã quy định rất rõ quyền hạn của Ban thanh tra, đặc biệt trong việc “đình chức, bắt giam bất cứ nhân viên nào trong ủy ban nhân dân hay Chính phủ đã phạm tội” và “sẽ thiết lập ngay tại Hà Nội một tòa án đặc biệt để xử những nhân viên của các ủy ban nhân dân hay các cơ quan chính phủ do Ban thanh tra truy tố” [2].

Phƣơng pháp kiểm soát QLNN trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đƣợc thể hiện ở những nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, sử dụng “phép luật của nhân dân” trong việc thực hiện kiểm soát QLNN: Sử dụng pháp luật trong việc thực hiện kiểm soát QLNN có vai

trò cực kỳ quan trọng. Theo quan điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh, để pháp luật thực sự là của nhân dân thì nhân dân cần đƣợc trực tiếp tham gia xây dựng, quyết định các vấn đề quan trọng “Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đƣa ra nhân dân phúc quyết, nếu hai phần ba tổng số nghị viện đồng ý. Cách thức phúc quyết sẽ do luật định” [2, Điều 32]. Điều đó có nghĩa, nhân dân phải đƣợc tham gia đóng góp ý kiến, quyết định đối với các văn bản pháp luật, quyết định đối với những vấn đề hệ trọng của đất nƣớc.

Thứ hai, kiểm soát QLNN từ bên trong: vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin về tổ chức QLNN phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã chỉ ra rất rõ phƣơng pháp kiểm soát QLNN từ bên trong Nhà nƣớc. Ở bản Hiến pháp năm 1946, Ngƣời đã đƣa ra ý tƣởng ban đầu về sự phân công và có sự kiểm soát giữa các cơ quan cao nhất của QLNN. Trong cơ cấu quyền lực gồm các quyền: Lập pháp, hành pháp và tƣ pháp; mỗi nhánh quyền lực do một loại thiết chế Nhà nƣớc thực hiện. Điều 22 Hiến pháp năm 1946 quy định: “Nghị viện nhân dân là cơ quan có quyền cao nhất của nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Chính những quy định này đã thể hiện sự phân công lao động quyền lực giữa các cơ quan cao nhất của QLNN khá rạch ròi, đồng thời bảo đảm đƣợc sự kiểm soát lẫn nhau.

Đồng thời với phƣơng pháp kiểm soát giữa các cơ quan QLNN cao nhất, Hồ Chí Minh còn đề cập nhiều đến vai trò của cơ quan chuyên trách của Nhà nƣớc trong việc kiểm soát. Đó là các Ban Thanh tra trong bộ máy Nhà nƣớc. Không những thế, Ngƣời còn nhấn mạnh đến tính độc lập của các Ban Thanh tra này. Trong Sắc lệnh số 64/SL, Ngƣời đã chủ trƣơng đề ra quy định về quyền hạn của Ban Thanh tra đặc biệt trong việc “đình chức, bắt giam bất cứ nhân viên nào trong Ủy ban nhân dân hay Chính phủ đã phạm lỗi” và “sẽ thiết lập ngay tại Hà Nội một Tòa án đặc biệt để xử những nhân viên của các Ủy ban Nhân dân hay các cơ quan của Chính phủ do Ban Thanh tra truy tố” [2]. Những quy định trong Sắc lệnh số 64/SL đã thể hiện rõ quyền năng, vai

trò của thanh tra trong việc phát hiện và xử lý những vi phạm pháp luật của nhân viên Nhà nƣớc trong quá trình thực thi công vụ.

Thứ ba, kiểm soát quyền lực nhà nƣớc từ bên ngoài nhà nƣớc: Phƣơng pháp kiểm soát QLNN từ bên ngoài Nhà nƣớc đƣợc thể hiện ở việc nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp kiểm soát thông qua các hình thức nhƣ bầu cử, phê bình…; thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đặc biệt là qua các phƣơng tiện truyền thông, báo chí. Trong các hình thức nhân dân kiểm soát quyền lực thì hình thức bầu cử giữ vai trò quan trọng. Đây đƣợc coi là “một hình thức hợp lý để nhân dân lao động thực hành quyền thống trị của mình”, vừa là hình thức kiểm soát các cơ quan quyền lực trong thời kỳ chuyển giao. Theo Hồ Chí Minh, để bảo đảm nguyên tắc tất cả QLNN thuộc về nhân dân, điều cần thiết hàng đầu là cơ quan QLNN phải đƣợc nhân dân bầu ra một cách tiến bộ và dân chủ.

Ngoài hình thức bầu cử, nhân dân còn kiểm soát QLNN thông qua việc sử dụng “quyền bãi miễn” đại biểu mà mình đã bầu ra nhƣng không làm tròn trách nhiệm đƣợc giao. Bãi miễn hay miễn nhiệm đối với ngƣời đại diện, đại biểu là một chế định pháp lý thể hiện tính chất dân chủ của Nhà nƣớc pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Hồ Chí Minh đã nêu rõ: “Giai cấp công nhân có quyền bầu ra thì cũng có quyền bãi miễn họ, nếu họ không chịu sửa chữa khuyết điểm” [25, t12, tr.567]. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về quyền bãi miễn đại biểu của cử tri đã đƣợc ghi nhận ngay từ Hiến pháp năm 1946: Nhân dân có quyền bãi miễn các đại biểu của mình đã bầu ra. Hồ Chí Minh cho rằng nhân dân kiểm soát QLNN còn đƣợc thông qua việc tham gia hay “phúc quyết” của ngƣời dân đối với những vấn đề hệ trọng của đất nƣớc. Thực chất, đây là chế độ trƣng cầu dân ý, một hình thức dân chủ trực tiếp quan trọng, đồng thời thể hiện việc kiểm soát của nhân dân đối với các quyết sách của Nhà nƣớc đã đƣợc Hồ Chí Minh quan tâm và đề ra rất sớm ở nƣớc ta. Ngƣời viết: “… chỉ có chế độ của chúng ta mới thật sự phục vụ lợi ích của nhân dân, trƣớc hết là

nhân dân lao động, bảo đảm mọi quyền lợi của nhân dân, mở rộng dân chủ để nhân dân thật sự tham gia quản lý nƣớc” [25, t9, tr.593].

Cùng với các hình thức kiểm soát trên, việc góp ý, “phê bình”, “bày tỏ ý kiến” hay khiếu nại, tố cáo… của nhân dân đối với cán bộ trong bộ máy Nhà nƣớc cũng là những hình thức quan trọng để kiểm soát QLNN. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “… phê bình và bày tỏ ý kiến… đó là những cách quần chúng kiểm soát những ngƣời lãnh đạo”; “dựa vào ý kiến của dân chúng mà sửa chữa cán bộ và tổ chức của ta” [ 25, t5, tr.297]. Theo Ngƣời, phê bình cũng đƣợc coi là một cách rất hay để kiểm soát QLNN, nhất là việc kiểm soát quyền lực của cán bộ lãnh đạo trong công tác cán bộ. Ngƣời viết: “Để cho dân chúng phê bình cán bộ, dựa theo ý kiến họ mà cất nhắc cán bộ, nhất định không xảy ra việc thiên tƣ, thiên vị, nhất định hợp lý và công bằng” [ 25, t5, tr.296].

Thứ tư, kiểm soát QLNN của Đảng: Phƣơng pháp kiểm soát QLNN của Đảng đƣợc coi là phƣơng pháp có sự kết hợp giữa kiểm soát từ bên trong Nhà nƣớc và kiểm soát từ bên ngoài Nhà nƣớc. Phƣơng pháp này trƣớc hết đƣợc thể hiện ở việc thiết lập một thể chế “cầm quyền” của Đảng một cách hợp lý, đáp ứng đƣợc mục tiêu chính trị của Đảng là xây dựng một Nhà nƣớc mà quyền lực của nó đều thuộc về nhân dân. Điều đó đƣợc thể hiện rõ qua mô hình “Đảng cầm quyền” mà Hồ Chí Minh đã đề cập ở một mức độ nhất định trong bản Hiến pháp năm 1946.

Với tƣ cách là ngƣời đứng đầu của Đảng khi đã lãnh đạo nhân dân giành đƣợc chính quyền, Hồ Chí Minh đã áp dụng phƣơng thức cầm quyền của Đảng theo mô hình thông dụng, phổ biến trên thế giới: “Đảng cầm quyền”. Đảng cầm quyền tức là Đảng đã thực hiện kiểm soát QLNN, bảo đảm cho quyền lực đó mới đúng là quyền lực của nhân dân, phục vụ lợi ích của nhân dân. Đảng cầm quyền tức là Đảng phải chịu trách nhiệm trƣớc nhân dân về các mặt hoạt động của Nhà nƣớc.

giữ những vị trí chủ chốt của các cơ quan QLNN tức là Đảng đã thực hiện sự kiểm soát QLNN. Điều đó cho thấy, nếu Đảng có tính tổ chức kỷ luật càng cao thì việc kiểm soát của Đảng đối với các đảng viên trong các cơ quan của bộ máy Nhà nƣớc càng có hiệu quả. Chính vì điều đó mà Hồ Chí Minh thƣờng xuyên quan tâm đến chất lƣợng sinh hoạt Đảng, bảo đảm nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt của Đảng. Ngƣời đã phê bình nghiêm khắc các tệ lạm dụng quyền lực của các đảng viên với tƣ cách là những ngƣời có chức quyền trong bộ máy Nhà nƣớc.

Những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh về phƣơng pháp kiểm soát QLNN đƣợc nêu ở trên vẫn còn nguyên giá trị và có ý nghĩa rất lớn đối với chúng ta. Học tập phƣơng pháp kiểm soát QLNN theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh chính là một giải pháp thiết thực để xây dựng thành công một Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở nƣớc ta hiện nay.

Một phần của tài liệu Nâng Cao Hiệu Quả Giám Sát Của Hội Đồng Nhân Dân Hai Cấp Trên Địa Bàn Thị Xã An Khê, Tỉnh Gia Lai (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)