Kết quả nghiên cứu từ bảng 3.6 chúng tơi ghi nhận được các bệnh lý ối nói chung (rỉ ối, ối vỡ non, ối vỡ sớm) chiếm tỷ lệ 11,9 %. Tuy nhiên hạn chế của chúng tôi là chưa có số liệu chính xác về từng yếu tố nguy cơ như: Chuyển dạ kéo dài, vỡ ối kéo dài, ối bẩn…
Theo nghiên cứu của Andreas Chiabi và cộng sự (2014), về các yếu tố nguy cơ tử vong sơ sinh tại bệnh viện Sản khoa và Nhi khoa Cameroon, cho thấy tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh ảnh hưởng bởi các yếu tố về mẹ như: vỡ ối kéo dài trên 12 giờ, mổ lấy thai và các yếu tố sơ sinh như: nhiễm trùng sơ sinh, sinh nhẹ cân, trẻ sinh ngạt (chỉ số Apgar <7 điểm ở phút thứ 5), dị tật bẩm sinh và địa điểm sinh [23].
Như vậy việc xác định được các yếu tố nguy cơ trong cuộc đẻ giúp các nhân viên y tế đánh giá cũng như tiên lượng được cuộc đẻ, sức khỏe của sơ sinh sắp chào đời để có kế hoạch can thiệp kịp thời giảm thiểu nhiễm trùng và tử vong sơ sinh.
Qua nghiên cứu về mơ hình bệnh tật ở trẻ sơ sinh tại khoa Nhi năm 2020, chúng tôi thu được kết quả như sau: trong tổng số 253 bệnh nhân có 61,7 % là trẻ nam, 38,3 % là trẻ nữ. Tỷ lệ trẻ nhẹ cân 32,4 %, Tỷ lệ trẻ sơ sinh non tháng chiếm 34,4 % trong đó tỷ lệ trẻ cực non là 2,4%. Trẻ sơ sinh chủ yếu là được chuyển từ khoa sản chiếm 72,3 %. Đa số bà mẹ trong độ tuổi sinh đẻ (16 – 35) chiếm 89,3 %. Bệnh lý hay gặp nhất là Vàng da sơ sinh (41,9 %) Suy hô hấp sơ sinh chiếm (34,4 %), viêm phổi chiếm (6,3 %).
Trong số 108 trẻ bị suy hơ hấp thì 81,6 % số trẻ sinh ra từ mẹ có bệnh; chỉ có 23 % số trẻ sinh ra từ mẹ không bệnh.
Tỷ lệ trẻ sinh ra <1500 gram bị suy hô hấp chiếm 100 % và giảm dần khi cân nặng tăng dần. Tỷ lệ trẻ sinh ra < 28 tuần bị suy hô hấp chiếm 100 % và giảm dần khi tuổi thai tăng lên. 34,4 % trẻ sơ sinh nhập viện phải hỗ trợ hô hấp. Tỷ lệ tử vong và nặng xin về của trẻ sơ sinh chiếm 6,8 %. Tỷ lệ tử vong ở trẻ nam cao hơn nữ chiếm tới 90 %. Mẹ có bệnh tỷ lệ tử vong của con cao hơn mẹ khơng có bệnh Chiếm 70 %. Trẻ đẻ non tháng có tỷ lệ tử vong cao hơn chiếm 80 %.
Như vậy, bệnh lý hay gặp nhất của trẻ sơ sinh nhập viện tại khoa Nhi là vàng da sơ sinh, Suy hô hấp sơ sinh, viêm phổi. Trẻ có cân nặng càng thấp, tuổi thai càng nhỏ thì tỷ lệ suy hơ hấp càng cao. Trẻ sinh ra ở bà mẹ bị bệnh cũng có tỷ lệ suy hơ hấp cao hơn trẻ sinh ra ở bà mẹ khỏe mạnh. Việc phân loại sơ sinh và xác định mơ hình bệnh tật tại các bệnh viện từ tuyến huyện đến tuyến trung ương sẽ giúp cán bộ y tế có kế hoạch chăm sóc tốt, hạn chế nguy cơ tử vong và gánh nặng bệnh tật cho trẻ sơ sinh.
KIẾN NGHỊ
Chúng tôi mong muốn tỷ lệ trẻ sơ sinh bị suy hô hấp nhập viện sẽ giảm đi. Vì vậy chúng tơi xin có một số đề xuất sau:
Ngoài việc cần phải phối hợp tốt giữa hai chuyên ngành Sản và Nhi, thì việc tun truyền, truyền thơng và quản lý thai nghén cho các bà mẹ mang thai là điều rất cần thiết và quan trọng, đặc biệt trên những phụ nữ đã có bệnh lý trước khi mang thai. Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm tăng sự hiểu biết của các bà mẹ, của cộng đồng mà còn giúp giảm gánh nặng bệnh tật cho gia đình và cho xã hội.