Những định hướng trong công tác tuyên truyền của Đảng bộ huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền của đảng bộ huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 67 - 70)

HUYỆN VĨNH THẠNH, TỈNH BÌNH ĐỊNH

3.1.Những định hướng trong công tác tuyên truyền của Đảng bộ huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định

3.1. Những định hướng trong công tác tuyên truyền của Đảng bộ huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định

Có thể thấy, trong thời gian qua, Đảng bộ huyện Vĩnh Thạnh đã đề ra và phải thực hiện nhiều nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội quan trọng nhằm phát triển toàn diện địa phương. Vì thế, để thực hiện có hiệu quả hơn nữa rất cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó CTTT cần đi trước một bước theo các định hướng cơ bản sau:

Thứ nhất, kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin, nắm vững bản chất cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin. Khẳng định tính đúng đắn, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện thực tế của địa phương. Thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị đặt ra. Hiện nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học - công nghệ, thông tin làm cho thông tin có nhiều chiều hướng khác nhau tác động vào quần chúng nhân dân một cách nhanh chóng. Các cấp ủy đảng phải kịp thời nắm bắt, xử lý thông tin tuyên truyền vào trong nhân dân, ngăn chặn những thông tin xấu, lệch lạc, phản bác lại chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh của bọn phản động và các thế lực thù địch. Thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Trung ương, của tỉnh, huyện có khả năng vô hiệu hóa mọi âm mưu thủ đoạn phá hoại của các thế lực thù địch.

Tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, nhân dân về chủ nghĩa yêu nước, tư tưởng cách mạng. Tăng cường tuyên truyền,

động viên toàn Đảng bộ, toàn quân, toàn dân quyết tâm tự giác, tích cực, sáng tạo thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đảng bộ huyện; đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đi vào chiều sâu, chú trọng việc nêu gương và “làm theo” đặc biệt làm theo một cách hiệu quả, thiết thực. Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước; phát hiện, nhân rộng điển hình, nhân tố mới; thực hiện phương châm “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”.

Thứ hai, thực hiện CTTT là nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và của cả hệ thống chính trị của huyện Vĩnh Thạnh với bộ máy chuyên trách là hệ thống đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của đảng bộ huyện. Do vậy, phải chú trọng, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ tuyên truyền hùng hậu đáp ứng được nhiệm vụ chính trị của huyện nhà. Từng cấp ủy Đảng, các cơ quan, đơn vị trong toàn huyện phải thường xuyên chăm lo xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên vững mạnh, coi đó là lực lượng nòng cốt, là công cụ quan trọng hàng đầu để tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, hướng dẫn, động viên, cổ vũ cán bộ, đảng viên và nhân dân thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đảng bộ huyện, tỉnh. Cùng với đó, nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác tư tưởng, văn hóa, trong tình hình mới góp phần giữ vững ổn định kinh tế - chính trị, văn hóa, xã hội của địa phương.

Thứ ba, nắm chắc phương châm nhanh nhạy, hiệu quả, thuyết phục và bám sát thực tiễn với tình hình phát triển của huyện Vĩnh Thạnh trong những năm gần đây. Cụ thể là: CTTT phải chủ động đi trước một bước, dự báo đúng tình hình, kịp thời định hướng tư tưởng, làm chủ dư luận xã hội trước những biến động phức tạp, đan xen giữa những yếu tố tích cực và tiêu cực của tình hình trong huyện, trong tỉnh, trong nước. CTTT phải đổi mới toàn diện, mạnh mẽ về nội dung và phương thức, không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng và hiệu quả, nhằm khơi dậy ý chí tự cường, tự tôn dân tộc; góp phần làm cho mặt tích cực trở thành xu hướng chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội.

CTTT phải bám sát nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ huyện, phát huy tinh thần cách mạng của các tầng lớp nhân dân. Nội dung CTTT ở mỗi thời kỳ, thời điểm đều phải dựa vào nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ huyện, bám sát sự chỉ đạo của các cấp ủy cấp trên và phải gắn chặt với nhiệm vụ chính trị do cấp ủy cơ sở đề ra. Tuyên truyền, cổ động phải nhằm củng cố, giữ vững lòng tin của quần chúng với Đảng, chế độ, đẩy lùi được tâm trạng hoài nghi, hoang mang, dao động.

Bên cạnh đó, CTTT phải kịp thời, nhạy bén, nội dung chính xác, có tính chiến đấu cao. Phổ biến kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các vấn đề thời sự quốc tế, trong nước, địa phương cho các tầng lớp nhân dân biết để làm theo. Nội dung tuyên truyền phải đúng sự thực, không tô hồng, bôi đen, nhưng cũng không rơi vào chủ nghĩa tự nhiên, thiếu định hướng. Phải tỏ rõ chính kiến trước những sự kiện, hiện tượng tiêu cực của xã hội cũng như phê phán những luận điệu của các thế lực thù địch, ảnh hưởng tới lợi ích của quốc gia, dân tộc. Và hơn nữa, kết hợp tuyên truyền nâng cao nhận thức tư tưởng với hướng dẫn hành động và cổ vũ phong trào. Mục tiêu của tuyên truyền không chỉ dừng lại ở việc nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân. Trái lại, từ nhận thức phải hướng quần chúng tới hành động cách mạng và phải tiếp tục cổ vũ cho phong trào cách mạng để thúc đẩy phong trào phát triển, mở rộng, lôi cuốn ngày càng đông đảo mọi người tham gia.

Thứ tư, cần kết hợp giữa biểu dương và phê phán trong việc thực hiện CTTT trên địa bàn huyện trong tình hình mới. Bởi biểu dương và phê phán là hai mặt không thể thiếu được trong tuyên truyền. Hai mặt này gắn bó mật thiết với nhau, hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhau. Khắc phục khuynh hướng chỉ nhấn mạnh một mặt, xem nhẹ mặt kia, vì cả hai khuynh hướng này đều hạn chế hiệu quả tuyên truyền, thậm chí có thể gây ra phản tác dụng tuyên truyền. CTTT phải cụ thể, thiết thực, sinh động, cụ thể thiết thực, trước hết cần nắm

vững tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân để tuyên truyền đúng đối tượng. Trong tuyên truyền phải sử dụng cách nói dễ hiểu, đơn giản, bằng ngôn ngữ phổ thông, tránh những từ hoa mỹ, trống rỗng. Sử dụng những hình thức phù hợp với đối tượng ở cơ sở. Những nhiệm vụ đặt ra phải cụ thể, thiết thực, quần chúng có thể làm được. Phối hợp tốt các mặt hoạt động của CTTT kết hợp các lực lượng và hình thức tuyên truyền. Kết hợp tuyên truyền thường xuyên với tuyên truyền theo chủ đề, từng thời gian và kết hợp tuyên truyền với cổ động.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền của đảng bộ huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 67 - 70)