Cách mạng tháng Tám thành cơng, giành chính quyền nhanh gọn trong cả nước, lập nên nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, đưa Đảng ta lên vị trí lãnh đạo, cầm quyền. Đánh giá về cuộc Cách mạng Tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền tồn quốc” [26, tr.25].
Sau Cách mạng tháng Tám, khi chính quyền cách mạng cịn trứng nước, trước nguy cơ cực kỳ nghiêm trọng do thù trong giặc ngồi gây ra, tình hình đất nước như “ngàn cân treo sợi tóc”. Với sự lãnh đạo sáng suốt, vừa cứng rắn về nguyên tắc, vừa mềm dẻo về sách lược, Đảng đã lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua thác ghềnh hiểm trở, lướt sóng đi lên. Lúc thì tạm hịa hỗn với Tưởng để rảnh tay đối phó với Pháp trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai, lúc thì tạm hịa hỗn với Pháp để đuổi qn Tưởng và qt sạch bọn phản động tay sai, giành thời gian củng cố lực lượng, chuẩn bị cho cả nước bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp. Những biện pháp cực kỳ sáng suốt đó cho thấy sự lãnh đạo tài ba của Đảng ta và đã “được ghi vào lịch sử cách mạng nước ta như một mẫu mực tuyệt vời của sách lược lêninnít”.
sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng và Bác Hồ có một nước đi cực kỳ đúng đắn trong việc xác lập tính hợp pháp trong cầm quyền, từ chỗ là lực lượng cầm quyền một cách hợp lý thông qua con đường cách mạng lật đổ chính quyền phong kiến tay sai, nay phải chuyển thành cầm quyền một cách
hợp pháp mới có thể giữ vững được quyền lực của Đảng. Đó là, dưới sự lãnh
đạo của Hồ Chí Minh, chúng ta đã tổ chức một cuộc bầu cử thực sự dân chủ, tự do, thành lập được một chính phủ hợp pháp thơng qua bầu dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đồng thời, nhanh chóng soạn thảo cơng bố bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cơng hịa năm 1946, để khẳng định trên thực tế và về mặt pháp lý, một chính quyền thật sự do Nhân dân xây dựng nên, một chính quyền của dân và vì dân - đây là nguồn gốc căn bản để khẳng định tính
chính đáng trong cầm quyền của Đảng. Và, trong một thời gian rất ngắn, ngày 06/01/1946, thực hiện cuộc tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp, xây dựng chính từ Trung ương tới cơ sở.
Trong hồn cảnh đất nước có chiến tranh, địi hỏi Đảng, bên cạnh việc trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH mang tính tổng quát, xuyên suốt, phải có đường lối chiến lược và sách lược đúng đắn cho từng thời điểm lịch sử mới có thể giữ vững được vị trí cầm quyền của mình, lãnh đạo nhân dân vượt qua thử thách. Đây cũng là “phép thử” cho tính đúng đắn của hệ giá trị tạo nền tảng vững chắc cho tính chính đáng về mặt lý luận trong cầm quyền của Đảng. Đảng và Bác Hồ đã xác định, chính quyền cách mạng cùng toàn dân phải kiên quyết hồn thành nhiệm vụ thiêng liêng là giải phóng dân tộc, giành lại độc lập hoàn toàn cho tổ quốc. Khẩu hiệu của cách mạng vẫn là “Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết”. Chính giá trị này đã trở thành ngọn cờ để Đảng tập hợp được sức mạnh của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta chống lại sự xâm lăng của hai kẻ thù rất mạnh với tinh thần sẵn sàng “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.
Cuộc chiến đấu ác liệt 60 ngày đêm chống quân Pháp ở Thủ đô Hà Nội (19/12/1946 đến 17/02/1947) thể hiện ý chí, quyết tâm kháng chiến với tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” và sự phát triển sinh động, sáng tạo của chiến tranh nhân dân Việt Nam. Cuộc chiến đấu đã kìm chân địch trong thành phố, tạo điều kiện cho đồng bào tản cư và các cơ quan lãnh đạo chuyển ra ngoại thành. Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định cơ quan lãnh đạo của Đảng, Chính phủ chuyển lên Việt Bắc. Ngày 17/02/1947, bộ đội rút khỏi nội thành Hà Nội để tiếp tục kháng chiến lâu dài. Ngày 02/4/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh lên tới Tuyên Quang và trở lại Tân Trào - vùng căn cứ cách mạng từ trước Cách mạng tháng Tám 1945. Tân Trào (Tuyên Quang) và Định Hóa (Thái Ngun) trở thành thủ đơ của cuộc kháng chiến.
Từ thực tiễn của kháng chiến, Đảng ta không ngừng bổ sung và phát triển đường lối kháng chiến. Từ năm 1947 đến năm 1950, Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiều chỉ thị quan trọng chỉ đạo kháng chiến trên tất cả các lĩnh vực quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, chú trọng vừa kháng chiến, vừa kiến quốc. Củng cố và phát triển chế độ dân chủ nhân dân với vai trò lãnh đạo của Đảng, sự tổ chức của chính quyền Nhà nước cách mạng, xây dựng, phát triển quân đội nhân dân, công an nhân dân - những lực lượng trọng yếu của Nhà nước cách mạng do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Tháng 3/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ 6 điều về tư cách người cơng an cách mệnh. Cũng thời gian đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định phong quân hàm Đại tướng cho đồng chí Võ Nguyên Giáp và quân hàm cấp tướng cho 10 đồng chí khác. Xây dựng, phát triển Mặt trận Việt Minh - Liên Việt để tập hợp đồn kết tồn dân tộc. Bộ máy Chính phủ, kháng chiến và chính quyền các cấp được xây dựng, củng cố vững mạnh ở căn cứ địa và vùng tự do. Kiên quyết chống chính quyền bù nhìn Bảo Đại và phá chính quyền địch ở cơ sở trong vùng địch tạm chiếm (phá tề).
Sự nghiệp kháng chiến toàn dân, toàn diện phát triển mạnh mẽ, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định triệu tập Đại hội lần thứ hai của Đảng. Đại hội họp từ ngày 11 đến ngày 19/2/1951 tại xã Kim Bình, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tun Quang, hồn chỉnh đường lối kháng chiến, thông qua Cương lĩnh mới nhằm hồn thành giải phóng dân tộc, phát triển dân chủ nhân dân, tiến tới chủ nghĩa xã hội; xây dựng Đảng cách mạng riêng ở mỗi nước Việt Nam, Lào, Campuchia; đưa Đảng ra hoạt động công khai lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam. Đó là Đại hội có ý nghĩa quyết định đưa kháng chiến đến thắng lợi và tổng kết những vấn đề quan trọng về lý luận và thực tiễn của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và chiến tranh nhân dân Việt Nam, thể hiện rõ chính chính đáng của Đảng Cộng sản cầm quyền.
Đại hội II của Đảng nhấn mạnh yêu cầu xây dựng chính quyền mạnh mẽ, sắc bén. “Một chính quyền cách mạng phải mạnh. Sức mạnh của nó là sức mạnh của nhân dân. Lúc nào nhân dân u mến chính quyền của mình, hy sinh chiến đấu cho chính quyền ấy thì chính quyền ấy mới mạnh. Muốn như thế thì trước tiên chính quyền ấy phải thiết thực bênh vực quyền lợi cho nhân dân về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… Nhờ đó, nhân dân Việt Nam coi chính quyền là ruột thịt của mình. Chúng ta kháng chiến thắng lợi là nhờ đó” [5, tr.229]. Với đường lối và sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, với sức mạnh của chiến tranh nhân dân, quân đội và nhân dân Việt Nam đã thắng lớn trong chiến dịch Hịa Bình (10/12/1951 đến 25/02/1952). Tiếp đó giành thắng lợi trong chiến dịch Tây Bắc (14/10 đến 10/12/1952). Giành thắng lợi trên các chiến trường phối hợp khác. Thắng lợi đó đã làm phá sản kế hoạch chiến tranh Dellatre De Tassigny (1951) của thực dân Pháp với sự can thiệp mạnh mẽ của Mỹ.
Cùng với chiến thắng quân sự, Chính phủ đẩy mạnh thực hiện các chính sách phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục. Quốc hội khóa I Kỳ
họp thứ ba từ ngày 01 đến ngày 04/12/1953 đã thông qua Luật cải cách ruộng đất. Khi quân Pháp tập trung lực lượng cơ động chiến lược ở đồng bằng Bắc Bộ, Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương đẩy mạnh tiến cơng bằng 03 thứ quân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích) trên tất cả các chiến trường Nam Bộ, Khu V, Tây Nguyên, Lào, Campuchia, triệt để phân tán lực lượng của địch. Thực dân Pháp đã buộc phải phân tán quân để giữ các địa bàn chiến lược: Tây Bắc, Thượng Lào, Trung và Hạ Lào, Tây Nguyên và đồng bằng Bắc Bộ. Thực dân Pháp thấy rõ vị trí chiến lược trọng yếu của Tây Bắc Việt Nam với tồn chiến trường Đơng Dương. Ngày 20/11/1953, Pháp cho quân chiếm lĩnh Điện Biên Phủ và xây dựng tại đây một tập đoàn cứ điểm quân sự mạnh nhất. Trong báo cáo trình Bộ Chính trị của Tổng Quân ủy ngày 06/12/1953 đã nêu rõ: “Khi chủ lực ta uy hiếp thật mạnh thì ở Điện Biên Phủ địch có thể tăng cường đến khoảng trên dưới 10 tiểu đoàn, biến thành một tập đoàn cứ điểm lớn” [6, tr.593-594]. Trong kế hoạch tác chiến của Tổng Quân ủy, lực lượng của ta tập trung cho mặt trận Điện Biên Phủ rất lớn. “Chúng ta phải sử dụng 09 trung đoàn bộ binh và toàn bộ, pháo binh, cơng binh, phịng khơng và một bộ phận cao xạ, pháo, tổng số là 35.000 người” [6, tr.594]. Tổng số lực lượng bộ đội có thể lên đến 42.750 cùng với 14.500 dân cơng và số dân công dự trữ khoảng 30.000 người. Lực lượng vật chất hậu cần huy động từ lực lượng tại chỗ ở Tây Bắc đồng thời từ Việt Bắc, Khu IV, chủ yếu là từ Phú Thọ, Thanh Hóa. Thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ, các cấp chính quyền đã tổ chức xây dựng hậu phương vững mạnh, chăm lo đời sống của nhân dân đồng thời động viên sức người, sức của cung cấp cho các mặt trận, nhất là mặt trận Điện Biên Phủ.
Ngày 06/12/1953, Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thơng qua kế hoạch tác chiến của Tổng Quân ủy, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân
Việt Nam và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Tổng Quân ủy được cử làm Tư lệnh, Bí thư Đảng ủy mặt trận Điện Biên Phủ và có tồn quyền quyết định ở mặt trận. Trong thư gửi đồng chí Võ Nguyên Giáp tháng 12/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Chiến dịch này là một chiến dịch rất quan trọng khơng những về qn sự mà cả về chính trị, khơng những đối với trong nước mà cả đối với quốc tế. Vì vậy, tồn dân, toàn quân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được” [3, tr.696]. Quyết định trên đây của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện quyết tâm chiến lược dựa trên sự phân tích sâu sắc, khoa học so sánh lực lượng giữa ta và địch, tình hình phát triển tồn diện của cuộc kháng chiến, bối cảnh trong nước và quốc tế, thể hiện niềm tin vào sức mạnh của chiến tranh nhân dân.
Trong hồn cảnh phức tạp đó, quyết tâm chiến lược giành thắng lợi ở mặt trận Tây Bắc và Điện Biên Phủ càng có tầm quan trọng đặc biệt với toàn chiến trường và mặt trận ngoại giao. Chấp hành chủ trương của Đảng và Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh chắc thắng mới đánh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã thảo luận kỹ lưỡng trong Đảng ủy và Bộ Tư lệnh mặt trận, quyết định thay đổi cách đánh, chuyển từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Để chuẩn bị tốt hơn về mọi mặt và thay đổi cách đánh nên thời điểm khởi đầu chiến dịch đã lùi từ cuối tháng 01 đến ngày 13/3/1954.
Chiến dịch Điện Biên Phủ đã toàn thắng chiều 07/5/1954. Chiến thắng vẻ vang ở Điện Biên Phủ chẳng những làm phá sản Kế hoạch H.Navarre mà còn làm thất bại ý đồ giành thắng lợi bằng quân sự của địch, buộc Pháp phải thương lượng tại Hội nghị Geneve để đi đến chấm dứt chiến tranh. Ngày 08/5/1954, một ngày sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Đồn đại biểu Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hịa do Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu đã tới tham dự đàm phán ở Geneve trong tư thế của một dân tộc
chiến thắng. Diễn ra trong 75 ngày đấu tranh ngoại giao tại một hội nghị quốc tế của các nước lớn, cuối cùng Hội nghị Geneve đã đi đến ký kết hiệp định đình chiến, và các nước ký Tuyên bố cuối cùng công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước: Việt Nam, Lào, Campuchia (21/7/1954). Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1954) mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ là chiến công hiển hách trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Chiến thắng đó gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính. Sự lãnh đạo, chỉ đạo đó đã phát huy cao nhất sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, phát triển sáng tạo khoa học, nghệ thuật chiến tranh cách mạng với sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân trong thời đại Hồ Chí Minh. Đã phát huy cao nhất sức mạnh của chế độ mới với vai trò, chức năng, nhiệm vụ nội trị, ngoại giao của chính quyền Nhà nước dân chủ nhân dân.
Như vậy, sự thật là, dưới sự lãnh đạo tài ba, sáng suốt của Đảng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1946 - 1954, quân và dân ta đã tiến hành cuộc kháng chiến “toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính” và đã giành được thắng lợi vẻ vang, mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ vang dội năm châu, chấn động địa cầu, giải phóng miền Bắc, tạo điều kiện cơ bản để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Đảng lãnh đạo thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp có ý nghĩa khơng chỉ với nước ta mà còn đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh. Đó là một thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời, cũng là một thắng lợi của các lực lượng hịa bình, dân chủ và XHCN trên thế giới” [27, tr.410].