Câu 1: Thực chất của quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng: a. Quan hệ giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của xã hội.
b. Quan hệ giữa kinh tế và chính trị.
c. Quan hệ giữa vật chất và tinh thần.
Câu 2: Cơ sở hạ tầng của xã hội là:
a. Đường xá, cầu tàu, bến cảng, bưu điện.
b. Tổng hợp các quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội.
c. Toàn bộ cơ sở vật chất – kỹ thuật của xã hội. d. Đời sống vật chất.
Câu 3: Cơ sở hạ tầng là khái niệm đề cập đến: a. Lực lượng sản xuất.
b. Sinh hoạt vật chất.
c. Quan hệ sản xuất.
d. Tồn tại xã hội.
Câu 4: Kết cấu hạ tầng là khái niệm đề cập đến:
a. Lực lượng sản xuất.
b. Quan hệ sản xuất. c. Tồn tại xã hội. d. Sinh hoạt vật chất.
Câu 5: Trong các quan hệ sản xuất hợp thành cơ sở hạ tầng thì giữ vai trò quyết định là quan hệ sản xuất:
a. Tàn dư.
b. Thống trị.
c. Mầm mống.
Câu 6: Kiến trúc thượng tầng của xã hội bao gồm: a. Toàn bộ các quan hệ xã hội.
b. Toàn bộ các tư tưởng xã hội và các tổ chức tương ứng.
c. Toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền, và những thiết chế xã hội tươngứng như nhà nước, đảng phái chính trị, được hình thành trên cơ sở hạ tầng nhất định. ứng như nhà nước, đảng phái chính trị, được hình thành trên cơ sở hạ tầng nhất định.
Câu 7: Tính chất đối kháng của kiến trúc thượng tầng là do nguyên nhân:
a. Từ tính đối kháng của cơ sở hạ tầng.
b. Sự đối kháng về quyền lực. c. Khác nhau về quan điểm tư tưởng. d. a, b đều đúng.
Câu 8: Mối quan hệ giữa lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực chính trị của xã hội được khái quát trong quy luật nào?
a. Quy luật và mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.
b. Quy luật đấu tranh giai cấp.
c. Quy luật tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội. d. Cả a, b và c.
câu 9: Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó: a. Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng.
b. Kiến trúc thượng tầng quyết định cơ sở hạ tầng. c. Kiến trúc thượng tầng tác động trở lại cơ sở hạ tầng. d. Cả a và c đúng.