Hoàn thiện chính sách bán hàng

Một phần của tài liệu Kế toán bán hàng tại Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Anh Thảo Khoa (Trang 67 - 71)

- Chuyển phiếu thu cho bộ phận liên quan ghi sổ, sau đó chuyển trả phiếu thu

3.2.1. Hoàn thiện chính sách bán hàng

Công ty cần xây dựng chính sách chiết khấu để thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa tăng doanh thu bán hàng.

-Hình thức chiết khấu thanh toán áp dụng cho đối tượng khách hàng mua hàng

và thanh toán tiền hàng sớm. Trong hợp đồng kinh tế phải có điều khoản về chính sách chiết khấu thanh toán.

Nếu chiết khấu thanh toán trực tiếp trên công nợ của khách hàng vào tài khoản 131 không cần sử dụng phiếu chi, nếu công ty thanh toán tiền chiết khấu bằng tiền mặt bên ngoài thì phải viết phiếu chi. Thuế GTGT tính trên toàn bộ giá trị hàng bán chưa chiết khấu.

Kế toán bán hàng hạch toán như sau, ghi tăng số chiết khấu thanh toán cho khách hàng vào tài khoản chi phí tài chính (TK 635), ghi tăng số tiền thực tế thu được từ khách hàng (TK 111, 112), ghi giảm số tiền phải thu khách hàng (TK 131)

Ví dụ: Theo Phụ lục Số 15, Ngày 23/12/2020, xuất bán hàng hóa cho Công ty

TNHH nội thất Xây dựng và Thương mại Thiên Phúc theo hóa đơn GTGT số 0000485 tổng giá thanh toán là 100.738.000đ. Công ty TNHH nội thất Xây dựng và Thương mại Thiên Phúc chưa thanh toán tiền hàng. Nhưng nếu Công ty TNHH nội thất Xây dựng và Thương mại Thiên Phúc trả trước hạn thanh toán 10 ngày thì sẽ được hưởng chiết khấu thanh toán 8% tổng giá thanh toán.

Kế toán ghi nhận doanh thu: Nợ TK 131: 100.738.000

Có TK 5111: 91.580.000 Có TK 3331: 9.158.000 Phần chiết khấu thanh toán : Nợ TK635: 8.059.040

Có TK131: 8.059.040

-Hình thức chiết khấu thương mại áp dụng cho đối tượng khách hàng mua số

lượng lớn hàng hóa nhằm khuyến khích thúc đẩy khả năng tiêu thụ hàng hóa. Hàng hóa áp dụng chiết khấu thương mại thì trên hóa đơn GTGT phải ghi giá đã chiết khấu, thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.

Trường hợp người mua được hưởng chiết khấu thương mại giá bán phản ánh trên hóa đơn là giá đã giảm giá thì kế toán hạch toán doanh thu như sau: ghi tăng số tiền thực tế đã thu hoặc khoản phải thu khách hàng (TK 111, 112, 131) theo giá đã trừ chiết khấu, ghi số doanh thu bán hàng đã chiết khấu (TK 511), số thuế GTGT đầu ra theo Doanh thu đã chiết khấu.

Trường hợp số chiết khấu thương mại người mua được hưởng lớn hơn số tiền bán hàng được ghi trên hóa đơn lần cuối cùng thì phải lập riêng 1 hóa đơn cho khoản chiết khấu thương mại đó.

Kế toán hạch toán phản ánh số chiết khấu thực tế phát sinh trong kì ghi khoản chiết khấu chi cho khách hàng vào TK 511, giảm số thuế GTGT được khấu trừ (TK 3331), giảm số tiền chiết khấu thương mại vào TK 111, 112, 131

Vào một số dịp đặc biệt như lễ, Tết… công ty nên có các chương trình tri ân khách hàng để thu hút thêm nhiều khách hàng mới, phát triển thương hiệu của doanh nghiệp.

Xây dựng các chính sách về điều kiện hỗ trợ vận chuyển cho khách hàng, thỏa thuận trước về thời gian chi phí.

- Giảm giá hàng bán:

Trong quá trình bán hàng của Công ty khi bên mua nhận thấy hàng không đạt chất lượng như: không theo đúng quy chuẩn, thông số như ở trong báo giá, … thì công ty đồng ý giảm giá. Giá ghi trên hóa đơn là giá đã giảm (không ghi số tiền đã giảm giá trên hóa đơn), công ty không hạch toán khoản giảm giá này lên tài khoản và hạch toán doanh thu theo giá đã giảm như trên hóa đơn.

Thông thường bên mua đến tận kho của công ty để nhận hàng, hoặc đã nắm được thực trạng hàng hóa của công ty, khi đồng ý mua và thỏa thuận xong giá cả, có đầy đủ biên bản bàn nghiệm thu và bàn giao hàng hoán thì kế toán mới xuất hóa đơn GTGT. Như vậy sẽ ít xảy ra trường hợp hàng hóa đã xuất hóa đơn, nhưng không đúng phẩm chất chất lượng nên phải giảm giá.

Khoản giảm trừ cho người mua do kém phẩm chất, sai quy cách, không đúng hợp đồng đã ký kết sẽ được giảm giá tùy vào mức độ và do hai bên thỏa thuận

+) Giảm giá ngay khi bán: Kế toán phản ánh doanh thu theo giá đã giảm giá và không phản ánh riêng số giảm giá: Ghi nợ TK111, 112, 131( tổng số tiền thanh toán), ghi có TK511- Doanh thu thuần(Số đã giảm), có TK331 tiền thuế GTGT đầu ra

+) Giảm giá sau khi bán hàng: Kế toán ghi nhận riêng khoản chiết khấu giảm giá để định kỳ điều chỉnh doanh thu gộp: Ghi nợ TK5111( số tiền được giảm chưa có thuế), ghi nợ TK333( Thuế GTGT đầu ra), ghi có TK131(Tổng số tiền giảm giá)

Ví dụ: Theo phụ lục Số 08, ngày 24/12/2020 xuất bán hàng hóa cho Công ty

Cổ phần Vạn Khánh hóa đơn GTGT số 486 với tổng giá thanh toán là 11.495.000 đồng, thuế GTGT 10%. Giả sử khi đã mua hàng về Công ty Vạn Cát Khánh phát hiện thấy hàng không đúng phẩm chất như trên hợp đồng và yêu cầu giảm giá là 20% thì mới chấp nhận.

Lúc này kế toán ghi nhận riêng khoản chiết khấu giảm giá để định kỳ điều chỉnh doanh thu gộp:

Nợ TK 511: 2.090.000 Nợ TK 3331: 209.000 Có TK 1111: 2.299.000

- Hàng bán bị trả lại:

Công ty chấp nhận nhận lại hàng đã bán mà bị lỗi do nhà sản xuất, do vi phạm hợp đồng, hàng kém chất lượng. Khi phát sinh hàng bán bị trả lại, bên mua hàng sẽ xuất hóa đơn trả lại hàng, dựa vào hóa đơn nhận được, kế toán tiến hành hạch toán, đồng thời khi hàng bán bị trả lại về nhập kho, kế toán căn cứ vào lượng hàng bị trả lại và đơn giá hàng bị trả lại tương ứng để lập phiếu nhập kho, ghi số lượng chuyển cho kế toán kho. Kế toán kho sẽ nhập hàng, lập thẻ kho cho hàng hóa nhập về.

Định khoản: Nợ TK 156: Có TK 632: Giá vốn hàng bán Nợ TK 511: Nợ TK 3331: Có TK 111, 112, 131, … 3.2.2. Giải pháp về Sổ kế toán sử dụng

Kế toán nên mở các sổ chi tiết theo từng mặt hàng hoặc nhóm hàng để theo dõi giá vốn một cách chi tiết giá vốn của từng nhóm mặt hàng, từ đó biết được nhóm mặt hàng nào đem lại doanh thu bán hàng cao hay thấp tương ứng với số vốn bỏ ra để tạo ra khoản doanh thu đó từ đó thấy được lợi nhuận thu được từ nhóm mặt hàng đó.

Công ty kinh doanh chủ yếu các loại sơn trong xây dựng, nên kế toán có thể mở 2 tài khoản doanh thu chi tiết cho từng loại mặt hàng để tiện theo dõi:

- Tài khoản 51111 “Doanh thu các mặt hàng sơn lót’’ - Tài khoản 51112 “Doanh thu các mặt hàng sơn nội thất”

Công ty nên mở thêm TK 1562 để hạch toán chi phí mua hàng, sau đó cuối kỳ phân bổ cho hàng bán ra trong kỳ, như vậy đảm bảo tính chính xác cao hơn cho giá trị nhập và xuất kho.

Ví dụ về mẫu sổ chi tiết Tài khoản 51111

SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN51111Tháng 12 năm 2020

Một phần của tài liệu Kế toán bán hàng tại Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Anh Thảo Khoa (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w