3.1.Kết luận:
Trong dạy học Địa lí ở trường phổ thông nói chung và Địa lí 11 nói riêng, việc tổ chức trò chơi học tập là điều cần thiết và phù hợp với tâm lí học tập của HS. Nếu tổ chức trò chơi học tập có mục đích, nội dung cụ thể, phục vụ cho nhận thức kiến thức bộ môn, được chuẩn bị và tổ chức chu đáo sẽ tạo được không khí hào hứng, thích thú học tập, giúp khả năng lĩnh hội kiến thức, ghi nhớ bài học của HS tốt hơn. HS cũng có nhiều khả năng mở rộng và nâng cao kiến thức, rèn luyện được các kĩ năng địa lí. Nội dung kiến thức trong chương trình Địa lí 12 địa lí Việt Nam và nhất là địa lí tự nhiên. Đây là những nội dung kiến thức lớn và phù hợp với việc tổ chức các trò chơi học tập, GV có thể chủ động lựa chọn những trò chơi phù hợp với từng nội dung của bài học để khai thác, mở rộng, nâng cao kiến thức với các mức độ chơi khác nhau, từ dễ đến khó; cùng ôn tập và củng cố kiến thức đã học, làm giảm sự đơn điệu, khô khan của bài học, tránh được lối “học chay, học vẹt” của HS. Hiện nay, với việc trang bị cơ sở vật chất đầy đủ từ phía nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các trò chơi học tập và đem lại hiệu quả cao trong đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực HS.
3.2.Kiến nghị:
Để nâng cao chất lượng dạy và học thì đổi mới phương pháp, hình thức dạy học là con đường tất yếu. Hình thức tổ chức các trò chơi kết hợp lồng ghép các phương pháp dạy học tích cực vào từng nội dung, từng hoạt động của bài giảng sẽ giúp giờ học trở lên sinh động, hấp dẫn, tạo tâm thế thoải mái, giảm đi những áp lực, căng thẳng vốn có đối với người học, các em sẽ thấy yêu thích và hứng thú với môn học hơn. Để tạo hiệu quả hơn nữa cần:
+ Đối với học sinh: tự giác ôn tập, chuẩn bị bài, tìm hiểu kiến thức mới, hình thành năng lực tự giác, chủ động tham gia vào các hoạt động nhóm để lĩnh hội kiến thức.
+ Đối với tổ, nhóm chuyên môn: tổ chức các buổi hội giảng, dạy mẫu để các thành viên trong tổ học hỏi, thảo luận rút kinh nghiệm.
+ Đối với nhà trường: tiếp tục đẩy mạnh việc đổi mới trong phương pháp giảng dạy, tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho giáo viên trong việc dạy học, kiểm tra đánh giá theo hướng đổi mới. Hoàn thiện cơ sở vật chất như máy chiếu, bản đồ treo tường, không gian lớp học....để việc tổ chức các hoạt động dạy và học hiệu quả nhất.
+ Đối với sở giáo dục và đào tạo: tổ chức các buổi tập huấn đổi mới phương pháp, hình thức dạy học để giúp cho giáo viên có cơ hội học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao kết quả dạy học.
Xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2022.
SKKN này do tôi làm, không coppy dưới bất kì hình thức nào nếu sai tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm
Tác giả
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đổi mới PPDH địa lý ở trung học phổ thông - Nguyễn Đức Vũ - Phạm Thị Sen - NXB Giáo dục.
2. Sách giáo khoa, sách giáo viên Địa lí 12 cơ bản và nâng cao-NXB Giáo dục 3. Địa lí tự nhiên Việt Nam- Vũ Tự Lập- NXB Đại học sư phạm
4.Thiết kế bài giảng Địa lí 12-Vũ Quốc Lịch- NXB Hà Nội
5.Tài liệu tập huấn “Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Địa lí cấp trung học phổ thông”- Bộ Giáo dục và đào tạo.
6. Công cụ tìm kiếm google