- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và
4. Kết quả thực hiện các giải pháp
Sáng kiến được áp dụng lần đầu năm học 2021-2022. Khi mới áp dụng Giáo viên HS đều bỡ ngỡ với việc dạy trực tuyến tuy nhiên khi đã quen thì lại vô cùng hiệu quả. Về phía giáo viên: có nhận thức rõ nét hơn về định hướng dạy học theo CTGDPT mới về kiểm tra đánh giá trong chương trình GDPT 2018; chủ động tiếp cận, áp dụng những thay đổi tích cực vào chương trình hiện hành. Các tiết dạy trở nên sinh động, hấp dẫn hơn, đặc biệt giáo viên đã chuyển giao nhiệm vụ để học sinh trở thành người tham gia chính vào hoạt động học, giáo viên chỉ giữ vai trò kết nối và định hướng. Không những thế, với khả năng sáng tạo không ngừng cùng những sản phẩm học sinh tạo ra, giáo viên càng có cơ hội
để phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của mình, đáp ứng được yêu cầu đổi mới. Giờ học online không nhàm chán mà ngược lại rất vui vẻ thú vị
Thời gian đầu các em phải chuẩn bị bài nhiều cũng áp lực. Nhưng khi lên Vào lớp online các em được thể hiện bản thân, được thi đua với các bạn khác và nhóm khác, không quá nhàm chán vì việc nghe giảng lại được chơi trò chơi và dễ dàng theo dõi kết quả quá trình làm bài tập của học sinh thông qua phần thống kê trên Azota, được trình bày sản phẩm của mình đa dạng trên padlet, được lấy điểm một cách linh hoạt lại được động viên khen thưởng kịp thời nên các em vô cùng hứng thú.
Thái độ của học sinh lớp 12A5,12A6, 12A7 khi tham gia học tập môn Địa lí kì I năm 2021-2022 Thái độ Số lượng HS Tỉ lệ (%) Rất thích, rất hào hứng 98 83,0 Bình thường 15 12,7 Không hứng thú 5 4,3 Tổng 118 100,0
Qua kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết học sinh đều thích và hào hứng với tiết học Địa lí: có tới 83% học sinh được hỏi đều tỏ ra thích và hào hứng tỉ lệ này đã tăng lên 40,9% so với trước khi áp dụng đề tài và chỉ có 12,7% học sinh thấy bình thường khi tham gia giảm 30,4% với trước khi áp dụng và có 4,3% học sinh nào tỏ ra không hứng thú, không quan tâm. Như vậy, việc linh hoạt các hình thức hướng dẫn học tập trực tuyến, linh hoạt cách kiểm tra đánh giá thường xuyên trong các giờ học Địa lí đã tạo được tác động tích cực đối với học sinh.
Kết quả được thể hiện trong bảng dưới đây:
Tác động của việc áp dụng một số giải pháp dạy học trực tuyến môn Địa lí cho học sinh lớp 12A5,6,7. Trường PT Nguyễn Mộng Tuân năm học 2021-2022.
Tác động Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý Tổng số học sinh khảo sát 118 em. Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Thích học tập bộ
Hiểu bài hơn 93 78,8 21 17,8 4 3,4 0 0
Hào hứng tham gia
học tập 97 82,2 21 17,8 0 0 0 0
Nhớ bài lâu hơn 101 85,6 13 11,1 4 3,3 0 0
Tăng cường hợp
tác 102 86,4 14 11,8 2 1,8 0 0
Qua bảng trên, có thể nhận thấy, các giải pháp của sáng kiến có tác động rất tích cực đến các em học sinh:
Có tới 83,9 % học sinh đều bày tỏ ý kiến đồng ý thích học tập bộ môn hơn. Trong khi đó, có 16,1% học sinh đồng ý và có tới 78,8% học sinh hoàn toàn đồng ý với việc hiểu bài hơn khi được áp dụng đề tài, chỉ có 3,4% ý kiến lựa chọn là không đồng ý. Có nhiều học sinh chia sẻ, mỗi lần có bài ôn tập chuẩn bị kiểm tra, ngoài việc luyện tập trên lớp, buổi tối về nhà các em còn tranh thủ luyện tập thêm, trên phần mềm Azota có những học sinh làm đi làm lại nhiềulần, đến thuộc cả phần luyện tập. Bởi không chỉ được luyện tập kiến thức ôn lại bài cũ, học sinh trả lời đúng càng nhanh, điểm số xếp hạng trên bảng thứ tự càng cao, càng kích thích các em “đua tranh” lên hạng cao nhất. Khi tham gia học tập trên Azota, các em trực tiếp được “thi đấu” cùng các bạn của mình nên càng có động lực để cố gắng vượt lên. Đây chính là một trong những yếu tố khiến cho các em hào hứng tham gia các bài tập trên Azota và càng làm nhiều lần thì càng nhớ bài lâu hơn. Điều đó giúp các em cải thiện được kết quả học tập sau mỗi lần kiểm tra, đánh giá.
Từ những thay đổi đó dẫn đến những biến chuyển về chất lượng. Khi áp dụng sáng kiến, chất lượng giảng dạy bộ môn Địa lí học kì I của khối 12 cũng tăng lên rõ rệt so với năm học 2020-2021, cụ thể như sau:
Giỏi Khá Trung bình Yếu
0.00%10.00% 10.00% 20.00% 30.00% 4 0.00% 50.00% 60.00%
Năm 2020 - 2021 Học kì I năm 2021-2022 Như vậy, qua biểu đồ trên ta thấy, tỷ lệ học sinh đạt học lực giỏi tăng lên 5,1%, Học sinh Khá tăng 10,0%, số học sinh TB, yếu giảm 15,1% chứng tỏ chất lượng học tập môn Địa lý đã được nâng lên rõ rệt.
Trong kết quả thi thử THPT Quốc gia lần 1 khi học sinh bắt đầu được làm quen với phần mềm Azota sử dụng với tần suất thấp và lần 2 trước và sau khi phần mềm Azota được sử dụng thường xuyên với tần suất nhiều hơn trong các hoạt động luyện tập, ôn tập cho học sinh cho thấy, kết quả học tập đã có sự tiến bộ, cụ thể là:
Kết quả thi thử THPT Quốc gia môn Địa lí năm học lần 1 và lần 2 năm 2021 -2022.
Lớp 12A5 12A6 12A7
Kết quả thi thử lần 1 6,9 6,4 6,0
Kết quả thi thử lần 2 7,4 7,1 7,0
Điểm thay đổi 0,5 0,7 1,0
PHẦN III. KẾT LUẬN1. Kết luận 1. Kết luận
Sáng kiến đã đưa ra các giải pháp dạy học trực tuyến phù hợp cho các phần hình thành kiến thức mới, phần luyện tập thực hành, phần vận dụng lí thuyết vào thực tiễn mà ko bị nhàm chán đặc biệt là ứng dụng các phần mềm vào để giao và nhận sản phẩm học tập của học sinh có thể kiểm tra sự tích cực và hiệu qủa học tập của học sinh trong tại tiết học.
Xét về hiệu quả của đề tài, tôi thấy rằng đề tài sáng kiến có khả năng áp dụng trong phạm vi toàn trường (đối với toàn bộ khối lớp 10,11 và môn Địa lí cấp THCS) và không chỉ bộ môn Địa lí mà còn cả các môn học khác trong nhà trường. Ngoài ra sáng kiến có khả năng nhân rộng ra phạm vi toàn tỉnh, là tài
liệu tham khảo để phát triển năng lực tự chủ và tự học cho các đơn vị trường bạn.