Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Một phần của tài liệu (SKKN 2022) giúp học sinh nâng cao kĩ năng đọc hiểu trong kỳ thi đánh giá năng lực, tốt nghiệp THPT và học sinh giỏi (Trang 25 - 27)

“…Với người già, bất kể ai, cái thời đã qua luôn luôn là thời vàng son. Mỗi thế hệ đều có thời vàng son của họ. Hà Nội thì không thế. Thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho mỗi lứa tuổi. Cô nói với tôi thế, đã biết nói thế đâu phải đã già. Mấy ngày sau, cô kể tiếp, thành phố cho máy cẩu tới đặt bên kia bờ quàng dây tời vào thân cây si rồi kéo dần lên, mỗi ngày một tí. Sau một tháng, cây lại sống, lại trổ ra lá non, vẫn là cây si của nhiều thế hệ Hà Nội, nghĩ cứ lạ, tưởng là chết đứt bổ ra làm củi, mà lại sống. Cô nói thêm: “Thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của tạo vật không thể lường trước được”. Cô muốn mở rộng sự tính toán vốn dĩ đã rất khôn ngoan của mình lên thêm một tầng nữa chăng, cái tầng vô hình, không thể biết, nhưng phải biết trên đời này còn có nhiều lí sự không thể biết để khỏi bị bó vào những cái có thể biết. Bà già vẫn giỏi quá, bà hiêm tốn và rộng lượng quá. Một người như cô phải chết đi thật tiếc, lại một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi chìm sâu vào lớp đất cổ. Những bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng…”

(Nguyễn Khải, SGK Ngữ văn 12, tập 2, Nxb GD 2008) Câu 1: Nhân vật “Tôi” trong đoạn trích là ai?

A. Tác giả Nguyễn Khải

B. Đám đông những người Hà Nội C. Cô Hiền

D. Nhân vật người kể chuyện xưng “tôi”

Câu 2: Dòng nào dưới đây nêu được sự thành công của tác giả trong việc xây

dựng nhân vật bà Hiền?

A. Thể hiện được những tình cảm cao đẹp của người Hà Nội

B. Thể hiện được những truyền thống tốt đẹp trong cách đối nhân xử thế của người Hà Nội.

C. Thể hiện được rõ và sinh động cá tính của người Hà Nội.

D. Thể hiện được cảm nhận sâu sắc vẻ đẹp và chiều sâu văn hóa của người Hà Nội.

Câu 3: Câu nói của nhân vật Hiền: “Thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của tạo vật không thể lường trước được…” có ý nghĩa gì?

Câu 4: Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lời bình luận của người kể

chuyện: “Một người như cô phải chết đi thật tiếc, lại một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi chìm sâu vào lớp đất cổ. Những bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng…”

GỢI Ý LÀM BÀI Câu 1: Phương án D

Câu 2: Phương án D

Câu 3: HS nêu được ý nghĩa khái quát của câu nói: đó là những suy nghĩ về lẽ đời, về quy luật của sự sống....

Câu 4: Tạo lập được đoạn văn, đảm bảo logic về ý. Diễn đạt sáng rõ, đúng chính tả

Thể hiện được cảm nhận sâu sắc của cá nhân về lời bình luận của người kể chuyện: đó là một biểu tượng “đắt” thể hiện được niềm trân trọng, lòng yêu quý thiết tha của tác giả đối với một “người Hà Nội” cũng như mọi người Hà Nội; gợi sự suy ngẫm về sức sống của truyền thống “người Hà Nội” trong cộng đồng người Việt Nam…

3. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

2/10/1971

Nhiều lúc mình cũng không ngờ rằng đã đến đây. Không ngờ rằng trên mũ là một ngôi sao. Trên cổ áo là quân hàm đỏ. Cuộc đời bộ đội đến với mình tự nhiên quá, bình thản quá và cũng đọt ngột quá(…). Hai mươi tám ngày trong quân ngũ mình hiểu được nhiều điều có ích. Sống được nhiều ngày có ý nghĩa. Dọc đường hành quân, có dịp xem lại lòng mình, soát lại lòng mình… Mình đã khóc, nước mắt giàn giụa, khi các bạn tiễn mình đi, khi buổi lễ kết thúc, khi bài quốc ca rung bầu không khí trong lành trên trường Tổng hợp. Bản nhạc nào đây, bao lần mình đã nghe, đã cúi đầu suy nghĩ. Nhưng hôm nay mới hiểu, thực cảm một điều giản dị: Bài Quốc ca của ta, của ta !... Khóc, không phải vi hèn yếu, không phải vì buồn bã, mà vì xúc động. Vì buổi chia tay này thiêng liêng quá. Những người bạn thân yêu nhất của mình không thể tiễn mình đc. Và bàn tay ấy, giọng nói ấy…Lên xe rồi, xe nổ máy. Xe Việt Nam sản xuất, tiếng động cơ như tiếng tim mình vậy.

(Trích Mãi mãi tuổi hai mươi, Nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, NXB Thanh niên, 2005) Câu 1: Nội dung cơ bản của trích trên là gì? Hãy đặt một cái tên cho đoạn văn bản.

Câu 2: Nêu các câu cảm thán trong đoạn nhật kí trên. Phân tích cảm xúc của người viết ở câu: “Nhưng hôm nay mới thực hiểu, thực cảm của một điều giản dị: bài Quốc ca của ta, của ta!”

Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về nỗi lòng của tác giả cuốn nhật kí qua thủ pháp so sánh “Xe Việt Nam sản xuất, tiếng động cơ như tiếng tim mình vậy”? Câu 4: Hãy viết một đoạn văn trình bày cảm nghĩ của mình về chủ nhân đoạn nhật kí trên.

GỢI Ý LÀM BÀI

Câu 1: Văn bản thuộc thể nhật kí. Nguyễn Văn Thạc đã bộc bạch chân thành cảm nghĩ của mình trong những ngày đầu tạm biệt giảng đường Đại học vào quân ngũ. Dựa vào nội dung cơ bản đó mà đặt một cái tên cơ bản cho đoạn trích

Câu 2: Các câu cảm thán trong đoạn trích:

“ Cuộc đời bộ đội đến với mình tự nhiên quá”, “Nhưng hôm nay mới thực hiểu, thực cảm của một điều giản dị: Bài Quốc ca của ta, của ta!”

Cảm xúc của người viết ở câu thứ hai:

Ở bước ngoặt lớn lao của cuộc đời, con người ta thường hay sinh nhưng ý nghĩ, những cảm xúc trước đó mình chưa thể có hoặc có chưa rõ, thường thấm thía vẻ thiêng liêng trong những điều giản dị, quen thuộc.

- Ở thời điểm này, người lính trẻ cảm nhận sâu sắc hồn thiêng của đất nước trong bài Quốc ca mình đã nghe, đã hát rất nhiều lần. Truyền thống và nghĩa vụ thật trang trọng và gần gũi, thiết tha như máu thịt.

- Hai lần khẳng định “của ta” càng chứng tỏ niền tự hào và lòng xúc động sâu sắc. “Ta” đây là đất nước, dân tộc nhưng cũng là cá nhân mình.

Câu 3: “Xe Việt Nam sản xuất, tiếng động cơ như tiếng tim mình vậy”. Câu văn này thể hiện niền tự hào dân tộc. So sánh này cho thấy một tâm trạng rạo rực, hồi hộp, một tâm hồn náo nức ở thời điểm đặc biệt của cuộc đời.

Câu 4: Bằng rung động, sự đồng cảm của mình mà viết đoạn văn về chủ nhân đoạn nhật kí. Nên chú ý đến chi tiết “ nước mắt giàn giụa” ở buổi chia tay thiêng liêng, ý nghĩa “của khóc vì xúc động” được người viết bộc lộ chân thành. Cảm nghĩ của mỗi người có thể không hoàn toàn giống nhau nhưng tinh thần cơ bản của ý này là: Một người thanh niên trí thức của thời đại cả nước ra trận đánh đế quốc Mĩ; Một người lính trẻ có tâm hồn đa cảm mà trong sáng, giàu tình yêu nước, tự hào vs vị trí, trách nhiệm vẻ vang của mình.

Một phần của tài liệu (SKKN 2022) giúp học sinh nâng cao kĩ năng đọc hiểu trong kỳ thi đánh giá năng lực, tốt nghiệp THPT và học sinh giỏi (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w