1. CẤU HÌNH RASPBERRYPI 3M ODEL B
3.4. ARDUINO UNO R3
Arduino board có rất nhiều phiên bản với hiệu năng và mục đích sử dụng khác nhau như: Arduino Mega, Aruino LilyPad... Trong số đó, Arduino Uno R3 là một trong những phiên bản được sử dụng rộng rãi nhất bởi chi phí và tính linh động của nó.
Do Arduino có tính mở về phần cứng, chính vì vậy bản thân Arduino Uno R3 cũng có những biến thể của để phù hợp cho nhiều đối tượng khác nhau. Đầu tiên ta có phiên bảnArduino Uno R3 tiêu chuẩn:
Dựa vào thiết kế này, để giảm giá thành sản xuất nên một số thành phần của board này được thay đổi lại với chức năng tương đương. Ví dụ như thay vi điều khiển mặc định của Arduino là ATmega328P với kiểu chân là DIP thành ATmega328 có kiểu chân SMD. Phiên bản này có tên gọi Arduino Uno SMD R3.
Với các thiết bị cần có kích thước nhỏ gọn, Arduino Nano ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu đó. Arduino Nano vẫn giữ nguyên sức mạnh của Arduino Uno với vi điều khiển ATmega328 - SMD nhưng toàn bộ board mạch được thu gọn lại và có khả năng cắm trực tiếp vào breadboard.
Hình 3.19.: Arduino Nano
Vì vậy, để có thể tận dụng tối đa sức mạnh của Arduino board, ta cần phải biết rõ được thông số kỹ thuật của từng loại, nắm được các khác biệt giữa các phiên bản từ đó có giải pháp xử lý phù hợp.
Trong bài viết này, ta sẽ đi sâu vào thông số kỹ thuật của Arduino Uno R3 (các biến thể gần như có thông số tương đương), ý nghĩa các thông số và một số lưu ý khi làm việc với Arduino Uno R3.