Bố cục của khóa luận

Một phần của tài liệu Đặc điểm của báo chí dữ liệu trong chuyên mục infographics trên báo mạng điện tử vietnamplus (ttxvn) (Trang 25 - 29)

Ngoài phần mục lục, lời cảm ơn, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, khóa luận đƣợc kết cấu thành ba chƣơng:

Chương 1: Cơ sở lý luận về báo chí dữ liệu và báo mạng điện tử

Chương 2: Khảo sát đặc điểm của báo chí dữ liệu trong chuyên mục Infographic trên báo mạng điện tử Vietnamplus (TTXVN) (Khảo sát trong 3 tháng từ tháng 10/2017- tháng 12/2017)

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng báo chí dữ liệu trong chuyên mục Infographic trên báo mạng điện tử Vietnamplus (TTXVN)

17

Chƣơng 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÁO CHÍ DỮ LIỆU TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ

1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài

1.1.1. Đặc điểm

Theo “Từ điển Việt- Việt”, đặc điểm đƣợc hiểu là những nét riêng biệt, điểm nổi bật, của ngoại hình, của tâm lý, tính cách, của hiện tƣợng hay sự kiện. Có hàm ý so sánh hay khơng. Khơng biệt hóa, nhiều thực tại khác nhau vẫn có thể có chung đặc điểm.

Ví dụ: Lơ đãng là đặc điểm của tâm hồn thi sĩ; đặc điểm của dòng máy Sony là âm thanh trung thực hay đặc điểm của báo mạng điện tử là tính đa phƣơng tiện, tính tức thời và phi định kì…

Theo “Từ điển Tiếng Việt”, NXB Đà Nẵng (2006), đặc điểm có nghĩa

là nét riêng biệt. Ví dụ: Những đặc điểm khí hậu của một vùng. Đặc điểm tâm lí của trẻ em.

1.1.2. Dữ liệu

Theo “Từ điển Việt- Việt”, dữ liệu có nghĩa là số liệu, tƣ liệu đƣợc dựa vào để giải quyết một vấn đề. Những thông tin nhƣ văn bản, số liệu, âm thanh, hình ảnh… đƣợc biểu diễn trong máy tính dƣới dạng quy ƣớc, nhằm tạo sự dễ dàng cho việc lƣu trữ, xử lý.

Ví dụ: dữ liệu điều tra dân số

Theo “Từ điển Tiếng Việt”, NXB Đà Nẵng (2006), dữ liệu đƣợc hiểu là số liệu, tƣ liệu đã có, đƣợc dựa vào để giải quyết một vấn đề hay đó là sự biểu diễn của một thơng tin trong máy tính dƣới dạng quy ƣớc, nhằm làm dễ dàng việc xử lí.

Theo điều 4 Luật Giao dịch điện tử ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005, dữ liệu là thông tin dƣới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tƣơng tự.

18

Theo nghĩa rộng, dữ liệu thơ là các số, ký tự, hình ảnh hay các kết quả khác của các thiết bị chuyển đổi các lƣợng vật lý thành các ký hiệu. Các dữ liệu thuộc loại này thƣờng đƣợc xử lý tiếp bởi ngƣời hoặc đƣa vào máy tính. Trong máy tính, dữ liệu đƣợc lƣu trữ và xử lý tại đó hoặc đƣợc chuyển (output) cho một ngƣời hoặc một máy tính khác. Dữ liệu thơ là một thuật ngữ tƣơng đối, việc xử lý dữ liệu thƣờng đƣợc thực hiện theo từng bƣớc và “dữ liệu đã đƣợc xử lý” tại bƣớc này có thể đƣợc coi là “dữ liệu thô” cho bƣớc tiếp theo.

Các thiết bị tính tốn đƣợc phân loại theo phƣơng tiện mà chúng sử dụng để biểu diễn dữ liệu. Một máy tính tƣơng tự (analog computer) biểu diễn dữ liệu bằng hiệu điện thế, khoảng cách, vị trí hoặc các định lƣợng vật lý khác. Một máy tính số (digital computer) biểu diễn dữ liệu bằng chuỗi các ký hiệu rút ra từ một bảng chữ cái cố định. Các máy tính số phổ biến nhất sử dụng bảng chữ cái nhị phân, nghĩa là, một bảng chữ cái gồm hai chữ cái, thƣờng đƣợc ký hiệu là “0” và “1”. Các biểu diễn quen thuộc hơn, chẳng hạn các số và chữ sẽ đƣợc xây dựng từ bảng chữ cái nhị phân.

Có một số dạng dữ liệu đặc biệt. Một chƣơng trình máy tính là một tập hợp dữ liệu đƣợc hiểu là các lệnh. Hầu hết các ngơn ngữ máy tính phân biệt giữa các chƣơng trình và các dữ liệu khác mà chƣơng trình đó làm việc với. Nhƣng trong một số ngôn ngữ, chẳng hạn LISP và các ngôn ngữ tƣơng tự, các chƣơng trình về bản chất là khơng thể phân biệt với các dữ liệu khác1

.

1.1.3. Báo chí dữ liệu

Trong quá trình phát triển của lịch sử lý luận, cho đến nay đã có nhiều khái niệm về báo chí dữ liệu. Tuy nhiên trong khuôn khổ khóa luận này, chúng tơi chỉ dẫn ra những khái niệm đƣợc nhiều ngƣời sử dụng và mang nội hàm chính xác hơn cả.

Trong tiếng Anh, báo chí dữ liệu đƣợc gọi là “Data journalism”

19

Trong bài viết Báo chí dữ liệu/Data journalism của Nguyễn Cao Cƣờng, nhà báo, giảng viên chuyên ngành truyền hình tại trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội có đề cập đến khái niệm “Báo chí dữ liệu”. Theo đó, báo chí dữ liệu thực chất là việc sử dụng con số để kể lại câu chuyện tốt nhất có thể. Nó khơng phải là tốn học, hoặc biểu đồ hoặc thậm chí mã. Bạn khơng chỉ suy nghĩ nhiều về từ ngữ. Thay vào đó, đây là cách tốt nhất có thể để kể câu chuyện. Các kỹ thuật của báo chí dữ liệu thay đổi, nó đƣợc đƣa ra bởi các cơng cụ phong phú và ngày càng dễ tiếp cận hơn.2

Tại hội thảo về “Báo chí dữ liệu và sự phát triển của kỹ thuật trực quan

hóa số liệu” diễn ra tại trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vào tháng 10/2017, nhà báo John Duchneskie (Biên tập viên đồ họa của tờ The Philadelphia Inquier, Mỹ) có chia sẻ: Báo chí dữ liệu thực chất là việc sử dụng con số để kể lại câu chuyện một cách tốt nhất có thể. Báo chí hiện nay có “q nhiều chữ” và việc đơn giản những con chữ, con số bằng hình ảnh phong phú, những thơng tin chính và đồ thị đƣợc gọi là trực quan hóa số liệu. Các kỹ thuật của báo chí đang thay đổi bởi cơng cụ cơng nghệ phong phú và dễ dàng tiếp cận hơn.

Cuốn sách “Một số xu hướng mới của báo chí truyền thơng hiện đại”

(2016), NXB Thơng tin và Truyền thơng các tác giả có viết: Báo chí dữ liệu, khác với báo chí chúng ta vẫn nhắc tới, coi trọng dữ liệu thô hơn là tin tức. Thuật ngữ “dữ liệu” khiến nhiều ngƣời nghĩ tới các con số. Trong thời đại kỹ thuật số, mọi thứ đều có thể đƣợc mơ tả bởi những con số [tr.57].

Trong bài viết về loại hình báo chí này, nhà báo Lê Quốc Minh, Tổng biên tập báo điện tử Vietnamplus (TTXVN) có đề cập: 3Một bài viết trên trang The Next Web ví von báo chí dữ liệu là cuộc hôn phối giữa khả năng “ngửi tin” của một phóng viên và tình u đối với việc phân tích dữ liệu của một nhà thống kê. Bằng cách phân tích các bộ dữ liệu khổng lồ, các “nhà báo

2 https://nguyencuong.org/bao-chi-du-lieudata-journalism/#_ftnref1

20

dữ liệu” sử dụng dữ liệu để phơi bày sự thực và kể câu chuyện của họ. Điều đó có nghĩa là các nhà báo phải lục lọi hàng đống dữ liệu và nhờ đến các công cụ digital, để tìm ra những điểm bất thƣờng thú vị biến nó thành tác phẩm báo chí.

Nói đến báo chí dữ liệu cũng là nói đến khái niệm “hình ảnh hóa” (visualization) - thực chất là ám chỉ tới các biểu đồ. Dữ liệu và khả năng hình ảnh hóa kết hợp với việc phân tích báo chí và lối viết bài hấp dẫn sẽ tạo ra sức mạnh lớn hơn nhiều so với các bài báo thơng thƣờng. Báo chí dữ liệu tranh thủ sức mạnh của máy tính, các hình thức thể hiện dữ liệu digital cùng những cơng nghệ khác để trình bày dữ liệu theo cách thức lôi cuốn, hữu hiệu và nhanh chóng hơn cách đƣa tin truyền thống.

Một ví dụ rõ ràng nhất của báo chí dữ liệu là vụ Panama Papers, với 11,5 triệu bản tài liệu và 2,6 TB dữ liệu. Các phóng viên đã phải sử dụng phần mềm đặc biệt để phân tích hồ sơ nhằm hỗ trợ cho các bài phóng sự điều tra của họ. Ngồi ra, có thể kể đến những dự án nổi bật khác nhƣ bài viết của

Telegraph về chi tiêu của các nghị sỹ Quốc hội Anh, bài mô tả hiệu quả của

vaccine bằng những hình ảnh trực quan trên Wall Street Journal, hay dự án

“Build a New St. Louis” của tờ nhật báo khu vực St. Louis Post- Dispatch thách thức bạn đọc tái thiết khu vực này trong khi vẫn tiết kiệm ngân sách.

Một phần của tài liệu Đặc điểm của báo chí dữ liệu trong chuyên mục infographics trên báo mạng điện tử vietnamplus (ttxvn) (Trang 25 - 29)