2.2.1. Quan điểm Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục góp phần đấu tranh chống lại những ảnh hưởng tiêu cực của giáo dục phong kiến, thực dân
Thứ nhất: Quan điểm Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục góp phần đấu tranh chống lại những ảnh hưởng tiêu cực của giáo dục phong kiến.
Hồ Chí Minh coi nền giáo dục phong kiến là nền giáo dục kinh viện, tầm chương xa rời thực tế, không quan tâm đến thực nghiệm, coi sách của thánh hiền là đỉnh cao của tri thức. Nền giáo dục phong kiến Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo. Trong tư tưởng của Khổng Tử, ông đã đề cập đến nhiều tư tưởng giáo dục tiến bộ. Tuy nhiên, nền giáo dục phong kiến vẫn tồn tại những hạn chế nhất định như: nền giáo dục phong kiến đã tạo lập một cách học thuộc lòng chứ không theo cách học sáng tạo; chế độ học hành khoa cử phong kiến là coi mục đích của việc học cốt để đi thi, chứ không phải là học do nhu cầu muốn được trang bị tri thức; việc học trong thời phong kiến là học để biết chứ không phải học để làm. Bên cạnh đó, đối tượng mà nền giáo dục phong kiến hướng đến là kẻ sĩ, đào tạo quan lại phục vụ cho chế độ phong kiến, phục vụ cho lợi ích của giai cấp phong kiến. Cùng với quan điểm của Nho giáo là “trung với vua, hiếu với cha mẹ” mà vì vậy, kẻ sĩ, quan lại
dưới chế độ phong kiến phải trung thành với vua, coi vua là nhất. Với quan niệm đó, nền giáo dục phong kiến đã hướng tới đào tạo con người theo những khuôn mẫu có sẵn, theo những tiêu chí của Nho giáo. Chính nền giáo dục này, làm cho con ngườ không được phát triển một cách toàn diện. Ý tưởng và cái tôi cá nhân không được phát huy, nên có nhiều hạn chế hoặc tư tưởng tiến bộ không được chấp nhận. Và cũng vì sự hạn chế về đối tượng giáo dục mà đã chi phối kéo theo sự hạn chế của cả nội dung và phương pháp giáo dục phong kiến. Sinh ra trong một gia đình nhà Nho cấp tiến, Hồ Chí Minh được hưởng một nền giáo dục tiến bộ, chính vì vậy, từ rất sớm, Người đã nhận ra được những hạn chế của nền giáo dục phong kiến. Nên khi xây dựng một nền giáo dục mới Hồ Chí Minh rất chú trọng tới việc xác định nội dung, phương pháp giáo dục và đặc biệt là đối tượng của nền giáo dục mới, để xây dựng một nền giáo dục toàn diện nhất, phục vụ lợi ích của toàn dân.
Thứ nhất: Quan điểm Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục góp phần đấu tranh chống lại những ảnh hưởng tiêu cực của giáo dục thực dân.
Với nền giáo dục thực dân: Trong những năm 20 của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã tập trung vào việc đấu tranh chống lại nền giáo dục thực dân, Người đã chỉ ra và tố cáo mục đích của nền giáo dục thực dân. Hồ Chí Minh đã lấy những tên thực dân để tố cáo nền giáo dục thực dân, dẫn lời của đại tá Bescna, Người viết: “về phương diện tinh thần, người Pháp không tổ chức một nền giáo dục mới thay thế nền giáo dục An Nam mà họ đã bỏ đi. Họ chỉ xây dựng một ít trường học để đào tạo những con vẹt, những người vong bản thiếu đạo đức và thiếu cả những kiến thức phổ thông”1. Nền giáo dục đó chỉ là nền giáo dục những tên tùy phán, thông ngôn và viên chức nhỏ đủ số cần thiết để phục vụ cho bọn xâm lược. Dưới cái chế độ thực dân phong kiến thì việc học cốt là để lấy bằng, để làm thông ngôn, ông phán, để lĩnh lương, ăn ngon mặc đẹp chứ không phải để phục vụ Tổ quốc, Người đã chỉ ra rằng: “Trường học lập ra không phải để giáo dục cho thanh niên An Nam một nền học vấn
1Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1, tr.424
tốt đẹp và chân thực, mở mang trí tuệ và phát triển tư tưởng cho họ, mà trái lại lại càng làm cho họ đần độn thêm”1. Những điều này trái ngược hẳn với mục đích giáo dục theo đúng nghĩa của nó, và nó nguy hiểm hơn là làm cho họ đần độn thêm, là một nền giáo dục xảo chá và nguy hiểm hơn cả sự dốt nát. Và một lần nữa Hồ Chí Minh vạch rõ bộ mặt của nền giáo dục thực dân thông qua nội dung giáo dục của chúng. Đó là: nền giáo dục ngu dân; là một nền giáo dục đồi bại, xảo trá và nguy hiểm hơn cả sự ngu dốt. Như vậy nền giáo dục thực dân - một nền giáo dục mà chính Nguyễn Ái Quốc đã trực tiếp tiếp nhận ở thuộc địa và sau này có điều kiện tiếp xúc, nghiên cứu ở chính quốc đã cho Người những điều kiện cần thiết, quan trọng để đối chiếu, so sánh để sau này khi chính quyền đã về tay nhân dân Hồ Chí Minh đã lựa chọn và xây dựng một nền giáo dục mới cho đất nước – một nền giáo dục dân chủ, nền giáo dục xã hội chủ nghĩa.
2.2.2. Quan điểm Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục định hướng và góp phần xây dựng cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân mới ở Việt Nam
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, nó là sự thắng lợi trên mọi phương diện và một trong số đó là sự thay da đổi thịt của văn hóa giáo dục. Ngay sau khi cách mạng tháng Tám thành công một trong sáu nhiệm vụ cấp bách mà Hồ Chí Minh đặt ra lúc bấy là giờ vấn đề “giệt giặc dốt”. Người đã chủ trương mở các lớp bình dân học vụ, dấy lên phong trào học tập trên khắp cả nước, từng bước giải quyết được nạn mù chữ vốn chiếm hơn 95% dân số Việt Nam lúc đó. Đây là các lớp học tập phổ biến và then chốt của giáo dục lúc bấy giờ. Tháng 11/1945, Nha Bình dân học vụ đã tổ chức tuyên truyền cổ động trong cả nước với các khẩu hiệu: “Đi học, dạy học bình dân học vụ là yêu nước, chống mù chữ cũng là chống giặc ngoại xâm…”. Khẩu hiệu được hô vang trong các cuộc diễu hành, các buổi rước đuốc, các buổi phát thanh và được dán ở từng nhà, từng mặt đường, thân cây.
1Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1, tr.424
Một ngày sau khi thành lập, để xác định cách tổ chức và hoạt động cho phong trào, Nha Bình dân học vụ liên tiếp tổ chức các lớp huấn luyện ở Hà Nội và các miền. Lớp học đầu tiên dành cho cán bộ phụ trách ở các tỉnh mang tên “khóa Hồ Chí Minh” khai giảng ở Hà Nội, có sự tham dự của Hồ Chủ tịch và lãnh đạo các bộ. Những người đầu tiên dự lớp học này chính là nguồn cán bộ nền móng cho phong trào xóa mù chữ. Trước đó, hoạt động của Hội truyền bá chữ quốc ngữ đã để lại cho phong trào nhiều kinh nghiệm cũng như lực lượng trí thức tình nguyện tham gia dạy học cho nhân dân. Người dân ban ngày đi làm, ban đêm thắp đèn dầu, đốt đuốc đến lớp. Dụng cụ học tập thiếu thốn, người học dùng chõng tre, cánh cửa làm bàn; bảng viết là bức tường, cánh cửa, tấm phản dựng lên; phấn là gạch non, đất sét, than củi; lá chuối khô, mo cau thay giấy; còn mực thì dùng bất cứ hoa, cây có thể làm màu. Và chỉ trong một năm, từ tháng 8/1945 đến tháng 8/1946, Bình dân học vụ đã dạy cho 2.520.678 triệu người biết chữ, phát triển được 95.665 giáo viên, mở được 74.957 lớp học. Lại một đợt vận động khóa học thứ tư để kết thúc năm 1946 với hy vọng “toàn dân biết chữ”. Đến giữa tháng 12/1946, khóa học thứ tư có thêm 550.000 người thoát nạn mù chữ1. Khi tiếng súng của cuộc kháng chiến toàn quốc vang dội, chiến dịch xóa mù chữ đang rầm rộ phải tạm ngừng chuyển sang hình thức hoạt động mới thích hợp hơn. Tháng 12/1946, cả nước bước vào kháng chiến chống Pháp, Chính phủ chuyển lên Việt Bắc. Theo chủ trương kháng chiến, Bình dân học vụ cũng phải ấn định kế hoạch làm việc mới, sửa đổi cho phù hợp với tình hình. Từ giữa năm 1947, các lớp Bình dân học vụ dần dần được khôi phục, sách Vần kháng chiến, sách Tập đọc kháng chiến mới được biên soạn. Ở vùng tạm chiếm, các lớp học được tổ chức khác so với vùng tự do, thường là những lớp học tư gia, không có bàn ghế, bảng, phấn. Thầy trò ngồi xung quanh cái phản hay chiếu, mỗi người có một ống tre để đựng sách. Ở ngoài có tự vệ canh gác, hễ có báo động thì sách vở cuộn bỏ
1
Phạm Minh Hạc: Tổng kết 10 năm (1990-2000) xóa mù chữ và phổ cập Tiểu học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.71.
vào ống tre đem giấu ở ngoài bờ tre rồi thầy trò quay ra làm như trong một xưởng thủ công nghiệp nhỏ. Cứ như vậy, Bình dân học vụ vẫn giữ được ở nhiều vùng bị địch tạm chiếm, mạnh nhất là Hưng Yên, Hải Phòng, Nam Định, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế… Trong gần 8 năm kháng chiến toàn quốc, công cuộc chống nạn thất học đã có những thành tích và kinh nghiệm đáng kể: 8 triệu người thoát nạn mù chữ trong hoàn cảnh vừa học vừa lo chống giặc, giữ nước; tổ chức được việc học sau xóa mù chữ với nội dung thiết thực, bổ ích; bước đầu xây dựng được trường lớp bổ túc văn hóa tập trung và tại chức, góp phần đào tạo bồi dưỡng cán bộ công - nông cho kháng chiến. Và lúc này giáo dục không chỉ còn là để cho người dân biết đọc, biết viết mà nó còn được nâng cao hơn với hệ thống giáo dục được đưa ra. Bậc giáo dục phổ thông: Vỡ lòng: 1 năm, cấp I: 4 năm, cấp II: 3 năm, cấp 3: 4 năm và 2 năm dự bị đại học; mở thêm các lớp trung cấp như nông lâm, thú y...; tổ chức trường sư phạm cao cấp, trường khoa học cơ bản; bắt đầu tổ chức và tuyển chọn học sinh sang du học tại các nước Cộng sản. Đến thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục quan tâm lãnh đạo xây dựng và phát triển nền giáo dục nước nhà. Trong thời kỳ này, ngoài miền Bắc thì thực hiện nhiệm vụ đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. còn miền Nam ruột thịt lại bước vào một cuộc kháng chiến đầy cam go với tên sừng sỏ đế quốc Mỹ. Từ đó, việc tiến hành giáo dục ở miền Nam lại càng gặp nhiều khó khăn hơn nữa. Tháng 10/1962, Trung ương Cục miền Nam đã thành lập tiểu ban giáo dục miền Nam. Từ đó, ở các vùng kháng chiến, đã hình thành nên các trường giáo dục tháng Tám, Trường sư phạm miền Nam, tổ chức Đại hội giáo dục toàn miền Nam Việt Nam… Ở rừng chiến khu Đ miền Đông Nam bộ, sau những đợt càn quét của địch, đồng bào vào rừng lập làng. Tại đây, bà con đốn gỗ dựng trường lớp và tổ chức các lớp. Trong hai năm 1964 - 1965 được xem là mạnh nhất của giáo dục kháng chiến thời chống Mỹ. Tháng 9/1972, Tiểu ban giáo dục miền Nam đã đưa đoàn cán bộ về xây dựng khu giáo dục miền Đông Nam bộ, do đồng chí Sáu Nguyên làm Trưởng Tiểu ban. Sau ngày ký
kết Hiệp định Pari (tháng 1/1973), Mỹ rút quân, ngụy lùi bước, các lớp bổ túc văn hóa phát triển thêm một bước. Năm 1974, trong vùng giải phóng có trên 18.300 học viên xóa mù chữ - bổ túc văn hóa và 22 trường bổ túc văn hóa tập trung, trong vùng Mỹ - Ngụy kiểm soát có “Bình dân giáo dục”, “Tráng niên giáo dục” phục vụ cho việc xóa nạn mù chữ1. Và đến cuối tháng 3/1978, Ban lãnh đạo thanh toán nạn mù chữ Trung ương và Bộ Giáo dục mở Đại hội mừng công diệt dốt, thông báo: “…Các tỉnh và thành phố miền Nam ở tất cả các tỉnh đồng bằng, miền núi, trung du đã căn bản xóa xong nạn mù chữ… Cùng với thắng lợi thanh toán nạn mù chữ ở miền Bắc trước đây, giờ đây chúng ta đã căn bản xóa nạn mù chữ cho đồng bào dân tộc trong cả nước…”. Bên cạnh đó, để thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ vừa đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội vừa là hậu phương vững chắc cho miền Nam thì ở Miền Bắc đã tiến hành xây dựng một hệ thống giáo dục nhằm đáp ứng những đòi hỏi của thời đại. Bậc giáo dục phổ thông gồm: vỡ lòng: một năm, Cấp I: bốn năm, Cấp II: 3 năm, Cấp III: 3 năm, bỏ dự bị đại học; phát triển hệ thống các trường Sư phạm sơ cấp, trung cấp và cao cấp; bậc đại học và cao đẳng chuyên nghiệp được cải tổ theo mô hình đại học Nga gồm các khoa về khoa học tự nhiên và xã hội; các trường được mở lại: Đại học Mỹ thuật, Đại học giao thông vận tải, Đại học thủy lợi…; đẩy mạnh việc gửi học sinh đi du học ở Trung Cộng, Liên Xô và các nước Cộng sản Đông Âu. Nhìn vào những gì đã đạt được có thể thấy được rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã xây dựng được một hệ thống giáo dục đầy sáng tạo trong giai đoạn đất nước vẫn đang chìm trong bom đạn. Từ đó giải quyết một cách hết sức khoa học và có hiệu quả vấn đề xóa mù chữ ở thời điểm này.
Bước vào thời kỳ sau đổi mới từ năm 1986, hệ thống giáo dục của Việt Nam đã có những bước chuyển mình đáng kể và đã mang lại những thành tựu không nhỏ cho nền giáo dục nước nhà. Hiện nay, đất nước đã hoàn toàn độc
1
Phạm Minh Hạc: Tổng kết 10 năm (1990-2000) xóa mù chữ và phổ cập Tiểu học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.94.
lập và bước vào thời kỳ quôc tế hóa, toàn cầu hóa với thời đại của công nghệ 4.0 thì chúng ta cũng có nhiều điều kiện cũng như có hội để phát triển nền giáo dục hơn trước. Tuy nhiên, những quan điểm mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra về văn hóa giáo dục trước đó vẫn luôn là định hướng cho việc xây dựng hệ thống giáo dục hiện nay. Hệ thống giáo dục Việt Nam đã tiến hành phát triển hơn nữa ở từng cấp học. Ở bậc mầm non, ngành đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Các chương trình, đề án phát triển giáo dục mầm non được tăng cường. Vì thế, chất lượng giáo dục ở bậc học này ngày càng được nâng lên.Với giáo dục phổ thông, đổi mới thi cử, kiểm tra, đánh giá được xác định là khâu đột phá. Việc đổi mới thi theo hướng coi trọng sự phát triển cá nhân (bỏ việc chấm điểm, xếp loại với học sinh tiểu học), chú ý tới vận dụng kỹ năng và giảm áp lực thi cử (tổ chức Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia, đề thi thay đổi theo hướng ứng dụng kiến thức vào thực tiễn). Với giáo dục phổ thông đại trà, kết quả kỳ thi PISA năm 2015, học sinh Việt Nam đứng vị trí thứ 8 về khoa học, 22 về toán học và 32 về đọc hiểu so với 72 quốc gia tham gia1. Hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai xây dựng chương trình, sách giáo khoa mới, dự kiến sẽ bắt đầu áp dụng từ năm học 2020 - 2021. Với giáo dục mũi nhọn, kết quả các kỳ thi Olympic đã có những bước tiến vượt bậc từ năm 2013 đến nay, so với các năm trước đó. Đặc biệt, năm 2017, các đội học sinh thi Olympic đều đạt thành tích cao kỷ lục, Việt Nam giành 14 huy chương vàng, gấp 7 lần so với các năm 2010 và 2011. Năm 2018, Việt Nam cũng đoạt 38 huy chương, trong đó có 13 huy chương vàng, ở các kỳ thi Olympic2
. Với bậc đại học, đào tạo đã bắt đầu gắn kết với nhu cầu lao động. Bộ đã có những điều tiết như không tăng chỉ tiêu