Giải pháp thực hiện cải cách giáo dục đại học theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Cải cách giáo dục đại học ở việt nam theo tư tưởng hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay (Trang 75 - 96)

Chí Minh

Những thành tựu đã đạt được khẳng định đường lối chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong phát triển giáo dục nói chung và đào tạo đại học nói riêng; đồng thời là sự cố gắng, phấn đấu không mỏi mệt của đội ngũ cán bộ giảng viên, công nhân viên, các thế hệ sinh viên dưới sự lãnh đạo sát sao, khoa học và đầy trách nhiệm của đảng uỷ, ban giám đốc các trường đại học. Tuy nhiên hiện thực luôn vận động, để ngày càng nâng cao chất lượng đại học Việt Nam và tiến tới hội nhập với chất lượng đào tạo đại học trong khu vực và trên thế giới, hoạt động đào tạo đại học cần phải liên tục đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo. Vì vậy việc đề ra một hệ thống giải pháp, đặc biệt vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào quá trình cải cách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay là yêu cầu cấp bách cả về mặt lý luận và những đòi hỏi từ thực tiễn.

2.3.1 Hoàn thiện Luật giáo dục Đại học

Hoàn thiện pháp luật về giáo dục đại học không chỉ xuất phát từ thực trạng của pháp luật về giáo dục đại học mà còn là yêu cầu về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về giáo dục – đào tạo thực hiện Nghị quyết số 48- NQ/T ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020: “Thể chế hoá quan điểm coi giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu, thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá giáo dục”, xây dựng xã hội học tập, nâng cao chất lượng giáo dục. Xác định rõ sự thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục, đồng thời tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường, của cơ sở giáo dục; tạo sự bình đẳng, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh giữa các loại hình đào tạo công lập và ngoài công lập”. Hoàn thiện pháp luật về giáo dục đại học là một trong những nội dung quan trọng trong đổi mới cơ chế quản lý đối với giáo dục đại học. Việc hoàn thiện pháp luật về giáo dục đại học sẽ tạo cơ sở pháp lý trong việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về giáo dục đại học, xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược phát triển giáo dục đại học; chỉ đạo triển khai hệ thống bảo đảm chất lượng và kiểm định giáo dục đại học; hoàn thiện môi trường pháp lý; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra; điều tiết vĩ mô cơ cấu và quy mô giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu nhân lực của đất nước trong từng thời kỳ.

êu cầu hoàn thiện pháp luật về giáo dục đại học là tạo ra được một hệ thống pháp luật điều chỉnh các hoạt động giáo đại học có sự đổi mới căn bản, có hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật đầy đủ thuộc các hình thức và thẩm quyền ban hành phù hợp, đồng bộ, thống nhất và có tính khả thi cao điều chỉnh các tổ chức hoạt động giáo dục đại học. Phải thể chế hoá kịp thời và đầy đủ các đường lối, chính sách của Đảng về phát triển giáo dục đại học trong từng thời kỳ thành các quy định có giá trị pháp lý cao để kịp thời điều chỉnh hoạt động giáo dục đại học. Việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về giáo dục đại học phải phản ánh các nhu cầu cơ bản của hoạt động giáo dục đại học trong nước và chủ động hội nhập quốc

tế. Xây dựng pháp luật giáo dục đại học phải kịp thời, vững chắc và cơ bản, bảo đảm cho pháp luật giáo dục đại học ổn định, kế thừa và phát triển.

Trong những năm vừa qua, pháp luật giáo dục và pháp luật giáo dục đại học đã trở thành công cụ quản lý chủ yếu của Nhà nước trong việc điều chỉnh các tổ chức hoạt động giáo dục và giáo dục đại học, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho xã hội. Để hoàn thiện hệ thống pháp luật về giáo dục đại học thì phải đáp ứng được các điều kiện: Thứ nhất, đổi mới công tác xây dựng chương trình, kế hoạch xây dựng luật, pháp lệnh trình Quốc hội, ỷ ban Thường vụ Quốc hội và đổi mới công tác xây dựng chương trình, xây dựng văn bản dưới luật thuộc thẩm quyền của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Thứ hai, thường xuyên tổ chức công tác soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật và tổng kết kinh nghiệm xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về giáo dục đại học. Thứ ba, tăng cường năng lực của tổ chức pháp chế ngành giáo dục. Thứ tư, đẩy mạnh công tác tổ chức thi hành pháp luật về giáo dục đại học, đảm bảo cho hệ thống pháp luật này đi vào cuộc sống và phát huy hiệu lực, hiệu quả.

2.3.2 Xây dựng chương trình đổi mới giáo dục đại học

Đổi mới mạnh mẽ nội dung chương trình và phương pháp dạy học theo hướng hội nhập quốc tế. Nội dung chương trình và giáo trình cần được tổ chức xây dựng và triển khai theo hướng mở (cho phép cập nhật thường xuyên về kiến thức trong và ngoài nước, sử dụng giáo trình, học liệu trong nước hoặc ngoài nước một cách linh hoạt để giảng dạy cho người học), nội dung giảng dạy phải gắn chặt và phù hợp với yêu cầu thực tiễn của ngành nghề mà người học đang theo đuổi. Về phương pháp, cho phép sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học theo nguyên tắc “lấy người học là trung tâm”, giảm tải tối đa giờ giảng trên lớp để người học có thời gian tự học và tự nghiên cứu. Tất nhiên, các cơ sở đào tạo cần thường xuyên thực hiện việc kiểm tra, đánh giá khách quan, chặt chẽ để bảo đảm tính hiệu quả của việc dạy và học.

Đổi mới vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước trong tổ chức giáo dục đại học trong điều kiện hội nhập quốc tế. Theo đó, về mặt pháp lý, cần tiếp tục

bổ sung, hoàn thiện các quy định về pháp luật đối với các hoạt động giáo dục đại học trong điều kiện hội nhập quốc tế. Các cơ quan quản lý nhà nước, trực tiếp là Bộ Giáo dục và Đào tạo cần thay đổi cách tư duy về quản lý đối với các hoạt động giáo dục đại học trong điều kiện hội nhập quốc tế. Thay vì trực tiếp quản lý toàn diện đối với các cơ sở giáo dục đại học, các cơ quan quản lý nhà nước chỉ nên đóng vai trò là cơ quan “tài phán”, định hướng các hoạt động theo luật pháp, đồng thời tạo điều kiện để các cơ sở giáo dục đại học được độc lập, tự chủ hơn trong các hoạt động. Cần tránh tư duy quản lý theo cách áp đặt, hoặc “bao cấp” đối với các hoạt động giáo dục đại học trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay.

Tăng cường các hoạt động nghiên cứu và công bố quốc tế, tiến tới quốc tế hóa các tiêu chuẩn đánh giá khoa học và các hoạt động về chuyên môn tại các cơ sở giáo dục đại học. Trước mắt, Nhà nước và các cơ sở giáo dục đại học cần có các cơ chế chính sách động viên, khuyến khích các nhà khoa học nghiên cứu và tích cực công bố kết quả nghiên cứu trên các ấn phẩm khoa học quốc tế. Về lâu dài, cần đặt ra lộ trình (đối với mỗi cơ sở giáo dục đại học khác nhau cần có những lộ trình khác nhau) tiến tới quốc tế hóa các tiêu chuẩn đánh giá các hoạt động khoa học và các hoạt động về chuyên môn trong tất cả các cơ sở giáo dục đại học, đồng thời cần coi đây là giải pháp quan trọng để đưa giáo dục đại học Việt Nam hội nhập sâu hơn vào môi trường quốc tế.

2.3.3 Kiện toàn đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục đại học

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: vấn đề then chốt, quyết định chất lượng giáo dục là phải xây dụng một đội ngũ đông đảo những người làm công tác giáo dục yêu nghề, yêu trường, hết lòng yêu thương chăm sóc học sinh. Trong thư gửi Hội nghị giáo dục toàn quốc (tháng 3/1955), Hồ Chí Minh viết “Trách nhiệm nặng nề và vẻ vang của người thầy học là: chăm lo dạy dỗ con em của nhân dân thành người công dân tốt, người lao động tốt, người lao động tốt,

người chiến sĩ tốt, người cán bộ tốt của nước nhà”1

.

Kế thừa tư tưởng ấy, Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII (12-1996) đã nêu: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh. Giáo viên phải có đủ đức đủ tài”. Kết luận của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX (7 – 2002) đã yêu cầu: Bố trí cán bộ quản lý giáo dục các cấp phù hợp vói yêu cầu nhiệm vụ và năng lực cán bộ; xây dụng lại kế hoạch đào tạo lại đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý gioá dục, đảm bảo đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị. Phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo. Trong thời điểm hiện nay, khi chúng ta đẩy mạnh giao lưu, hội nhập về kinh tế, tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo, tiếp cận châunr mực giáo dục tiên tiến của thế giới, chúng ta càng cần hơn đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục có năng lực về kiến thức chuyên môn, kỹ năng sư phạm, kỹ năng quản lý, kỹ năng giao tiếp, được trang bị kỹ năng ngoại ngữ và tin học để tiếp cận với thông tin mới có liên quan đến quá trình dạy học.

Các trường cần khơi dậy tính tích cực của giảng viên, chống mọi biểu hiện tiêu cực trong giáo giới. Người giảng viên tạo cho mình mọi thứ quyền uy thật sự, thứ quyền uy dựa trên cơ sở tài năng và tư chất đạo đức khiến cho sinh viên quý trọng và nể phục. Trong giáo dục thầy và trò gần gũi nhau, thầy ra thầy trò ra trò, không phải kiểu bè vai phải lứa, trò ngang bằng thầy, cá mè một lứa.

Các trường tổ chức điều tra, khảo sát đội ngũ giảng viên làm cơ sở xây dựng, dự báo phát triển giáo dục và đào tạo. Xây dựng quy hoạch kế hoạch đào tạo sử dụng và phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. Hằng năm phải tiến hành đánh giá, phân loại đội ngũ. Việc đánh giá này có sự tham gia ý kiến của sinh viên. Việc đánh giá thực hiện với mọi đối tượng trong hàng ngũ giảng viên đại học. Qua đánh giá thưởng phạt được thực hiện nghiêm minh, xem đấy như đòn bẩy phát triển giáo dục. Đồng thời giải quyết chính sách đối với các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đã hoàn thành nhiệm vụ, nay không còn điều kiện công tác; những giảng viên không còn đủ phẩm chất năng lực chuyên môn chuyển nhiệm vụ khác theo kế hoạch. Bên cạnh đó phải đề cao vai trò của giảng

viên, coi họ là linh hồn của giáo dục. Đây là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất trong công tác cải cách giáo dục.

Muốn có đội ngũ giảng viên giỏi đáp ứng được những tiêu chuẩn giảng dạy, phải bắt đầu từ khâu tuyển lựa như tiêu chuẩn tuyển chọn cán bộ mà Hồ Chí Minh đã nêu ra. Trên cơ sở phải thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên, các trường đại học cần phải có chính sách cụ thể để “cầu người hiền tài” và hạn chế tối đa tình trạng “chảy máu chất xám”. Quan tâm hơn đến đời sống vật chất và tinh thần của giảng viên. Đồng thời tổ chức những buổi sinh hoạt chuyên môn nghiêm túc với tinh thần cởi mở, thẳng thắn và đoàn kết. Như vậy, giảng viên có thể học hỏi lẫn nhau nâng cao trình độ, ngày càng vững vàng hơn trong sự nghiệp giảng dạy.

Tổ chức các hội nghị chuyên đề, các câu lạc bộ chuyên đề, các hội thảo khoa học có mời các trường bạn tham dự, trao đổi và học hỏi lẫn nhau. Tránh tình trạng tổ chức hội thảo, hội nghị theo phong trào, tổ chức để lấy tiền, không đảm bảo chất lượng. Đó cũng là điều Hồ Chí Minh từng cảnh báo: “hội mà không nghị, nghị mà không quyết, quyết rồi mà không làm”. Không nhất thiết phải tổ chức thường xuyên mà vấn đề là phải đảm bảo tính khoa học. Muốn vậy, Ban tổ chức phải biết lựa chọn nội dung và chuẩn bị một cách công phu, đồng thời phải có những bài viết, những tham luận có chất lượng. Kết thúc hội thảo, hội nghị phải phổ biến những sáng kiến, những kinh nghiệm, những đóng góp về mặt khoa học một cách rộng rãi. Tăng cường các hoạt động giao lưu, tham quan học tập và trao đổi kinh nghiệm với với các trường, đồng thời mở rộng tham quan du lịch trong nước và nước ngoài giúp cán bộ giảng viên nâng cao trình độ, cập nhập kiến thức và đưa tiến bộ khoa học vào cuộc sống.

Nhắc lại câu nói của người xưa: “hữu xạ tự nhiên hương”, Hồ Chí Minh cho rằng: “Giáo viên chưa được coi trọng là vì chưa có hương, còn xa rời quần

chúng”1

. Không thể dùng quyền lực và mệnh lệnh để đạt sự yêu mến và kính trọng của người học, mà chỉ có thể đạt được nó bằng năng lực và phẩm chất của mình trong thực tiễn. Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và xã hội đối với đội

ngũ giảng viên sẽ tạo ra những thuận lợi để họ phấn đấu vươn lên ngang tầm với yêu cầu của thời đại. Tuy nhiên mọi chính sách, biện pháp dù tốt đến mấy cũng trở thành hình thức nếu bản

thân mỗi giảng viên không ý thức đầy đủ nhiệm vụ cao cả của mình để tự đổi mới, tự vươn lên.

Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: “Nhưng xã hội loài người ngày nay tiến lên nắm lấy nguyên tử. Người ta chinh phục thiên nhiên, chiếm cả cung trăng nữa. Tất cả tiến bộ rất nhanh. Cán bộ và giáo viên cũng phải tiến bộ cho kịp thời đại thì mới làm được nhiệm vụ. Chớ tự túc, tự mãn, cho là giỏi rồi thì dừng lại. Mà dừng lại là lùi bước, là lạc hậu, mình tự đào thải trước. Cho nên phải cố gắng học tập để cải tạo mình, cải tạo tư tưởng của mình, cải tạo con em và giúp

vào việc cải tạo xã hội”1. Ngày nay trong thời đại khoa học công nghệ, trong xã

hội bùng nổ thông tin, người giáo viên muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ phải không ngừng học tập, nếu không sẽ bị đào thải. Mỗi giáo viên phải coi quá trình đào tạo ở trường sư phạm chỉ là sự đào tạo ban đầu, đặt cơ sở cho sự đào tạo tiếp tục, trong đó sự tự học, tự đào tạo đóng vai trò quyết định sự thành công của mình; phải triệt để tận dụng mọi hoàn cảnh, mọi phương tiện, mọi hình thức để học, “học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học ở nhân dân”. Mỗi cán bộ giáo viên phải “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Luôn ra sức thi đua công tác và học tập, thật thà tự phê bình và phê bình để cùng nhau tiến bộ mãi”2.

2.3.4 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và các cấp quản lý giáo dục đại học

Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai giảng năm học 1968 – 1969, Hồ Chí Minh viết: “Giáo dục nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Ðảng và nhân dân ta, do đó các ngành, các cấp đảng và chính quyền địa phương phải thật sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này, phải chăm

1Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.266

2

sóc nhà trường về mọi mặt, đẩy sự nghiệp giáo dục của ta lên những bước phát

Một phần của tài liệu Cải cách giáo dục đại học ở việt nam theo tư tưởng hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay (Trang 75 - 96)