Tiến hành thi công mô hình

Một phần của tài liệu Chế tạo một số mô hình điện thân xe hệ thống chiếu sáng và tín hiệu hệ thống nâng hạ kính và khóa cửa hệ thống gạt mưa và rửa kính (Trang 36)

Trên cơ sở các yêu cầu, qua quá trình quan sát các mô hình tương tự trong xưởng và sự hướng dẫn của giáo viên, nhóm em đã tiến hành thi công mô hình như sau:

- Bước 1: Lên ý tưởng, phác họa mô hình trên giấy.

- Bước 2: Tính toán diện tích bề mặt để đặt các chi tiết một cách vừa vặn, để tránh trường hợp không quá to thì cồng kềnh hay quá nhỏ thì thiếu diện tích.

- Bước 3: Chọn vật liệu để thi công

Trên cơ sở dễ tìm, rẻ, chắc chắn và dễ hàn cắt thì chọn vật liệu là sắt. -Bước 4: Tiến hành thi công

+ Đo đạc chiều dài, chiều rộng bề mặt để gá các chi tiết.Sau đó, cắt sắt theo các kích thước này và hàn lại.

+ Dựa vào các kích thước ở trên ta tiến hành cắt sắt và hàn khung đỡ với chiều cao mô hình vừa phải nhằm dễ quan sát.

46

3.2 Tài liệu sử dụng mô hình.

3.2.1 Xác định các chân mô tơ, công tắc.

Mô hình hệ thống chiếu sáng tín hiệu.

- Hệ thống chiếu sáng.

Xác định các chân của công tắc điều khiển.

+Dụng cụ chuẩn bị: đồng hồ đo VOM (đo ở chế độ thông mạch)

+ Xác định: dùng đồng hồ đo từng đôi một ở từng chế độ để các định các cặp dây thông nhau, chú ý công tắc xi nhan phải ở vị trí giữa để tránh nhầm lẫn khi đo. Tùy theo các xe khác nhau mà 3 dây đèn đầu có thể nằm chung hoặc riêng với các dây pha, cốt và flass. sau khi đo đạc ta được bảng công tắc đèn đầu, xinhan như sau :

Hình 3.1 Mạch công tắc đèn đầu nissan

-Hệ thống đèn tín hiệu – hazard.

-Xác định các chân của flasher

+Cách xác đinh: tài liệu trên google ( flasher 8 pin toyota)

47

Mô hình điều khiển gạt mưa rửa kính

- Xác định các chân của mô tơ gạt nước. + Chuẩn bị:

Dụng cụ: bình ắc qui, đồng hồ VOM + Cách xác định:

Hình 3.3 Sơ đồ nguyên lý mô tơ gạt nước trước ( sử dụng trong mô hình)

Thông thường mô tơ có 5 chân (+1; lOW;HIGH; ; B; E)

Khi mô tơ được tháo ra ngoài sẽ có 3 trường hợp vị trí của mô tơ:

 Vị trí dừng: chân +1 trùng với chân E, chân B riêng biệt, chân LOW , HIGH, E, +1 thông nhau

48  Vị trí chạy: chân +1 trùng với chân B, chân E sẽ có điện trở với chân LOW, HIGH - Xác định vị trí của mô tơ:

 Vị trí dừng: có 4 dây thông nhau và một chân tách biệt (chân B).

 Vị trí chạy: xác định ba chân của mô tơ: bằng cách đo sẽ có chân E thông với chân B, và loại trừ ra được 3 dây motor

Sử dụng máy đo hoạc dùng bình ắc qui để xác định ba chân của mô tơ. sử dụng VOM đo điện trở giữa các cặp dây LOW; HIGH và E. điện trở lớn nhất sẽ rơi vào cặp E và LOW, còn cặp nhỏ nhất sẽ rơi vào E và HIGH (trên lý thuyết thì vậy, nhưng điện trở từng cặp này rất nhỏ nên rất xác định chưa kể đến việc vị trí chổi than trong moto đối với cổ góp lại không đồng đều dẫn đến việc xác định điện trở rất khó khăn, gần như là thông mạch, nên nhóm không khuyến khích cách này)

Dễ dàng và nhanh nhất là sử dụng nguồn 12V DC cấp trực tiếp vào 3 dây, giả sử đặt thử 1 dây nào đó là dây E cấp âm và cấp dương lần lượt 2 dây còn lại, nếu motor quay cùng theo 1 chiều ở 2 tốc độ cao và thấp thì đã xác định đúng chân E và chân HIGH, LOW. Nếu quay ngược chiều hoặc quay quá nhanh ở hai tốc độ thì lặp lại việc đặt chân E

- Xác định các chân của công tắc điều khiển. + Chuẩn bị:

Dụng cụ: đồng hồ đo VOM.

+ Cách xác định: công tắc điều khiển có hai loại: loại âm chờ và dương chờ

- Để chế độ phun nước: đo được 2 dây thông nhau là W và E. Sau đó để chế độ LOW hoặc HIGH và kiểm tra xem 1 trong 2 dây W và E có dây nào thông với dây thứ ba hay không. - Nếu có thông: cụm công tắc điều khển thuộc loại dương chờ.

- Nếu không thông: cụm công tắc điều khiển thuộc loại âm chờ. Ở mô hình này công tắc điều khiển thuộc loại âm chờ.

+Bước 1. Đây là cụm công tắc điều khiển loại âm chờ, nên ta suy ra chân W và E. Dây W và E không được lấp lẫn.

Đối với cụm công tắc điều khiển loại âm chờ thì sẽ không xảy ra hiện tượng cháy, mà chỉ xảy ra hiện tượng chế độ INT không hoạt động.

+Bước 2. Để chế độ OFF: đo 2 dây thông nhau là +1 và S +Bước 3. Bỏ qua chế độ INT

+Bước 4. Để chế độ LOW: Một trong 2 dây +1 và S sẽ thông với chân thứ 3, từ đó xác định được chân +1 và chân S. Còn chân thứ 3 là chân B

49

Hình 3.4 Mạch công tắc điều khiển gạt mưa –rửa kính loại âm chờ.

Ngoài ra còn có công tắc loại dương chờ và ta xác định như sau:

+Bước 1. Đây là cụm công tắc điều khiển loại dương chờ nên ta xác định được rõ chân W và chân E.

+Bước 2. Để chế độ OFF: đo 2 dây thông nhau là -1 và S. +Bước 3. Bỏ qua chế độ INT.

+Bước 4. Để chế độ LOW: Một trong 2 dây -1 và S sẽ thông với chân thứ 3, từ đó xác định được chân -1 và chân S.

+Bước 5. Để chế độ HIGH: Chân E sẽ thông với 1 chân, chân đó sẽ là chân -2. +Bước 6. Chân còn lại là chân B.

50 Nhưng tốt nhất trong một số trường hợp chúng em khuyến khích sinh viên tra mã phụ tùng trên tay công tắc( tra google) từ đó xác định tay công tắc thuộc loại xe nào từ đó có thể tìm được sơ đồ mạch điện cho đúng tay công tắc đó tránh việc cấp sai âm dương vào công tắc để tránh việc làm hư mạch INT trên công tắc

Ngoài ra trên mô hình còn có mạch INT rời để tương tác với công tắc gạt mưa không tích hợp mạch INT ( wiper control toyota cressida 1991) , cách xác định từng chân của mạch INT rời có thể tham khảo sơ đồ mạch gạt mưa của toyota cressida 1991

51

Mô hình hệ thống nâng kính và khóa cửa

-Xác định các chân của công tắc chính. +Dụng cụ chuẩn bị: máy đo VOM.

+Cách xác định các chân của công tắc nâng kính chính và công tắc hành khách:

Đối với công tắc nâng kính chính, nhìn vào sơ đồ trên công tắc ta có thể dễ dàng xác định được dây dương, dây dương sẽ ko thông với bất kỳ dây còn lại

- giữ UP ở công tắc tài xế đo thông mạch dây dương với 5 dây còn lại, ==> xác định được dây xuống mô tơ cửa tài xế

- giữ DOWN ở công tắc tài xế đo thông mạch dây dương với 4 dây còn lại ==>xác định được dây còn lại xuống mô tơ bên cửa tài xế

- tương tự ta sẽ xác định được 2 dây xuống công tắc hành khách - dây còn lại sẽ là dây âm

Sau khi xác định được các dây liên quan đến hệ thống nâng kính==> còn lại 2 dây tín hiệu khóa cửa , dùng VOM để xác định dây nào chính xác là dây unlock và dây lock bằng cách đo thông mạch với dây âm kế hợp bấm nút lock và unlock

Đối với công tắc hành khách

dây dương sẽ không thông với 4 đây còn lại, bằng việc đo thông đôi một từng cặp daay, ta xác định dc 2 cặp thông nhau từ đó loại trừ dc dây dương

- Giữ UP đo dây dương ta sẽ đo thông và tìm dc dây xuống moto cửa phụ, từ đó suy ra dc dây từ công tắc chính xuống

- Tương tự ta tìm được 2 dây còn lại

Hình 3.7 Mạch công tắc chính điều khiển nâng hạ kính (toyota tacoma 1999).

52 Ngoài ra còn hộp relay tổ hợp khóa cửa (door control), để xác định từng dây trên hình này, ta có khai thác từ sơ đồ sau :

hình 3.8 Sơ đồ mạch điện hệ thống khóa cửa ( toyota electrical wiring diagram workbook)

53

3.2.2 Sắp xếp các linh kiện và đấu dây điện cho các mô hình.

Để tiện cho việc sử dụng mô hình, cách đấu dây đều dựa vào sơ đồ đã có sẵn( trừ mô hình chiếu sáng và mô hình gạt mưa có nhưng điểm khác), vị trí các giắc nối trên sơ đồ được thể hiện cụ thể trên từng mô hình, có thể dựa theo sơ đồ để kết nối các giắc cắm để có một mô hình hoàn chỉnh. Để dễ phân biệt các chân của công tắc, mô tơ, các đèn tín hiệu, các vị trí giắc cắm được bố trí gần với từng bộ phận

Không giống như các mô hình lúc trước được đấu sẵn một số dây, mô hình nhóm chúng em thiết kế là đặt các thành phần của 1 bài thực hành lên mô hình mô phỏng như điều kiện thực tế, để các sinh viên mới có thể tùy biến tự suy luận để rút ra bài học lấy ví dụ như relay 4 chân, nhóm đã trích thẳng 4 giắc cắm thẳng lên mô hình và ko nối sẵn bất cứ dây nào

Mô hình chiếu sáng - tín hiệu.

Mô hình này có:

1 bộ đèn đầy đủ ( chevrolet cruze) 4 relay ( 3 relay 4 chân, 1 relay 5 chân) 1 flasher 8 chân

1 công tắc chân thắng

1 công tắc hazzard loại 2 dây 1 ổ khóa và 1 cầu chì

54

Hình 3.9 Bố trí thiết bị liên quan đến hệ thống chiếu sáng và tín hiệu lên mô hình

55  Mô hình điều khiển gạt mưa - rửa kính.

Mô hình gồm có:

1 mô tơ gạt nước trước, 1 mô tơ gạt nước sau,

1 công tắc điều khiển gạt mưa loại có tích hợp mạch INT và gạt nước sau 1 công tắc điều khiển gạt mưa loại không có tích hợp mạch INT

1 relay tổ hợp điều khiển gạt mưa 1 relay 5 chân

1 ổ khóa và 1 cầu chì

Để tăng khả năng hiểu của các sinh viên mới làm quen với hệ thống gạt mưa, nhóm đã đưa ra thiết kế, sẽ làm nhiều bài thực hành với mô hình

ví dụ:

bài 1: lắp mạch gạt mưa với công tắc gạt mưa có tích hợp INT với motor gạt mưa trước, motor gạt mưa sau, relay 5 chân

bài 2: lắp mạch gạt mưa với công tắc gạt mưa ko có mạch INT với motor gạt mưa trước và relay tổ hợp ( wiper control)

bài 3 : lắp mạch gạt mưa với công tắc gạt mưa có tích hợp mạch INT ( chỉ sử dụng chức năng điều khiển motor gạt mưa sau) với motor gạt mưa sau và relay tổ hợp ( wiper control)

Sơ đồ mạch điện của 3 bài thực hành này tham khảo ở phần kết luận của phiếu thực hành

56

Hình 3.11 Bố trí các thiết bị liên quan đến hệ thống gạt mưa và rửa kính lên mô hình

57  Mô hình điều khiển nâng hạ kính.

Mô hình nâng-hạ kính gồm có: 2 mô tơ nâng kính

2 mô tơ lock cửa

1 công tắc điều khiển nâng hạ kính chính

1 công tắc điều khiển nâng hạ kính bên hành khách 1 hộp relay tổ hợp lock cửa

1 ổ khóa và 1 cầu chì

Sơ đồ mạch điện cửa mô hình tham khảo ở phần kết luận của phiếu thực hành

58

Hình 3.14 Đấu dây điện trên mô hình điều khiển nâng hạ kính và khóa cửa.

59 Trường ĐH SPKT TPHCM Môn học: TT Điện Ô Tô 2

Khoa Cơ Khí Động Lực Mã MH: PABE331233 BM: Điện-Điện tử ô Tô Nhóm: Lớp

PHIẾU THỰC HÀNH

HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG VÀ TÍN HIỆU TRÊN Ô TÔ

Mục tiêu bài học:

+ Vẽ và giải thích được các mạch điện nguyên lý của các hệ thống chiếu sáng.

+ Hiểu rõ cấu tạo, chức năng của từng cụm bộ phận trên các hệ thống điện chiếu sáng trên xe và hệ thống điện điều khiển tự động trên ô tô.

+ Trình bày được nguyên lý hoạt động của các hệ thống điện chiếu sáng trên ô tô. + Kiểm tra, kiểm chứng, phê chuẩn và chứng nhận các hư hỏng trên hệ thống. + Vận hành hệ thống, đề xuất cải thiện.

+ Có khả năng làm việc trong các nhóm để thảo luận và giải quyết các vấn đề liên quan đến điện ô tô.

I. Chuẩn bị:

Bảng vật tư:

stt Tên thiết bị Số lượng Ghi chú

1 Đèn đầu 2 s 2 Đèn hậu 2 3 Đèn sương mù 2 4 Đèn báo taplo 3 5 Công tắc harzard 1 6 Công tắc stop 1 7 Công tắc tổ hợp 1 8 Relay 4 s cads a 9 Flasher 1 10 Ổ khóa 1 11 Đồng hồ đo 1

60

12 Dây điện Cấp khi cần

13 Cầu chì Cấp sau khi tính toán

II. Đo kiểm:

+ Kiểm tra và xác đinh tình trạng đèn đầu:

+ Kiểm tra đèn hậu:

+ Kiểm tra đèn sương mù

+ Kiểm tra công tắc tổ hợp: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 OFF TAIL LOW HIGH FLASH LEFT RIGHT FOG

+ Kiểm tra và xác định chân relay:

+ Xác định các chân của Flasher

61

III. Thiết kế vẽ mạch và trình bày nguyên lý hoạt động:

+ Vẽ mạch: dựa trên tình trạng kiểm tra các thiết bị:

62

+ Trình bày nguyên lý hoạt động:

IV. Tính toán:

Tính công suất tiêu thụ các tải điện, và tính toán dòng điện tổng từ đó đề xuất dùng cầu chì bao nhiêu Ampe.

V. Lắp mach và vận hành:

- Kiểm tra các chế độ hoạt động:

- Đo điện áp trên công tắc chính ở từng chế độ

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 OFF TAIL LOW HIGH FLASH LEFT RIGHT FOG

63

VI Cập nhật

Vẽ một mạch điện khác và so sánh ưu nhược điểm

VII. Kết luận và đề nghị

Mô hình tập hợp gần như đầy đủ hết tất cả các thiết bị liên quan đến hệ thống chiếu sáng và tín hiệu trên xe.

64

65 Trường ĐH SPKT TPHCM Môn học: TT Điện Ô Tô 2

Khoa Cơ Khí Động Lực Mã MH: PABE331233 BM: Điện-Điện tử ô Tô Nhóm: Lớp

PHIẾU THỰC HÀNH

HỆ THỐNG NÂNG KÍNH VÀ KHÓA CỬA TRÊN Ô TÔ

Mục tiêu bài học:

+ Vẽ và giải thích được các mạch điện nguyên lý của các hệ thống nâng kính và khóa cửa.

+ Hiểu rõ cấu tạo, chức năng của từng cụm bộ phận trên các hệ thống điện nâng kính và khóa cửa trên xe và hệ thống điện điều khiển tự động trên ô tô.

+ Trình bày được nguyên lý hoạt động của các hệ thống điện nâng kính và khóa cửa trên ô tô.

+ Kiểm tra, kiểm chứng, phê chuẩn và chứng nhận các hư hỏng trên hệ thống. + Vận hành hệ thống, đề xuất cải thiện.

+ Có khả năng làm việc trong các nhóm để thảo luận và giải quyết các vấn đề liên quan đến điện ô tô.

I. Chuẩn bị:

Bảng vật tư:

stt Tên thiết bị Số lượng Ghi chú 1 Cụm mô tơ nâng kính 2

2 Công tắc nâng hạ kính chính 1 3 Công tắc nâng hạ kính phụ 1

4 Door control 1

5 Cụm mô tơ lock cửa 1

6 Ổ khóa 1

7 Dây điện Cấp khi cần

Một phần của tài liệu Chế tạo một số mô hình điện thân xe hệ thống chiếu sáng và tín hiệu hệ thống nâng hạ kính và khóa cửa hệ thống gạt mưa và rửa kính (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)