KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN KIỂM TRA NỘI BỘ (Trang 44 - 47)

1. Kết luận

Công tác kiểm tra nội bộ trường học có tầm quan trọng hết sức đặc biệt, nó tác động trực tiếp đến quá trình nâng cao chất lượng dạy và học là động lực thúc đẩy sự phát triển của nhà trường. Chính công tác kiểm tra giúp hiệu trưởng nắm được hoạt động hàng ngày trên lớp của giáo viên, cán bộ nhân viên, tình hình học tập của học sinh, đồng thời góp phần ngăn chặn những tiêu cực có thể xảy ra trong nhà trường.

Qua phân tích thực trạng kiểm tra nội bộ trường học ở trường Tiểu học Sính Phình số 2 bản thân chúng tôi đã nhận thấy Hiệu trưởng nhà trường đã tổ chức kiểm tra nội bộ trường học đúng với quy trình, với văn bản cấp trên. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện công tác kiểm tra nội bộ trường học của đơn vị vẫn còn một số hạn chế trong việc tổ chức kiểm tra còn lúng túng, còn mang tính hình thức, kiểm tra đủ với số lượng kế hoạch đề ra song thiếu tính hiệu quả.

Qua thực hiện đề tài này chúng tôi thấy được tính thực tiễn trong công tác kiểm tra nội bộ đối với nhà trường, đó là thực hiện tốt các giải pháp kiểm tra nội bộ một cách nghiêm túc, chắc chắn rằng hoạt động dạy và học ở trường Tiểu học Sính Phình số 2 sẽ đi vào nề nếp hơn, đạt hiệu quả cao hơn.

2. Một số kiến nghị Đối với cấp trên. Đối với cấp trên.

Phòng giáo dục cần có sự chỉ đạo chung cho các cộng tác viên thanh tra, khi đến thanh tra các hoạt động sư phạm của nhà giáo tại các đơn vị trường cần nắm bắt tình thực tế của địa phương, của trường và đối tượng học sinh của lớp được kiểm tra để có cơ sở đánh giá một cách chính xác quá trình hoạt động của một nhà giáo.

- Hàng năm cần có kế hoạch cung cấp kịp thời các trang thiết bị, đồ dùng dạy học để giúp giáo phát huy hết khả năng sư phạm thực hiện tốt giờ dạy của mình theo phương pháp đổi mới.

Đối với cấp trường.

Hàng tháng nên tổ chức họp rút kinh nghiệm và nhắc nhở các thành viên trong ban kiểm tra thực hiện tốt kế hoạch.

Bố trí và sắp xếp thời gian phù hợp để ban kiểm tra làm việc đạt hiệu quả.

Có thể sử dụng các hình thức, thời điểm thực hiện việc kiểm tra để điều chỉnh các sai sót một cách kịp thời như :

+ Kiểm tra lường trước. + Kiểm tra đồng thời.

+ Kiểm tra phản hồi.

Sính Phình, ngày 24 tháng 03 năm 2021

NGƯỜI VIẾT TIỂU LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2010), Luật Thanh tra 2010.

2. Chính phủ (2011), Nghị định 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ hướng dẫn Luật Thanh tra 2010.

3. Chính phủ (2011), Nghị định 97/2011/NĐ-CP ngày 21/10/2011 của Chính phủ về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra.

4. Chính phủ (2014), Nghị định 92/2014/NĐ-CP ngày 8/10/2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Khoản 1, Điều 16 Nghị định 97/2011/NĐ-CP, ngày 21/10/2011 Quy định về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra. (Nghị định có hiệu lực từ 01/12/2014).

5. Chính phủ (2013), Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 9/5/2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT ngày 04/12/2013 hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Thông tư 31/2014/TT-BGDĐT ngày 16/9/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 54/2012/TT-BGDĐT ngày 21/12/2012 của Bộ trưởng BGDĐT Quy định về cộng tác viên thanh tra giáo dục.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN KIỂM TRA NỘI BỘ (Trang 44 - 47)