7. Kết cấu của luận văn
3.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động Phá py
3.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước
Trong điều kiện nước ta hiện nay, việc đổi mới và hoàn thiện các thiết chế giám định tư pháp nói chung và thiết chế PYTT nói riêng là một trong
những nội dung quan trọng được đề cập trong nhiều Nghị quyết của Đảng và Nhà nước như Nghị quyết Trung ương 8 khóa VII, Nghị quyết Trung ương 3, Trung ương 7 khóa VIII và các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc khóa VIII, IX, X, XI, XII. Đặc biệt, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã chỉ rõ:
Hoàn thiện chế định giám định tư pháp. Nhà nước cần đầu tư một số lĩnh vực giám định để đáp ứng yêu cầu thường xuyên của hoạt động tố tụng... Khoản 3, Điều 38 Luật Giám định tư pháp quy định: “Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào khả năng, điều kiện thực tế và thẩm quyền của mình quy định chế độ chính sách khác để thu hút chuyên gia, tổ chức có năng lực tham gia hoạt động giám định tư pháp.
Quyết định số 258/QĐ-TTg ngày 11/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp và Quyết định số 1358/QĐ-TTg ngày 03/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch tổng thể thực hiện Quyết định số 258/QĐ-TTg ngày 11/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp, đã đề ra:
Nghiên cứu, xây dựng cơ chế thu hút đội ngũ nhà chuyên môn, chuyên gia giỏi tham gia hoạt động giám định tư pháp; hoàn thiện chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với các cá nhân tham gia hoạt động giám định cả ở phương diện vật chất (ngạch lương riêng, phụ cấp trách nhiệm, chế độ thâm niên đối với người giám định tư pháp chuyên trách, chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp đối với người giám định hưởng lương từ ngân sách nhà nước; bảo đảm tương quan thu nhập từ việc thực hiện giám định tư pháp với mặt bằng thu nhập của người giám định không hưởng
lương từ ngân sách nhà nước) và phi vật chất (tôn vinh các chuyên gia giỏi, hàng đầu trong các lĩnh vực tham gia hoạt động giám định).
Quyết định số 250/QĐ-TTg ngày 28/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp quy định tại điểm e khoản 2 mục III của Đề án: “Kiến nghị chính sách cần thiết phù hợp bảo đảm việc đãi ngộ và thu hút người làm giám định tư pháp”.
Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 07 tháng 02 năm 2013 về việc phê duyệt Đề án “Khuyến khích đào tạo và phát triển nhân lực y tế các chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần, pháp y và Giải phẫu bệnh giai đoạn 2013- 2020”, nhằm phát triển nguồn nhân lực cho chuyên ngành Pháp y.
Thông tư số 53/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế “Quy định điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định cho tổ chức giám định tư pháp công lập trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần”
Từ các văn bản nêu trên, có thể thấy Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác cải cách tư pháp nói chung và PYTT nói riêng. Từ cơ sở vật chất, trang thiết bị cho đến chế độ, chính sách thu hút và kiện toàn tổ chức giám định pháp y tâm thần, phát triển đội ngũ giám định viên có trình độ cao, tăng cường đầu tư máy móc, trang thiết bị, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho các giám định viên trong lĩnh vực pháp y tâm thần là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, công tác điều trị bệnh tâm thần như điều trị bắt buộc theo quy định của pháp luật, khám chữa bệnh tâm thần cho người dân theo yêu cầu có ý nghĩa quan trọng, góp phần vào việc chăm sóc sức khỏe tâm thần cho nhân dân, giảm tải cho các Bệnh viện Tâm thần của tỉnh Đắk Lắk và khu vực Tây Nguyên.
Thu hút, khuyến khích và động viên đội ngũ giám định viên PYTT, người giám định theo vụ việc và người giúp việc cho giám định viên, nhằm phục vụ cho các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết các vụ án được kịp thời, chính xác, khách quan và đúng pháp luật, đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp góp phần bảo đảm công lý, công bằng xã hội, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động giám định PYTT, bảo đảm đáp ứng yêu cầu của tổ chức, cá nhân, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực.
Xây dựng Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực Tây Nguyên đạt tiêu chuẩn đơn vị sự nghiệp y tế hạng II, quy mô 150 giường (50 giường giám định nội trú, 50 giường điều trị bắt buộc (khi pháp luật cho phép), 50 giường điều trị bệnh tâm thần theo yêu cầu (khi có chủ trương của cấp có thẩm quyền), có cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị hiện đại; đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn vững vàng, phong cách làm việc khoa học, chuyên nghiệp; đời sống vật chất tinh thần ngày một nâng cao; môi trường làm việc dân chủ, thân thiện, đoàn kết để đáp ứng nhu cầu giám định, điều trị bắt buộc và theo yêu cầu cho đối tượng và người bệnh tại 5 (năm) tỉnh Tây Nguyên và 2 (hai) tỉnh Duyên Hải (Khánh Hòa – Phú Yên).
Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho các giám định viên và nhân viên hỗ trợ. Chú trọng đào tạo chuyên sâu một số lĩnh vực như pháp luật, quản lý nhà nước cho cán bộ lãnh đạo và giám định viên.
3.1.3. Mục tiêu cụ thể
Tạo sự chuyển biến sâu sắc, thống nhất cao về nhận thức của lãnh đạo các Bộ, Sở, Ngành, cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về vị tri, vai trò và tầm quan trọng của hoạt động giám định PYTT trong hoạt động tố tụng, hỗ trợ tư pháp và giải quyết các yêu cầu liên quan đến hoạt động giám định cho các cá nhân, tổ chức.
Đảm bảo cơ chế thông tin, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với Trung tâm PYTT để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giám định tư pháp nói chung và quản lý nhà nước về PYTT nói riêng.
Phát huy tối đa các nguồn lực xã hội, có cơ chế khuyến khích, ưu đãi để thu hút những bác sỹ có trình độ chuyên môn cao, những bác sĩ làm việc trong linh vưc tâm thần đã nghi hưu đê đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động giám định PYTT trên địa bàn khu vực Tây Nguyên. Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao trình độ, năng lực giám định viên PYTT, người làm công tác giám định, người hỗ trợ phục vụ đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất và chính sách ngoài lương cho đội ngũ giám định viên PYTT và người làm phục vụ hoạt động giám định của trung tâm.
Thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về giám định PYTT, nâng cao vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo trung tâm và vai trò của giám định viên PYTT.
Xây dựng Trung tâm Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nguyên có 150 giường, có tổng cộng 9 (chín) khoa, phòng và thành lập thêm một số khoa theo nhu cầu thực tế để theo dõi giám định nội trú, điều trị bắt buộc, khám kết hôn (khi pháp luật cho phép) và khám chữa bệnh nội trú theo yêu cầu. Đáp ứng khoảng từ 300 - 500 trường hợp trưng cầu giám định pháp y tâm thần mỗi năm của các cơ quan trưng cầu.
Khám sức khỏe tâm thần theo yêu cầu của cá nhân và tổ chức khoảng 500 - 1.000 trường hợp/năm.
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cho viên chức của trung tâm, đáp ứng tỷ lệ trên 90% bác sỹ có trình độ sau đại học, trên 80% điều dưỡng viên, kỹ thuật viên, dược sĩ có trình độ đại học trở lên.
Hàng năm, 100% cán bộ, viên chức được bồi dưỡng, cập nhật thông tin về tình hình chính trị, chế độ chính sách, pháp luật nói chung và các lĩnh vực của ngành.
Nâng cao tinh thần thái độ phục vụ người bệnh và đối tượng giám định, cải thiện đời sống cho cán bộ viên chức và người lao động.
100% cán bộ, viên chức cơ quan sử dụng thành thạo máy vi tính trong thực hiện nhiệm vụ.
100% cán bộ, viên chức được đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức và bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp sở, cấp phòng và tương đương.
100% lãnh đạo chủ chốt và cán bộ nguồn được bồi dưỡng kinh nghiệm và kỹ năng quản lý nhà nước.
Tiến hành rà soát, quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý giai đoạn 2020- 2025 và tổ chức đào tạo, xây dựng đội ngũ kế cận đảm bảo sự kế thừa, phát triển.