Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 82 - 83)

Được sự quan tâm của các cấp, các ngành và toàn xã hội, công tác QLNN đối với các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng phát triển KT-XH theo hướng CNH-HĐH và hội nhập quốc tế, cụ thể như sau:

Một là, công tác xây dựng và ban hành chiến lược, chương trình, kế hoạch, chính sách đối với trường đào tạo nghề từng bước đi vào nề nếp hơn. Hệ thống văn bản pháp luật, chính sách ĐTN tương đối đầy đủ để làm căn cứ pháp lý cho công tác QLNN đối với trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh.

Hai là, chính sách QLNN đối với trường đào tạo nghề đã được thể hiện trên góc độ tạo lập khung thể chế, chính sách đến tổ chức bộ máy quản lý; hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm được tăng cường đã có tác động nâng cao hiệu quả nguồn lực đầu tư cho công tác ĐTN và đánh giá được hoạt động ĐTN.

Ba là, công tác huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực và xã hội hóa hoạt động ĐTN được chú trọng quan tâm; nguồn lực đầu tư cho hoạt động ĐTN được đa dạng hóa, trong đó NSNN giữ vai trò chủ đạo; hơn nữa, công tác xã hội hoá hoạt động ĐTN đạt được kết quả bước đầu.

Bốn là, đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo ĐTN tăng cả về số lượng và chất lượng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý được chú trọng; đặc biệt là đào tạo, bồi dưỡng nâng cao về nghiệp vụ sư phạm

và kỹ năng nghề cho đội ngũ nhà giáo. Việc xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng có nhiều đổi mới, như: chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm được cấu trúc theo modul với nội dung và thời gian đào tạo phù hợp; chương trình bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề được cập nhật, bổ sung theo

sự thay đổi của kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất.

Năm là, đã có những hình thức hợp tác, liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong hoạt động ĐTN. Đây hoạt động thiết thực và hiệu quả, đem lại lợi ích cho cả hai bên. Đối với các trường đào tạo nghề có tính chuyên nghiệp theo hướng chuẩn hoá. Đối với doanh nghiệp có được lực lượng lao động có tay nghề phù hợp với yêu cầu sản xuất, tiết kiệm chi phí đào tạo.

Sáu là, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về đào tạo nghề được quan tâm triển khai rộng rãi tới các cơ sở đào tạo nghề và nhân dân.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w