LUẬT VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
4.1. Thực tiễn thi hành pháp luật công ty TNHH một thành viên tại Việt Nam
4.1.1. Những kết quả đã đạt được
Hiện nay, với việc quy định rõ ràng và chi tiết các điều luật về thủ tục, điều kiện, phương thức hoạt động,... của công ty trách nhiệm hữu hạn nói chung hay công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, việc đăng ký thành lập doanh nghiệp trở nên phổ biến và dễ dàng hơn. Kể từ khi Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực thi hành, số liệu thống kê tình hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mới theo loại hình tiếp tục cho thấy sự vượt trội của loại hình công ty TNHH một thành viên. Số liệu thống kê về doanh nghiệp thành lập mới trong các tuần chỉ ra: mức độ gia nhập thị trường của các nhà đầu tư thông qua thành lập công ty TNHH một thành viên chiếm tỷ lệ rất lớn (từ 58% đến 68%). Trong tuần 51 năm 2021, số công ty TNHH 1 thành viên mới thành lập là 1.491 công ty, chiếm 62% số doanh nghiệp mới được thành lập. Trong tuần đầu tiên năm 2022, con số này là 1.873 công ty (chiếm 66,2%). Trong tháng 3 năm 2022, khi Luật số 03/2022 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự có hiệu lực, như xu hướng tăng chung của các loại hình doanh nghiệp, số công ty TNHH được thành lập mới tuần 11/2022 (từ 14/3- 19/3) là 2.168 (chiếm 60,7%). Số liệu gần đây nhất được công bố là thông tin tình hình doanh nghiệp đăng ký tuần 16/2022 (từ 18/4 - 23/4), loại hình công ty TNHH một thành viên tiếp tục chứng minh sự vượt trội của mình với 2.135 doanh nghiệp được thành lập (chiếm 61,8% số doanh nghiệp mới được thành lập), tăng 14,3% so với số liệu thống kê tuần trước đó16 . Tính tới ngày 16/05/2022, theo thống kê từ Cổng đăng ký doanh nghiệp quốc gia trực tuyến thì có tới 7.284 doanh nghiệp thành lập mới, đây là một con số khá lớn trong đó loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chiếm một phần không nhỏ. Bên cạnh đó, theo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội thì tới hết tháng 04/2020 số doanh nghiệp được thành lập lên tới 3.087 với mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, chiếm 6% tổng số doanh nghiệp đã được đăng ký tình trên địa bàn thành phố. Trên thực tế cho thấy, mô hình doanh nghiệp này đang được phát triển và đánh giá là phát triển nhanh. Có thể sự phát triển này được giải thích trên những ưu điểm sau:
Công ty TNHH một thành viên với sự độc lập về tài sản với chủ sở hữu, chế độ trách nhiệm hữu hạn nên nó giảm thiểu rủi ro về mặt tài chính cho chính chủ sở hữu, đây chính là bức tường vững chắc bảo vệ cho chủ sở hữu của loại hình doanh nghiệp này.
Với mô hình doanh nghiệp này, dễ dàng cho các thương nhân thoải mái kinh doanh với quy mô nhỏ nhưng đảm bảo về yếu tố tài chính cao. Chỉ cần một cá nhân cũng có thể đăng ký thành lập một doanh nghiệp và thực hiện ý tưởng kinh doanh của mình, điều này thúc đẩy sự phát triển về tư duy, khả năng sáng tạo, góp phần lớn vào nền kinh tế nước
nhà. Đây chính là một điểm sáng mà loại hình này mang lại cho nền kinh tế - xã hội nước nhà.
Bên cạnh yếu tố về tài chính, chủ doanh nghiệp còn thể hiện được ý tưởng kinh doanh dễ dàng và thể hiện sự quyết đoán trong việc đưa ra các quyết định trong kinh doanh. Với hình thức một chủ sở hữu, sẽ không có sự chia sẻ quyền lực như những loại hình doanh nghiệp khác. Vì thế nên chủ sở hữu có quyền quyết định mọi vấn đề của công ty tạo chủ động, linh hoạt.
Tính chuyển đổi hình thức pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mang tính đơn giản nên đây cũng là một yếu tố góp phần thúc đẩy sự phát triển của loại hình này. Nó dễ dàng chuyển đổi sang công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên hay công ty cổ phần qua quy trình góp vốn, huy động vốn,... vì thế nó là một thuận lợi lớn.
4.1.2. Những tồn tại, hạn chế trong thực tiễn thi hành
Hạn chế về chế độ tài chính và vốn
Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “ Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam”. Điều 35 Luật Doanh nghiệp quy định việc chuyển quyền sử dụng đất này không phải chịu lệ phí trước bạ. Tuy nhiên trên thực tế, việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất rất hạn chế xuất phát từ lý do khi góp vốn vào công ty, chủ sở hữu phải tiến hành thủ tục chuyển quyền sử dụng đất cho công ty. Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân đã quy định việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất vẫn phải chịu thuế thu nhập cá nhân, từ đó ảnh hưởng đến việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất.17
Ngoài ra, hiện nay việc góp vốn thành lập công ty bằng giá trị nhãn hiệu trở nên phổ biến. Việt Nam đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ, tuy nhiên các văn bản này vẫn chưa có sự thống nhất, gây khó khăn cho các chủ thể trong quá trình thực hiện.
Về nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty, Khoản 6 Điều 77 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn”. Trên thực tế, chủ sở hữu công ty và các chủ nợ có thể thỏa thuận về việc kéo dài thời hạn thanh toán hoặc việc chưa thanh toán có thể do các lý do khách quan. Do đó, quy định về việc không được rút lợi nhuận như vậy rất khắt khe, ảnh hưởng đến lợi ích của chủ sở hữu.18
Về tổ chức quản lý, theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu có thể tổ chức và hoạt động theo mô hình Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Hội đồng thành viên có từ 03 đến 07 thành viên, do chủ sở hữu công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm và Hội đồng thành viên nhân danh chủ sở hữu công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty (Điều 80). Tuy nhiên, bản chất công ty TNHH một thành viên chỉ bao gồm một thành viên. Do đó, tên gọi Hội đồng thành viên không thể hiện đúng bản chất loại hình công ty này, dễ
17 Nguyễn Phương Đông, “Thực trạng pháp luật hiện hành về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một cá nhân là chủ sở hữu và thực tiễn thi hành tại thành phố Hà Nội”, Tạp chí Công thương, số 19, tháng 8/2020, tr. 50 cá nhân là chủ sở hữu và thực tiễn thi hành tại thành phố Hà Nội”, Tạp chí Công thương, số 19, tháng 8/2020, tr. 50 18 Khuất Hồng Nhung, Tổ chức và quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo Luật Doanh nghiệp năm 2014, luận văn thạc sĩ luật học, PGS. TS. Nguyễn Như Phát hướng dẫn, tr. 58
gây nhầm lẫn với hội đồng thành viên ở loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty hợp danh.
Luật Doanh nghiệp 2020 không có quy định Kiểm soát viên không được giữ các chức vụ quản lý của công ty như Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Điều này dẫn đến việc Kiểm soát viên trong công ty TNHH một thành viên có thể kiêm nhiệm, không đảm bảo tính độc lập, minh bạch, khách quan trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động. 19
4.2. Giải pháp kiến nghị
Công ty TNHH một thành viên là loại hình doanh nghiệp xuất hiện muộn hơn các loại hình doanh nghiệp khác. Tuy vậy, với những ưu điểm của mình trong nền kinh tế hiện nay, công ty TNHH một thành viên nhanh chóng phát triển thành một trong các loại hình doanh nghiệp quan trọng của các quốc gia trên khắp thế giới. Bên cạnh đó, loại hình doanh nghiệp này vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định cần khắc phục để khai thác hết các tính năng và đạt hiệu quả tối ưu trong thực tiễn áp dụng.
Thứ nhất, tăng cường xây dựng và triển khai thực hiện các nội dung hỗ trợ pháp
lý cho doanh nghiệp, nâng cao ý thức, kiến thức pháp luật và đạo đức kinh doanh cho người quản lý doanh nghiệp, phối hợp trao đổi thông tin trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. Trên thực tế nhiều trường hợp các cá nhân khi thành lập công ty không nắm rõ các thủ tục và quy định pháp luật khi thành lập doanh nghiệp dẫn đến các khâu đăng ký gặp nhiều khó khăn à mất nhiều thời gian. Do đó trong nền kinh tế thị trường hiện nay để phát huy được vai trò của các doanh nghiệp cũng như phát triển kinh tế đất nước cần sự phối hợp đồng bộ của nhà nước và doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả trên thực tiễn.
Thứ hai, đơn giản hóa thủ tục thành lập doanh nghiệp. Tự do kinh doanh hợp pháp
là quyền của công dân Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp đặc biệt là công ty TNHH một thành viên trên thực tế muốn thành lập nhưng do thủ tục không thống nhất và bao gồm nhiều khâu đăng ký đồng thời không hiểu rõ về các thủ tục đó dẫn đến bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh trong nền kinh tế luôn phát triển như hiện nay. Do đó cần thống nhất và đơn giản hóa các thủ tục thành lập doanh nghiệp để việc áp dụng trên thực tế được hiệu quả hơn.
Thứ ba, cần hoàn thiện hơn nữa các quy chế về vốn đối với công ty TNHH một
thành viên. Trên thực tế nhiều ngành kinh doanh không yêu cầu mức vốn điều lệ hay vốn pháp định. Do đó có nhiều chủ công ty đăng ký vốn điều lệ là rất thấp nhưng pháp luật cũng không cấm. Nhưng với số vốn đã đăng ký đó thì việc hoạt động của công ty không thể diễn ra. Do đó, với các ngành hoặc nhóm ngành cần được quy định rõ hơn về vốn pháp định khi thành lập doanh nghiệp.