PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

Một phần của tài liệu (SKKN 2022) Sử dụng thơca, ca dao, tục ngữ trong giảng dạy Địa lí ở các trường THPT Huyện ThườngXuân Tỉnh Thanh hóa nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh (Trang 25 - 29)

Gợi mở, phát vấn, giảng giải, thảo luận nhóm. IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1.Ổn định tổ chức 2.Kiểm tra bài cũ 3.Bài mới:

*Mở bài: GV đọc câu ca dao:“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối”

Và hỏi: em hãy giải thích câu ca dao trên?

HS trả lời:câu ca dao nói lên hiện tượng ngày dài, đêm ngắn vào mùa hè và ngày ngắn, đêm dài vào mùa đông ở nước ta.

GV: Vậy dựa vào đâu ông cha ta lại đúc rút ra kinh nghiệm này? Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu câu trả lời đó.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của

học sinh Nội dung

HĐ1:-Tìm hiểu về

chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời

-B1: GV nhắc lại khái niệm chuyển động biểu kiến.

-B2: GV hỏi:

+Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh là gì? +Mặt Trời chuyển động biểu kiến trong phạm vi nào trên Trái Đất? Nguyên nhân sinh ra chuyển động này?

+Những nơi nào trên Trái Đất nhìn thấy Mặt Trời lên thiên đỉnh? Nơi nào thấy 2 lần, nơi nào thấy 1 lần trong năm? +Hiện tượng đó có phải do Mặt Trời chuyển động không? Nếu không thì do nguyên nhân nào?

HĐ2: Tìm hiểu về các

mùa trong năm. (Cặp)

-B1: GV nêu khái niệm mùa.

- B2: GV hỏi:

+ Vì sao có hiện tượng mùa trên Trái Đất? (GV: Nhiệt độ ở 1 nơi trên bề mặt đất phụ thuộc vào độ lớn góc nhập xạ.Mọi địa điểm trên bề mặt đất ở các vị trí khác nhau trên quỹ đạo sẽ nhận được lượng nhiệt khác nhau vì thế sinh ra các mùa khác nhau). - B3: GV hỏi: Vì sao -HS quan sát H 6.1(SGK) + video mô tả chuyển động biểu kiến của Mặt Trời, trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời các câu hỏi của GV.

HS quan sát H 6.2(SGK) + quan sát video mô phỏng chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời, thảo luận theo cặp, trả lời câu hỏi.

I.Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời.

-Khu vực nội chí tuyến, một năm mặt trời lên thiên đỉnh 2 lần.

-Ở chí tuyến một năm Mặt Trời lên thiên đỉnh 1 lần.

-Khu vực ngoại chí tuyến không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh. *Nguyên nhân: Trái Đất đang chuyển động xung quanh Mặt Trời với trục nghiêng (23◦27’ với pháp tuyến của mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất) và không đổi phương. Do đó tia nắng vuông góc với tiếp tuyến bề mặt Trái Đất sẽ lần lượt di chuyển từ 23◦27’N lên 23◦27’ Bắc, điều này khiến ta có ảo giác Mặt Trời chuyển động.

II.Các mùa trong năm

- Mùa là một phần thời gian của năm có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.

- Một năm có 4 mùa:

+ Các nước theo dương lịch ở BBC lấy các ngày Trái Đất ở vị trí đặc biệt trên quỹ đạo chuyển động của nó quanh Mặt Trời làm các ngày khởi đầu mỗi mùa:

Mùa xuân từ 21/3-22/6 Mùa hạ từ 22/6-23/9 Mùa thu từ 23/9-22/12 Mùa đông từ 22/12-21/3 + Các nước theo âm-dương lịch (trong đó có Việt Nam) tính mùa sớm hơn khoảng 45 ngày.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của

học sinh Nội dung

mùa ở hai bán cầu lại trái ngược nhau?

+ GV: Do Trái Đất hình cầu.Khi chuyển động xung quanh Mặt Trời trục Trái Đất luôn nghiêng và không đổi phương trong không gian nên lượng nhiệt và ánh sáng nhận được không giống nhau giữa hai nửa cầu.

*Mở rộng: Sau khi dạy xong nội dung này GV nói: chính vì mỗi mùa điều kiện bức xạ mặt trời, nhiệt độ không khí, khí áp, gió, mưa (nhiệt, ẩm) thích nghi với sự phát triển của từng loại cây trồng nên trong sản xuất nông nghiệp nhân dân ta đúc rút kinh nghiệm qua câu ca dao: Tháng chạp là tháng trồng khoai

Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà…”

- GV: ngoài hai hệ quả trên sự chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất còn sinh ra hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ như cô đã giới thiệu ở phần mở bài. Ở phần III sau đây chúng ta sẽ tìm lời giải thích cho câu ca dao:

“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

NBC.Nguyên nhân: BBC và NBC lần lượt ngả về phía Mặt Trời nên nhận được lượng nhiệt khác nhau sinh ra mùa khác nhau.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của

học sinh Nội dung

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.”

HĐ3: Tìm hiểu hiện

tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ (Nhóm). - B1: GV chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ và giao nhiệm vụ: + Các nhón chẵn quan sát H6.2+H6.3 (SGK) và slide trả lời câu hỏi: Thời gian nào, những mùa nào bán cầu Bắc có ngày dài hơn đêm và ngược lại?

Tại sao có hiện tượng này?

+ Các nhóm lẻ, quan sát H6.3+hình ảnh trình chiếu,trả lời câu hỏi: Từ xích đạo đến cực, sự chênh lệch ngày-đêm thay đổi như thế nào? (GV: như vậy sau khi học xong phần này cô tin rằng các em hoàn toàn có thể lí giải được câu ca dao trên).

HS quan sát hình, thảo luận nhóm tìm câu trả lời từ đó rút ra nhận xét. - B2: Đại diện các nhóm trình bày kết hợp chỉ và đo độ dài phần ban ngày ban đêm ở một vĩ tuyến bất kì trên H6.3 (SGK).

III.Ngày,đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ

1.Ngày ,đêm dài ngắn theo mùa

- Từ 21/3-23/9 (mùa xuân và mùa hạ BBC): BBC ngả về phía Mặt Trời nên có ngày dài hơn đêm. NBC thì ngược lại.

- Từ 23/9-21/39 (mùa thu và mùa đông BBC): BCN ngả về phía Mặt Trời nên BBC có ngày ngắn hơn đêm.

- Vào ngày 21/3 và 23/9: trục Trái Đất không quay đầu nào về phía Mặt Trời vòng sáng, tối đi qua chính 2 cực Bắc-Nam nên mọi nơi trên bề mặt Trái Đất có ngày dài bằng đêm. - Ở BBC: +Ngày 22/6 có ngày dài nhất, đêm ngắn nhất.

+Ngày 22/12 có đêm dài nhất, ngày ngắn nhất.

2.Ngày,đêm dài ngắn theo vĩ độ

- Tại xích đạo độ dài ngày, đêm bằng nhau trong suốt năm

- Càng xa xích đạo, sự chênh lệch thời gian ngày-đêm càng lớn.

Ví dụ: Vào ngày 22/6: ở Hà Nội (21◦B) ngày dài 13h25’; ở Pa-ri (49◦B) ngày dài 16h19’; ở vòng cực Bắc (66◦33’B) ngày dài 24 giờ.

- Từ vòng cực đến cực có hiện tượng ngày (đêm) dài suốt 24h gọi là ngày (đêm) địa cực. Càng gần cực số ngày (đêm) địa cực càng tăng. Tại 2 cực số ngày (đêm) địa cực kéo dài suốt 6 tháng.

V. CỦNG CỐ

1. Nối cột A và cột B sao cho đúng

A B

Tại hai chí tuyến Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần trong năm Khu vực ngoại chí tuyến Trong năm Mặt Trời không lên thiên đỉnh lần

nào 2 .Chọn câu trả lời đúng ở mỗi câu hỏi sau:

a. Thời gian từ 21/3-23/9, ở bán cầu Bắc là mùa:

A. Xuân B. Hạ C. Thu D. Đông b. Nơi nào có ngày dài bằng đêm trong suốt năm:

A. Xích đạo B. Chí tuyến C. Vòng cực D. Cực c. Vào ngày 22/6, ở bán cầu Bắc có:

A. Ngày dài nhất B. Đêm dài nhất VI. DẶN DÒ VÀ HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ

1. Trả lờ các câu hỏi cuối bài

2. Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, thơ ca về các mùa.Ví dụ:

“Sen tàn, cúc lại nở hoa

Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân.”

(Nguyễn Du) 3. Các em xem trước nội dung bài học tiết sau.

Một phần của tài liệu (SKKN 2022) Sử dụng thơca, ca dao, tục ngữ trong giảng dạy Địa lí ở các trường THPT Huyện ThườngXuân Tỉnh Thanh hóa nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(29 trang)
w