III. Tiến trình bài giảng 1.Ổn định lớp: (1phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (4phút)
Câu hỏi 1: Nêu nhiệm vụ và phân loại hệ thống làm mát?
Bơm nước Két làm mát Két làm mát Áo nước làm mát cho động cơ Van hằng nhiệt 8
- Giáo viên gọi 2 học sinh lên lần lượt trả lời và giáo viên nhận xét, cho điểm. - Nhận định và giải thích: 2phút.
TH1: Xe 1 lần khởi động đi quãng đường 100km TH2: xe nhiều lần khởi động đi quảng đường 100km
Vậy theo em Trường hợp nào xe tốn nhiều nhiên liệu hơn? Vì sao?
- Giáo viên: cho thời gian học sinh suy nghĩ và trả lời, giáo viên nhận xét và kết luận
TH2: xe tốn nhiều nhiên liệu hơn vì nhiều lần thì sẽ tốn nhiều nhiên liệu hơn. Vậy hệ thống nào làm nhiệm vụ điều tiết nhiên liệu cho động cơ làm việc bình thường ở các chế độ làm việc khác nhau chúng ta cùng nghiên cứu bài 27
Thời gian
Nội dung Hoạt động của GV và HS
10 phút
I.Nhiệm vụ và phân loại 1. Nhiệm vụ
-Cung cấp hòa khí (hỗn hợp xăng và không khí) sạch vào xilanh động cơ. Lượng và tỷ lệ hòa khí phải phù hợp với các chế độ làm việc của động cơ
? Đọc tên của hệ thống bạn nào biết nhiệm vụ của hệ thống là gì?
HS:
? Em nào kể tên các loại động cơ dùng nhiên liệu là xăng?
HS:
GV nhận xét và kết luận: ô tô, xe máy. Máy bay, máy bơm nước, máy
25 phút
2.Phân loại:
-Theo cấu tạo bộ phận hình thành hóa khí có 2 loại: +Hệ thống nhiên liệu dùng BCHK. +Hệ thống nhiên liệu dùng vòi phun. II.Hệ thống cung cấp nhiên liệu dùng BCHK. 1.Cấu tạo: phát điện v.v
? Xe máy là phương tiện rất gần với các em và có thể chúng ta đã được ngồi và quan sát các thao tác của người lái xe rồi, em nào nói các chế độ làm việc của động cơ?
HS:
Giáo viên nhận xét và kết luận: Có 5 chế độ làm việc:
-Chế độ khởi động: cần hỗn hợp đậm -Chế độ chạy không tải: Hỗn hợp đậm để duy trì động cơ làm việc -Chế độ 1 phần tải:cần hỗn hợp đủ đậm
-Chế độ toàn tải: Hỗn hợp nhạt, (là trường hợp động cơ phát được công suất lớn nhất)
-Chế độ tăng tốc: cần hỗn hợp đậm Giáo viên: vì thời gian có hạn nên giáo viên phân tích 1 trong các chế độ làm việc của động cơ.
Giáo viên: Căn cứ vào đâu để phân loại hệ thống?
HS:
Giáo viên: Ngoài ra căn cứ vào cách cung cấp nhiên liệu có 2 loại: - Loại tự chảy và loại cưỡng bức.
Thùng xăng -> Bầu lọc xăng Bầu lọc khí -> Bơm xăng ->BCHK Xi lanh -Thùng xăng: Để chứa xăng -Bầu lọc xăng: Lọc sạch cặn bẩn trong xăng.
-Bơm xăng: Hút xăng từ thùng chứa đưa tới BCHK. - BCHK: Trộn xăng với không khí tạo thành hòa khí có tỷ lệ phù hợp với các chế độ làm việc của động cơ.
Giáo viên: Đưa ra 1 số hình ảnh trên máy chiếu học sinh đoán các chi tiết. Giáo viên: Tổ chức trò chơi đôi bạn hiểu nhau. Thời gian nghiên cứu 1phút – giáo viên chọn 2 cặp để lên hoàn thiện vào sơ đồ câm trong thời gian 2phút.
Giáo viên nhận xét và kết luận: chọn ra đội thắng cuộc.
-Nghiên cứu nhiệm vụ của các chi tiết.
Giáo viên tổ chức thảo luận nhóm: Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm: thời gian 1phút.
Giáo viên gọi 3 học sinh đại diện mỗi nhóm lên ghép các nhiệm vụ vào các chi tiết theo sơ đồ.
Thời gian: là lúc cô và học sinh ngồi dưới kết thúc bài hát “Bài ca sinh viên”.
Giáo viên nhận xét và kết luận đội chiến thắng.
Giáo viên: Đa số động cơ này dùng 2 bầu lọc:
+Bầu lọc thô đặt ngay sau thùng xăng.
+Bầu lọc tinh đặt ngay trước BCHK. ? Trong hệ thống bộ phận nào là quan trọng nhất?
2.Nguyên lý làm việc.
Không khí Bầu lọc khí bơm xăng BCHK Bầu lọc xăng Xi lanh thùng xăng
( sơ đồ động này chiếu trên HS:
Giáo viên nhận xét và kết luận: Bộ chế Hòa khí.
Giáo viên chiếu sơ đồ phóng to hình vẽ giới thiệu loại động cơ không dùng bơm xăng.
? Hệ thống nhiên liệu ở động cơ xe máy có bơm xăng không?
GV:Tại sao cấu tạo như vậy mà hệ thống vẫn làm việc được bình thường?
HS:
Giáo viên nhận xét và kết luận: với một số xe máy không có bơm xăng do thùng xăng đặt cao hơn BCHK nên xăng tự chảy vào BCHK.
Giáo viên: Thực ra trong sơ đồ cấu tạo nói là hòa khí hình thành ở BCHK nhưng cụ thể sẽ là ở họng khuếch tán. Để hiểu họng khuếch tán chúng ta cùng nghiên cứu sơ đồ cấu tạo của BCHK đơn giản qua thông tin bổ sung:
Giáo viên: chiếu sơ đồ cấu tạo, học sinh đọc thông tin bổ sung.
Giáo viên: Nhìn sơ đồ cấu tạo đã phần nào hiểu được nguyên lý của hệ thống dùng BCHK vậy chúng ta nghiên cứu phần 2.
Giáo viên: xây dựng 1 số câu hỏi bằng cách lập bảng – lần lượt gọi học sinh trả lời và nhận xét: Câ u Nội dung Đáp án 1 Bộ phận nào hút xăng từ Bơm xăng.
máy). Thùng xăng bầu lọc xăng bơm xăng Buồng phao (BCH K ) Ở kỳ nạp: xăng (ở buồng phao Họng khuếch tán (BCHK) Xi lanh thùng chứa để đưa vào hệ thống? 2 Xăng được đưa đến vị trí nào của BCHK? Buồng phao. 3 Động cơ nạp nhiên liệu ở kỳ nào? Kỳ nạp. 4 Vì sao không khí được hút vào bộ chế hòa khí? Áp suất trong xy lanh thấp hơn ngoài không khí Giáo viên: Cho sơ đồ khối có mũi tên động chỉ đường đi của không khí và nhiên liệu, yêu cầu học sinh nói nguyên lý làm việc của hệ thống? Học sinh:
Giáo viên nhận xét và kết luận:
Giáo viên: Nói ưu, nhược điểm của BCHK?
HS:
Giáo viên nhận xét và kết luận:
-Ưu điểm: Hệ thống đơn giản, dễ sử dụng sửa chữa, khi thay đổi chế độ làm việc chỉ cần thay đổi độ mở của bướm ga.
-Nhược điểm: không cung cấp nhiên liệu có thành phần phù hợp với từng chế độ làm việc của động cơ.
Giáo viên dẫn dắt để kết thúc tiết 1 bài 27.
4.Củng cố (2phút):
- Giáo viên có thể cho câu hỏi trắc nghiệm và đưa ra sơ đồ khối tổng quát. - Gọi Học sinh trả lời và hoàn thiện sơ đồ.
Câu 1: Chọn câu thích hợp để điền vào chỗ trống:
Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng có nhiệm vụ: