Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo

Một phần của tài liệu (SKKN 2022) sử dụng video, câu chuyện kinh doanh, truyện ngụ ngônvào dạy học phần công dân với kinh tế giáo dục công dân lớp 11 nhằm và nâng cao hiệu quả và tạo hứng thú (Trang 25)

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.4Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo

bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.

Trong quá trình dạy học khối 11, năm học 2021 – 2022, tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát thực trạng tự học của HS. Tôi chọn 2 lớp có lực học ngang nhau, điều kiện học tập tương đương. Lớp 11B5 là lớp thực nghiệm các biện pháp nâng cao năng lực tự học, lớp 11B4 là thực đối chứng.

Kết quả kiểm tra giữa học kì 1, năm học 2020 - 2021 khi chưa áp dụng đề tài:

Lớp Tổngsố GiỏiHS % KháHS % TBHS % YếuHS %

11B5 (TN) 43 6 14,0 12 27,9 21 48,8 4 9,3

11B4 (ĐC) 40 4 10 14 35,0 17 42,5 5 12,

5

Qua kết quả điều tra cho thấy 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng tương đương nhau, số HS đạt điểm trung bình tương đối cao, số HS đạt điểm khá và nhất là điểm giỏi còn thấp.

Sau khi tiến hành thực nghiệm, đối chứng ở hai lớp 11B4 và 11B5, từ kết quả làm bài kiểm tra 1 tiết và kiểm tra học kì 2, tôi thu được kết quả:

11B5 (TN) 43 15 34, 7 19 44,2 9 2,1 0 0 11B4 (ĐC) 40 7 17, 5 15 37,5 15 37,5 3 7,5 TN: Thực nghiệm ĐC: Đối chứng

Từ việc kiểm chứng và so sánh tôi nhận thấy kết quả giữa 2 lớp có sự phân hóa rõ rệt, ở lớp thực nghiệm HS được tiếp thu những quy luật, phạm trù kinh tế…. Những kiến thức ấy đòi hỏi các em luôn phải phân tích, ghi nhớ, kĩ năng hợp tác, thuyết trình… Các em ghi nhớ sâu hơn, hiểu bản chất kiến thức kinh tế chính xác hơn, chủ động khi tiếp nhận nhiệm vụ học tập. Khả năng giải thích được những hiện tượng kinh tế quanh ta. Tăng khả năng tự học, làm việc nhóm tốt, biết sưu tầm và sử dụng câu chuyện kinh doanh, truyện ngụ ngôn hay video để vận dụng vào bài học. Có đinh hướng nghề nghiệp, hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc phát triển kinh tế cá nhân, gia đình và xã hội. Số lượng học sinh hứng thú, thích học với tiết học tăng lên, các em hiểu bài nhiều hơn. Đây cũng là cơ sở dẫn tới tỷ lệ học sinh đạt điểm trung bình khá, giỏi tăng lên đáng kể, số lượng học sinh đạt điểm yếu kém giảm rõ rệt so với lớp không thực nghiệm.

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận

Sưu tầm và sử dụng những câu chuyện ngụ ngôn, câu chuyện kinh doanh, video kinh doanh là một kho tàng tri thức quý báu, chứa đựng những kinh nghiệm, bài học đã đúc rút qua thực kinh doanh hàng thế kỷ. Trong quá trình giảng dạy môn GDCD nói chung và GDCD lớp 11 nói riêng, tôi nhận thấy rằng việc đưa những câu truyện kinh doanh, truyện ngụ ngôn, video kinh doanh… mang tính kinh điển song lại gần gũi với cuộc sống là điều cần thiết, mang lại hiệu quả giáo dục tích cực, tạo hứng thú cho HS khi học môn học.

Việc vận dụng đề tài này là để HS hứng thú học tập, phát triển khả năng tư duy. Muốn vậy, đối với GV cần phải tự rèn luyện bản thân để có những phẩm chất và năng lực của người GV, có trình độ chuyên môn và năng lực giảng dạy tốt với một vốn kiến thức phong phú về câu truyện kinh doanh, truyện ngụ ngôn để kết hợp với những

phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, làm cho các em hứng thú, say sưa học hỏi hơn. Khi sử dụng thường xuyên HS cũng có ý thức trong việc sưu câu chuyện kinh doanh, video có liên quan đến bài học và yêu thích môn học hơn.

Với phương pháp này, GV lựa chọn những câu chuyện, video phù hợp với nội dung bài giảng, có phương pháp đưa các câu chuyện, video ấy vào bài giảng kết hợp với những đồ dùng dạy học, clip ngắn, slide hình ảnh, trò chơi sáng tạo… và lời nói truyền cảm của GV sẽ giúp HS hăng hái học tập, lĩnh hội kiến thức mới, tạo được sự sinh động cho bài giảng, giúp các em lĩnh hội tốt hơn kiến thức môn học.

Sáng kiến kinh nghiệm này có thể sử dụng đối tượng học sinh khối 11 cho những năm học tiếp theo trong trường THPT Triệu Sơn 1 nói riêng và các trường THPT nói chung.

3.2. Kiến nghị

1. Đối với Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa nên tăng cường thêm các chuyên đề tập huấn để giáo viên GDCD nắm vững chuyên đề về kinh tế và thực hiện hiệu quả việc đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là các phương pháp hướng dẫn học sinh liên hệ, ứng dụng quy luật kinh tế vào thực tiễn cuộc sống, góp phần nâng cao kĩ năng thực hành, rèn luyện trách nhiệm cho học sinh thông qua dạy học. Đề nghị Sở giáo dục và đào tạo đóng góp ý kiến và tạo điều kiện để tôi tiếp tục phát triển Sáng kiến kinh nghiệm này cũng như tìm tòi những sáng kiến mới.

2.Đối với tổ chuyên môn và đồng nghiệp: Đề nghị Tổ chuyên môn Văn - GDCD nhanh chóng triển khai ứng dụng Sáng kiến kinh nghiệm này trong giảng dạy tại Nhà trường trong các năm học tới.

3. Trên đây là đề tài sáng kiến kinh nghiệm tôi đã thực hiện tại đơn vị trường THPT Triệu Sơn 1 trong năm học vừa qua. Rất mong đề tài này được xem xét, mở rộng hơn nữa để áp dụng cho nhiều bài học, nhiều đối tượng học sinh, giúp việc dạy học GDCD trở nên thiết thực, hiệu quả hơn.

XÁC NHẬN CỦA

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2022

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chu Huy (chủ biên), Dạy Kể chuyện ở trường Tiểu học, NXB Giáo dục, 2000. 2. Đinh Văn Đức (Chủ biên), Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn giáo dục công dân 11, NXB Đại học sư phạm, 2010.

2. https://www.youtube.com 3. https://vi.wikipedia.org 4. https://bstyle.vn/cau-chuyen-kinh-doanh.html 5. https://unica.vn/blog/nhung-cau-chuyen-kinh-doanh 6.https://bytuong.com/tong-hop/nhung-tam-guong-vuot-kho-thanh-doanh-nhan- lam-giau.html

7. Giáo dục thời đại, Như Xuân, 15/10/2018.

8.Ngữ văn 6, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017

9. Phan Trọng Ngọ (chủ biên), Vấn đề trực quan trong dạy học, NXB ĐHQG HN, 2000.

10. Từ điển Tiếng Việt, NXB Từ điển bách khoa, 2006 11. Sách giáo khoa Giáo dục công dân 11

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP

CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Thiều Thị Hoa

Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên GDCD, Trường THPT Triệu Sơn 1

TT Tên đề tài SKKN Cấp đánh giá xếp loại (Ngành GD cấp huyện/tỉnh; Tỉnh...) Kết quả đánh giá xếp loại (A, B, hoặc C) Năm học đánh giá xếp loại 1 Thiết kế tiết 16 thực hành, ngoại khóa giáo dục kỹ năng tiêu dùng thông minh cho học sinh qua môn giáo dục công dân 11

Tỉnh C 2016

2

“Sưu tầm và sử dụng tình huống giả định bằng video “Cái lí cái tình” của VTV3 vào dạy các bài GDCD 12”

Tỉnh B 2020

3

Khai thác các kênh hình truyền hình thực tế vào giáo dục kỹ năng tự vệ, thoát hiểm ứng phó với tình huống nguy hiểm cho học sinh qua tiết thực hành, ngoại khóa GDCD lớp 12

PHỤ LỤC 1

I. PHIẾU ĐIỀU TRA

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VIDEO, CÂU CHUYỆN KINH DOANH, TRUYỆN NGỤ NGÔN VÀO DẠY HỌC PHẦN “CÔNG DÂN VỚI KINH TẾ” - GDCD 11

Trường THPT Triệu Sơn 1 - Lớp: ………

Giới tính:………..Quê quán: ………

Nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn học GDCD, từ thực tế giờ học ở lớp, em hãy vui lòng điền vào mẫu phiếu sau.

PHẦN I: VỀ KHẢ NĂNG NHẬN BIẾT 1.Video, câu chuyện kinh doanh là gì?

A.Là những video, câu chuyện kinh doanh có nội dung liên quan đến bài học.

B. Video là phương tiện điện tử để ghi, sao chép, phát lại, phát sóng và hiển thị hình ảnh chuyển động được lưu trữ trong các phương tiện; Câu chuyện là chuyện kể sự việc đã xảy ra.

2.Ý nghĩa của việc sử dụng tư liệu video, câu chuyện kinh doanh, truyện ngụ ngôn vào dạy học môn GDCD?

A.Tạo hứng thú học tập cho HS và nâng cao hiệu quả chất lượng dạy học. B.Giúp cho bài giảng của GV phong phú về tư liệu

3. Thầy cô có hay sử dụng tư liệu video, câu chuyện kinh doanh vào dạy học không?

A.Thường xuyên B.Thỉnh thoảng C.Không bao giờ.

PHỤ LỤC 2

PHIẾU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM ST

T

Tiêu chí đánh giá Mức độ đánh giá

Tốt Tương

đối

Tạm ổn Chưa ổn

1 Xây dựng bài cấu trúc mạch lạc, rõ ràng, đủ kiến thức cơ bản

2 Khả năng thuyết trình

3 Trình độ CNTT *

4 Ý tưởng sáng tạo, độc đáo

5 Năng nổ, hoạt bát; khả năng hợp tác, làm việc nhóm

PHỤ LỤC 3

Thiết kế giáo án mẫu có sử dụng video, câu chuyện kinh doanh vào dạy học phần Công dân với kinh tế.

TIẾT 1 - BÀI 1: CÔNG DÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức.

- Thế nào là sản xuất của cải vật chất và vai trò của sản xuất của cải vật chất đối với đời sống XH.

- Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và mối quan hệ giữa chúng

2. Về kỹ năng.

- Biết tham gia xây dựng kinh tế gia đình phù hợp với khả năng của bản thân.

3. Về thái độ, phẩm chất

- Tích cực tham gia xây dựng kinh tế gia đình và địa phương.

- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng lao động của bản thân, góp phần xây dựng kinh tế đất nước.

- Phẩm chất: Yêu lao động, quý trọng những giá trị của cải vật chất do mình tạo ra; nhân ái, khoan dung; trung thực, tự trọng, chí công vô tư. Có trách nhiệm học tập lao động nhằm năng cao đời sống kinh tế cho bản thân, cộng đồng, đất nước,

4. Các năng lực và phẩm chất hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh

*Những năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

* Năng lực riêng: Những năng lực chuyên môn, được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất. * Các phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; để phát triển con người toàn diện nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng đất nước trong tình hình mới.

5. Nội dung tích hợp trong môn và tích hợp liên môn

* Môn GDCD: Tích hợp một số chủ đề giáo dục kỹ năng sống…..

* Liên môn:

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học: Tổ chức hoạt động thảo luận nhóm, xử lí tình huống, đóng vai, kể chuyện

2. Hình thức dạy học chính: làm việc theo nhóm (chia lớp làm 4 nhóm cố định suốt giờ học). Làm việc cá nhân học sinh nghiên cứu tự học, tự làm dưới sự hướng

dẫn của giáo viên. Dạy học trên lớp, kết hợp làm việc tại nhà và tìm hiểu trên các kênh thông tin .

III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên

- Tài liệu chính thức: Sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân. - Tài liệu tham khảo khác:

+ Hồ Thanh Diện: Thiết kế bài giảng Giáo dục công dân , NXB. Hà Nội, 2007.

+ Vũ Hồng Tiến - Trần Văn Thắng - Nguyễn Thị Hoa: Tình huống Giáo dục công dân, NXB. Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh, 2008.

- Dùng các dụng cụ dạy học trực quan như sơ đồ tư duy, máy chiếu, bảng phụ, bút .

2. Chuẩn bị của học sinh

- Dùng các dụng cụ học tập, bảng phụ, bút dạ, vở ghi….

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số lớp, kiểm tra việc chuẩn bị bài, chuẩn bị đồ dung học tập của học sinh, các nhóm học sinh

2. Kiểm tra bài cũ: Không

3. Các hoạt động học:

I.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung bài học

*Hoạt động1: Khởi động

1. Mục tiêu: Kích thích HS tự tìm hiểu nội dung bài hát , rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận thức, quan sát.

2. Thời gian: 5 phút 3. Các thức tiến hành:

Cách 1: GV cho HS xem đoạn video giới thiệu doanh nhân Phạm Nhật Vượng

Đường link: https://www.youtube.com/watch?v=2A-

MNpVHpN4&t=181s Để tồn tại con

người con người phải lao động, phải sản xuất ra của cải vật chất, phải có hoạt động kinh tế. Và để tiến hành nó con người cần có các điều kiện gì?

GV: Theo em, hoạt động của ông Phạm Nhật Vượng là hoạt động gì?

HS trả lời:

GV: Các hoạt động đó có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống hằng ngày của chúng ta?

HS trả lời:

GV căn cứ vào câu trả lời của HS để dẵn dắt vào bài mới. Các hoạt động đó là hoạt động sản xuất nhằm tạo ra của cải vật chất phục vụ cho đời sống hằng ngày của chúng ta. Cuộc đời và sự nghiệp kinh doanh của Doanh nhân Phạm Nhật Vượng đã tạo ra khối lượng của cải vật chất khổng lồ cho xã hội, đóng góp rất lớn vào nên kinh tế đất nước, làm rạng danh con người và trí tuệ Việt Nam vươn tầm thế giới. và các hoạt động đó có vai trò và tầm quan trọng như thế nào sẽ được làm rõ trong bài học hôm nay.

Cách 2: Câu chuyện làm giàu của Steve Jobs – ông vua công nghệ.

GV: Cho HS xem hình ảnh

GV: Em có biết nhân vật trên màn hình này là ai? HS trả lời:

GV: Steve Jobs ông là đồng sáng lập viên, chủ tịch, và cựu tổng giám đốc điều hành của hãng Apple, là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất ở ngành công nghiệp vi tính.

“Nếu nhắc đến những doanh nhân thành đạt trên thế giới, những người vượt khó làm giàu thì thật thiếu sót nếu không nhắc đến Steve Jobs. Ông được xem là thần tượng khởi nghiệp làm giàu từ hai bàn tay trắng của giới trẻ ngày nay. Jobs được đông đảo người biết đến là một trong những doanh nhân thành đạt trên thế giới với đế chế Aplle lừng lẫy. Hành trình lập nghiệp của ông là một câu chuyện tiêu biểu cho những tỷ phú khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng bằng niềm đam mê. Steve Jobs vốn là trẻ mồ côi được một gia đình bình thường nhận nuôi, vì không đủ tiền học phí mà ông phải bỏ học giữa chừng. Dù là vậy, ông vẫn kiên trì theo đuổi sự nghiệp học hành từ những lớp dự thính. Bằng niềm yêu thích công nghệ ông đã nghiên cứu và cho ra đời thương hiệu Apple vào năm 1976 sau khi trải qua nhiều thăng trầm. Nhưng con đường sự nghiệp của Steve không hề suông sẻ như vậy. Bởi ông từng bị sa thải khỏi công ty do chính mình thành lập. Nhưng không từ bỏ niềm đam mê của mình, chính sự kiên trì đó đã đem lại quả ngọt của Steve Jobs, khi mà sau cùng ông đã được cả thế giới công nhận là cha đẻ của Apple và là người tiên phong trong những sản phẩm công nghệ, đặc biệt là Iphone, Ipad nổi tiếng hiện nay”.

(Trích nguồn: .https://bytuong.com/tong-hop/nhung-tam-guong- vuot-kho-thanh-doanh-nhan-lam-giau.html)

GV: Trên thế giới cũng như Việt Nam không hề thiếu những tấm gương vượt khó thành doanh nhân làm giàu. Họ làm giàu ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Câu chuyện vượt khó làm giàu của các doanh nhân tỷ phú là những bài học truyền động lực cho người trẻ khởi nghiệp ngày nay. Những sản phẩm trí tuệ thông minh

Một phần của tài liệu (SKKN 2022) sử dụng video, câu chuyện kinh doanh, truyện ngụ ngônvào dạy học phần công dân với kinh tế giáo dục công dân lớp 11 nhằm và nâng cao hiệu quả và tạo hứng thú (Trang 25)