Qua quá trình giảng dạy bộ môn từ năm 1997 đến nay nhất là những năm gần đây tôi đã chú trọng ngoài giảng dạy chính khoá, tôi còn suy nghĩ tìm tòi để giảng dạy có hiệu quả cao thông qua bồi dưỡng và hướng dẫn học sinh học, học sinh ngày càng yêu mến môn học Địa lí. Tôi đã mạnh dạn thực hiện hoạt động:
“ Hướng dẫn làm tốt câu hỏi trắc nghiệm từ bảng số liệu và biết hướng lát cắt, dẫy núi, con đường, gió thổi, dòng sông, điểm cực ở Át Lát trong chương trình Địa lý 12 THPT hiện nay ”:
Với tinh thần (Học và vui, vui và học ). [3] đã đạt được kết quả nhất định qua các kỳ thi và tổng kết cuối năm cụ thể với đối chứng sau:
Đối chứng:
* Năm học 2018 – 2019:
Tôi được phân công dạy khối 12. Lúc này đã cải cách giáo dục, bộ môn cũng tiến hành đồng thời cải cách. Tôi cũng vận dụng theo chỉ đạo của chuyên môn và thu được kết quả theo bảng số liệu sau:
( Đại diện 3 lớp học tôi trực tiếp giảng dạy)
Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu, kém
12I 42 5% 27% 62% 6%
12M 45 7% 35% 65% 3%
Với kết quả trên tôi nhận thấy kết quả giảng dạy chưa cao, học sinh đạt điểm giỏi, khá còn quá thấp và yếu kém, trung bình còn nhiều, nhất là nhiều học sinh không hứng thú, không yêu thích và không thích học môn Địa lí.
Vì vậy để dạy và học tốt bộ môn Địa lí, học sinh yêu thích ham học môn Địa lí cần phải làm gì? Tôi tự đặt câu hỏi và tự tìm hướng giải quyết kể cả tham khảo ở các đồng nghiệp giàu kinh nghiệm, nhằm thu hút học sinh ưa thích môn Địa lí và bản thân nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn.
* Năm học 2019 – 2020:
Tôi tiếp tục giảng dạy bộ môn ở lớp 12, trong đó bản thân trực tiếp dạy 3 lớp đại diện khối đó là: Lớp 12G, lớp 12H và lớp 12M. Với kiến thức sẵn có, với sự học hỏi đúc kết kinh nghiệm qua cải tiến, ngoài phương pháp giảng dạy, tôi còn cải tiến cách hoạt động. Tôi nhận thấy để đạt được kết quả cao trong công tác giảng dạy cần phải đổi mới phương pháp, cách dạy học và cách đánh giá thăm dò tôn trọng ý kiến, sở trường và sở đoản, nguyện vọng của học sinh như đã trình bày ở phần 2.3. Tôi đã thử nghiệm dạy ở 3 lớp 12G, 12H và 12M có kết quả cao hơn so với cách làm cũ là:
Qua kiểm tra học tập tổng kết năm học như sau:
Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu, kém
12G 45 30% 50% 20% 0%
12H 45 31% 45% 24% 1%
12M 45 30% 35% 24,5% 1%
Qua kết quả trên tôi nhận thấy nếu chỉ có học sinh khá, trung bình không thôi thì kết quả sẽ không cao, học sinh sẽ học uể oải. Còn nếu có cách đánh giá khách quan về năng lực học sinh để phân loại và thăm dò sở thích, sở đoản đối với học sinh thì hoạt động này đưa vào lồng ghép trước và sau giờ học chính khoá thì kết quả sẽ cao hơn, có chất lượng hơn đối với giáo viên, để từ đó giáo viên có một tâm thế biết cách tháo gỡ đối với cách dạy và học đối với các thế hệ học sinh thân yêu của mình, đó cũng là liềm hạnh phúc vô bờ bến của những người đứng trên bục giảng nói chung và người dạy bộ môn Địa lí nói riêng. Tôi luôn chú trọng trong thực hiện mạnh dạn đưa hoạt động: Cách đánh giá năng lực học sinh vào trong môn Địa lí ở trong trường THPT lồng ghép vào chương trình học, nhưng vẫn đảm bảo thời gian, giờ giấc cho chương trình học, tiết học chính khoá. Với những cố gắng hướng học sinh học theo kinh nghiệm của bản thân. Cuối năm học, nhiều học sinh đã đạt kết quả cao trong tổng kết năm học tại trường và có nhiều học sinh giỏi cấp trường, cấp tỉnh, đạt điểm cao trong kỳ thi Tốt nghiệp THPT hầu hết từ 5 điểm đến 9,75 điểm và góp phần đỗ cao Đẳng, Đại học nhiều:
Tiêu biểu là các em:
1. Em : Phạm Thị Xuân: Giải Nhì Tỉnh - Lớp 12M
2. Em: Nguyễn Thị Nga : Thi TNTHPT - Đạt 9,5 điểm - Lớp 12G 3. Em Phạm Thị Xuân :Thi TNTHPT - Đạt 9,5 điểm - Lớp 12M
4. Em Nguyễn Đạt Phát: Thi TNTHPT - Đạt 9,75 điểm - Lớp 12M
3. Kết luận, kiến nghị:
Vấn đề dạy và học là vấn đề cơ bản để đạt kết qủa trong giảng dạy, tổ chức học tập tốt, phân loại được học sinh theo năng lực cũng như biết cách để dạy và hướng dẫn, động viên học sinh ngày càng thêm yêu thích, đam mê học tập môn Địa lí và đảm bảo cho các em có kết quả cao trong học tập và trong thi cử.
Qua thực tế tôi đã cố gắng trong việc chuẩn bị các hoạt động đánh giá học sinh về năng lực, hướng dẫn học sinh cách ôn tập với từng đối tượng học sinh. Nên tôi đã mạnh dạn trình bày trước các đồng nghiệp.
Tuy nhiên trong nội dung trình bày, sự sắp xếp cách trình bày có nhiều thiếu sót, có những ý chưa nổi bật hoặc còn khó hiểu.
Vậy tôi rất mong sự góp ý - phê bình của đồng nghiệp và các bậc cha - anh -chị, em, trong ngành và trong đồng môn Địa lí.
Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm này là của tôi, nếu không phải tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Tôi xin chân thành cảm ơn ! XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Nga Sơn, ngày 05 tháng 06 năm 2022
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
Tác giả
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Tài liệu tập huấn: xây dựng các chuyên đề dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Địa lí ( Dự án phát triển giáo dục trung học 2)- Bộ giáo dục & Đào tạo/ Vụ giáo dục trung học - Hà Nội tháng 12/2014.
[2]. Tài liệu hội thảo tập huấn đổi mới tổ chức và quản lý hoạt động giáo dục ở trường THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh ( Dự án THPT giai đoạn 2) – Bộ giáo dục & Đào tạo/Vụ Giáo dụ trung học - Hà Nội /2016.
[3]. Chỉ thị phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ” trong các trường phổ thông của Bộ giáo dục và Đào tạo ra ngày 22/07/2008.
[4]. Phương pháp quản trò – Tác giả Trần Phiêu – NXB Thanh Niên.
[5]. Bộ đề trắc nghiệm luyện thi THPT Quốc Gia năm 2017 ban khoa học xã hội tập 1 và 2 – NXB giáo dục Việt Nam. Tác giả: Lê Thông, Trần Văn Thắng, Nguyễn Xuân Trường ( đồng Chủ biên)
[6]. Tham khảo một số tài liệu trên mạng internet: Nguồn: http://dantri.con.vn; Nguồn: http://vietnamnet.vn;
DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNGĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Hàn Thanh Hạnh
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo Viên -Trường THPT Mai Anh Tuấn- Nga Sơn - Thanh Hóa T T Tên đề tài SKKN Cấp đánh giá xếp loại (Phòng, Sở, Tỉnh...) Kết quả đánh giá xếp loại (A, B, hoặc C) Năm học đánh giá xếp loại
1. Sử dụng tập ATLAT Địa lí Việt Nam và tranh ảnh trong quá trình Nam và tranh ảnh trong quá trình dạy học THPT
Sở C 2003 - 2004
2. Để dạy tốt bài thực hành điền bản đồ trong bài Hoa Kì chương trình Địa lí lớp 11THPT
Sở
C
2005- 2006
3. Để làm tốt bài tập thực hành trong trường THPT hiện nay
Sở C 2006 - 2007
4. Sử dụng câu hỏi đố vui trong dạy học Địa lí ở trường THPT hiện nay
Sở C 2007 - 2008
5. Hướng dẫn học sinh làm tốt câu hỏi tự luận trong một bài kiểm tra Địa lí lớp 12 THPT
Sở B 2009- 2010
6 Để dạy và học tốt tiết học “ Hiệp hội các nước Đông Nam Á ” Địa lí lớp 11THPT
Sở C 2010 -2011
7 Để dạy và học tốt tiết học “ Một số vấn đề mang tính toàn cầu” Địa lí lớp 11THPT
Sở C 2012 -2013
8 Tích hợp giáo dục môi trường trong giảng dạy Địa lí ở trường THPT hiện nay
Sở C 2013 -2014
9 Đánh giá năng lực học sinh Sở C 2016- 2017
10 Phương pháp phát huy năng lực sử dụng tranh ảnh trong việc dạy bảo vệ môi trường môn Địa lí 12 THPT