3.1.1. Hộp số ngang
Giới thiệu mô hình
Ý tưởng thi công phần cơ khí
Đối tượng thi công là hộp số ngang được thiết kế cắt phần vỏ hộp số tại các vị trí của các bánh răng nhằm thấy được vị trí, cấu tạo và hoạt động thực tế trong quá trình hoạt động. Việc cắt bỏ vỏ hộp số cần được đảm bảo tuyệt đối không phạm vào các đường dầu để tránh việc làm mất đi đường cung cấp khí nén đến các phanh và ly hợp.
Phần khung được thiết kế đảm bảo đủ độ cứng, bền để chịu được trọng lượng lớn các chi tiết đặt lên và chịu được tải trọng động do các chi tiết quay gây nên, đảm bảo đủ vị trí và diện tích cho các chi tiết được gá và đảm bảo được tính thẩm mỹ cho mô hình. Ngoài ra khung còn có thể di chuyển được nhờ các bánh xe ở đáy khung để thuận tiện cho quá trình giảng dạy.
49
Hình 3. 1: Mô hình hộp số ngang Bảng 3. 1: Bảng chi tiết các thiết bị trên mô hình hộp số ngang
STT Nội dung thi công Thiết bị và thông số cơ bản Số lượng
1 Hộp số Hộp số ngang 1
2 Khung
Sắt, tôn -
Bánh xe 4
50
Hộp số sàn là loại hộp số xe ô tô với cách sử dụng khá đơn giản. Với tuổi đời lâu nhất trong số các loại hộp số ô tô phổ biến hiện nay, cộng với các ưu điểm vốn có như: Giá thành rẻ hơn so với các loại hộp số khác; tiết kiệm nhiên liệu hơn hộp số tự động hay hộp số vô cấp CVT; bảo trì, bảo dưỡng thường dễ dàng và ít tốn kém chi phí hơn; giúp người lái kiểm soát xe tốt hơn trong nhiều tình huống;… hộp số sàn vẫn được trang bị, sử dụng trên các phương tiện có hệ thống đơn giản với độ tin cậy cao. Trong những năm trước đây, lựa chọn số 1 cho hộp số xe ô tô là hộp số sàn, nhưng hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, hộp số tự động đang được các hãng xe sử dụng và sản xuất nhiều hơn. Điều này dẫn đến việc khan hiếm hộp số sàn trên thực tế, gây ảnh hưởng cho quá trình giảng dạy, nghiên cứu và học tập về hộp số sàn.
Vì thế, các mô hình về hộp số sàn lần lượt được tạo ra nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu và học tập về loại hộp số này. Để giúp sinh viên có thể thấy được cấu tạo, vị trí và trạng thái hoạt động của chúng trong quá trình học tập nên chúng em đã thực hiện thi công mô hình này.
Thi công phần cơ khí
51
Mục đích: Đỡ hộp số và các chi tiết khác phục vụ cho việc hoạt động của hộp số
52
Hình 3. 3: Khung hộp số ngang
Thi công cắt vỏ hộp số
53
Hình 3. 4: Hộp số ngang sau khi được cắt
Sơn mô hình và hoàn thiện phần cơ khí
54
3.1.2. Hộp số dọc
Giới thiệu mô hình
Ý tưởng thi công phần cơ khí
Đối tượng thi công là hộp số dọc được thiết kế cắt phần vỏ hộp số tại các vị trí của các bánh răng nhằm thấy được vị trí, cấu tạo và hoạt động thực tế trong quá trình hoạt động. Tay quay được thiết kế gắn vào bánh đà để dẫn động trục sơ cấp trong quá trình vận hành hộp số dọc. Ngoài ra còn lắp thêm 1 tấm mica vào trục thứ cấp để thể hiện chiều quay của hộp số giúp thuận tiện cho quá trình học tập của sinh viên.
Phần khung được thiết kế đảm bảo đủ độ cứng, bền để chịu được trọng lượng lớn các chi tiết đặt lên và chịu được tải trọng động do các chi tiết quay gây nên, đảm bảo đủ vị trí và diện tích cho các chi tiết được gá và đảm bảo được tính thẩm mỹ cho mô hình. Ngoài ra khung còn có thể di chuyển được nhờ các bánh xe ở đáy khung để thuận tiện cho quá trình giảng dạy.
55
Hình 3. 6: Mô hình hộp số dọc Bảng 3. 2: Bảng chi tiết các thiết bị trên mô hình hộp số dọ
STT Nội dung thi công Thiết bị và thông số cơ bản Số lượng
1 Hộp số Hộp số dọc 1
2 Cơ cấu dẫn động Tay quay 1
3 Nắp chụp Tấm mica tròn 1
4 Khung
Sắt, tôn -
56
Giới thiệu ý tưởng thiết kế
Hộp số sàn là loại hộp số xe ô tô với cách sử dụng khá đơn giản. Với tuổi đời lâu nhất trong số các loại hộp số ô tô phổ biến hiện nay, cộng với các ưu điểm vốn có như: Giá thành rẻ hơn so với các loại hộp số khác; tiết kiệm nhiên liệu hơn hộp số tự động hay hộp số vô cấp CVT; bảo trì, bảo dưỡng thường dễ dàng và ít tốn kém chi phí hơn; giúp người lái kiểm soát xe tốt hơn trong nhiều tình huống;… hộp số sàn vẫn được trang bị, sử dụng trên các phương tiện có hệ thống đơn giản với độ tin cậy cao. Trong những năm trước đây, lựa chọn số 1 cho hộp số xe ô tô là hộp số sàn, nhưng hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, hộp số tự động đang được các hãng xe sử dụng và sản xuất nhiều hơn. Điều này dẫn đến việc khan hiếm hộp số sàn trên thực tế, gây ảnh hưởng cho quá trình giảng dạy, nghiên cứu và học tập về hộp số sàn.
Vì thế, các mô hình về hộp số sàn lần lượt được tạo ra nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu và học tập về loại hộp số này. Để giúp sinh viên có thể thấy được cấu tạo, vị trí và trạng thái hoạt động của chúng trong quá trình học tập nên chúng em đã thực hiện thi công mô hình này.
Tay quay cơ khí
57
Hình 3. 7: Tay quay
Thi công phần cơ khí
Thiết kế và thi công khung đỡ hộp số
Mục đích: Đỡ hộp số và các chi tiết khác phục vụ cho việc hoạt động của hộp số
58
Hình 3. 9: Khung hộp số dọc
Thi công cắt vỏ hộp số
Mục đích: Quan sát được các chi tiết bên trong hộp số trong quá trình hoạt động
59
Thi công lắp đặt tay quay dẫn động
Mục đích: Dẫn động bánh đà để quay trục sơ cấp của hộp số
60
Hình 3. 12: Thi công khoan lỗ cho bánh đà
61
Hình 3. 14: Mô hình bánh đà sau khi được lắp thêm tay quay
Thi công lắp đặt nắp chụp trục thứ cấp
62
Hình 3. 15: Trục thứ cấp được hàn dính vào 1 con ốc dài
63
Hình 3. 17: Tấm mica sau khi được lắp đặt vào trục thứ cấp
64
Hình 3. 18: Khung hộp số dọc sau khi sơn
65
3.1.3. Hộp số tự động A140E
Giới thiệu mô hình
Ý tưởng thi công phần cơ khí
Đối tượng thi công là hộp số tự động Toyota loại A140E được thiết kế cắt phần vỏ hộp số tại các vị trí của các phanh và ly hợp nhằm thấy được vị trí, cấu tạo và hoạt động thực tế trong quá trình hoạt động. Việc cắt bỏ vỏ hộp số cần được đảm bảo tuyệt đối không phạm vào các đường dầu để tránh việc làm mất đi đường cung cấp khí nén đến các phanh và ly hợp.
Phần khung được thiết kế đảm bảo đủ độ cứng, bền để chịu được trọng lượng lớn các chi tiết đặt lên và chịu được tải trọng động do các chi tiết quay gây nên, đảm bảo đủ vị trí và diện tích cho các chi tiết được gá và đảm bảo được tính thẩm mỹ cho mô hình. Ngoài ra khung còn có thể di chuyển được nhờ các bánh xe ở đáy khung để thuận tiện cho quá trình giảng dạy.
66
Hình 3. 20: Mô hình hộp số tự động A140E Bảng 3. 3: Bảng chi tiết các thiết bị trên mô hình hộp số tự động A140E
STT Nội dung thi công Thiết bị và thông số cơ bản Số lượng
1 Hộp số Hộp số tự động Toyota A140E 1
2 Khung
Sắt, tôn -
67
Giới thiệu ý tưởng thiết kế
Hộp số tự động là một trong những loại hộp số được lựa chọn sử dụng phổ biến nhất trên xe ô tô hiện nay, do vậy nhu cầu nghiên cứu và học tập về loại hộp số này cũng ngày càng tăng cao. Tuy nhiên với kết cấu khá phức tạp, các chi tiết được bố trí hoàn toàn bên trong và được bao bọc kín bởi vỏ hộp số nên việc khảo sát được quá trình hoạt động của các bộ chấp hành bên trong hộp số khi đang hoạt động trên xe là rất khó khăn đối với quá trình nghiên cứu, giảng dạy và học tập về hộp số.
Vì vậy các mô hình về hộp số tự động lần lượt được tạo ra nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu và học tập về loại hộp số này. Để giúp sinh viên có thể thấy được cấu tạo, vị trí và trạng thái hoạt động của các bộ chấp hành bên trong ở trạng thái hoạt động của chúng trong quá trình học tập nên chúng em đã thực hiện thi công mô hình A140E.
Thi công phần cơ khí
Thiết kế và thi công khung đỡ hộp số
68
Hình 3. 21: Khung hộp số tự động được thiết kế trên phần mềm Catia
Hình 3. 22: Khung hộp số tự động
69
Mục đích: Quan sát được các chi tiết bên trong hộp số trong quá trình hoạt động
70
Hình 3. 24: Vỏ hộp số sau khi cắt
71
72
Hình 3. 27: Cắt thân hộp số tại vị trí phanh dải số 2
73
Hình 3. 29: Cắt ¼ bơm dầu
74
Hình 3. 31: Vỏ bộ tích năng sau khi cắt
75
Sơn mô hình và hoàn thiện phần cơ khí
76
CHƯƠNG 4: VẬN HÀNH MÔ HÌNH VÀ ỨNG DỤNG
4.1. Vận hành mô hình 4.1.1. Hộp số ngang
Những lưu ý trước khi vận hành
Đã được học về hộp số ngang
Kiểm tra tổng quát mô hình: trên mô hình có khăn che hay đồ vật gì ảnh hưởng đến hoạt động không, xem có vật dụng nào cản trở hoạt động của các bánh răng không Để cần số ở vị trí trung gian
Vận hành mô hình
Các loại xe ô tô khác nhau thường có vị trí số khác nhau. Vị trí các số được ghi trên núm cần số. Khi lái loại xe nào cần phải tìm hiểu kỹ vị trí số của loại xe đó.
77
Khi điều khiển cần số sẽ làm thay đổi sự ăn khớp giữa các bánh răng trong hộp số, làm thay đổi sức kéo và tốc độ chuyển động của xe ôtô.
Thao tác chuyển số của mô hình hộp số ngang:
Từ số "0" sang số "1": số "0" - không có bánh răng nào ăn khớp, trục sơ
cấp và trục thứ cấp không chuyển động. Số "1" - lực kéo lớn nhất nhưng tốc độ chậm nhất. Số "1" được dùng khi bắt đầu xuất phát hoặc khi leo dốc cao. Để chuyển từ số "0" sang số "1", kéo nhẹ cần số xuống về phía của số "1" rồi đẩy qua phải vào số "1"
Từ số "1" sang số "2": số "2" - so với số "1" lực kéo nhỏ hơn nhưng tốc độ
lớn hơn. Để chuyển từ số "1" sang số "2", kéo nhẹ cần về số "0" sau đó đẩy qua trái vào số "2"
Từ số "2" chuyển sang số "3": số "3" so với số "2" lực kéo nhỏ hơn nhưng
tốc độ lớn hơn. Để chuyển từ số "2" sang số "3" đẩy cần số về số "0", sau đó đẩy qua phải để vào số "3"
Từ số "3" chuyển sang số "4": số "4” so với số "3" lực kéo nhỏ hơn nhưng
tốc độ lớn hơn. Để chuyển từ số "3" sang số "4" đẩy cần số về số "0", sau đó đẩy qua trái để vào số "4"
Từ số "4" sang số "5": số "5" - so với số "4" lực kéo nhỏ hơn nhưng tốc độ
lớn hơn. Để chuyển từ số "4" sang số "5", kéo cần số về số "0", sau đó đẩy lên về phía của số “5” rồi đẩy qua phải để vào số “5”.
Vào số lùi (R): số lùi dùng khi lùi xe. Để vào số lùi, từ vị trí số "0" kéo cần
78
Hình 4. 2: Mô hình đang ở tay số 1
79
Hình 4. 4: Mô hình đang ở tay số 3
80
Hình 4. 6: Mô hình đang ở tay số lùi (R)
4.1.2. Hộp số dọc
Những lưu ý trước khi vận hành
Đã được học về hộp số ngang
Kiểm tra tổng quát mô hình: trên mô hình có khăn che hay đồ vật gì ảnh hưởng đến hoạt động không, xem có vật dụng nào cản trở hoạt động của các bánh răng không Kiểm tra mức dầu trong xylanh ly hợp xem có đủ không
Để cần số ở vị trí trung gian Vận hành mô hình
81
Hình 4. 7: Vị trí các tay số của mô hình hộp số dọc
Ở mô hình hộp số dọc, khi thực hiện thao tác chuyển số cần kết hợp thêm đạp và nhả bàn đạp ly hợp để nối và ngắt chuyển động từ bánh đà đến các trục của hộp số.
Thao tác đạp bàn đạp ly hợp:
Dùng mũi bàn chân trái đạp mạnh bàn đạp xuống sát. Lúc này sự truyền động lực từ bánh đà đến hộp số đã bị ngắt. Yêu cầu đạp bàn đạp ly hợp phải dứt khoát.
Thao tác nhả bàn đạp ly hợp:
Nhả bàn đạp ly hợp là để nối chuyển động từ bánh đà đến hộp số. Để không bị dừng đột ngột, chuyển động không bị rung giật, khi nhả bàn đạp ly hợp cần thực hiện theo trình tự sau:
- Khoảng 2/3 hành trình đầu nhả nhanh cho đĩa ma sát của ly hợp tiếp giáp với bánh đà - Khoảng 1/3 hành trình sau nhả từ từ, để tăng dần mô men quay truyền từ bánh đà đến hộp số.
Chú ý: Khi nhả hết bàn đạp ly hợp phải đặt chân xuống sàn, không nên thường xuyên đặt chân lên bàn đạp để tránh hiện tượng trượt ly hợp.
82
Thao tác chuyển số của mô hình hộp số dọc: