In kỹ thuật số
Các xưởng sản xuất có thể dùng phương pháp in kỹ thuật số để tiết kiệm thời gian đối với những đơn hàng có số lượng lớn, cần lấy gấp của khách hàng. Màu sắc in rất đẹp có thể lên đến 630 điểm ảnh, cực rõ nét và chất lượng không cần bàn cãi.
Ưu điểm:
Độ chính xác cao, thời gian in nhanh chóng. Hình ảnh và màu sắc trên vải rất bền theo thời gian. Hơn nữa, phương pháp này có thể in trên tất cả chất liệu và màu vải.
Khuyết điểm:
Tốn nhiều chi phí đầu tư, chỉ dùng được loại mực chính hãng. Khi in phải có file gốc (file có độ nét cao) và giá thành cao.
Phương pháp in chuyển nhiệt:
Phương pháp in chuyển nhiệt ngoài được sử dụng để in lên các loại quần áo, vải vóc thì còn ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: ép keo, ép nhũ vi tính, ép cườm đá, ép áo, ép gạch men, kết cườm, ép nhủ lên giấy vải, da, nhựa, …
Ưu điểm:
+ In được trên các loại vải với họa tiết hoa văn phức tạp trong thời gian ngắn.
+ Có thể ủi trực tiếp lên hình ảnh mà không bị mất, phai màu hoặc cả khi giặt với thuôc tẩy.
+ Không cần nhiều vốn đầu tư, sử dụng dễ dạng, tiết kiệm thời gian cũng như chi phí cho quá trình in ấn.
Khuyết điểm:
In chuyển nhiệt sẽ phát huy tốt nhất khi in trên các loại vải màu sáng như: hồng phấn, trắng, xanh da trời. Cần dùng file gốc để xuất file in để tránh tình trạng bể hình ảnh khi kéo giãn quá mức.
Phương pháp in lưới:
Là kỹ thuật in truyền thống có từ rất lâu đời. Để họa tiết trên quân áo đạt độ tinh xảo cao thì loại lưới thường được dùng là vải lụa, cho nên phương pháp này còn được gọi là in lụa.
Có thể nhận định rằng, in lưới là công nghệ cực kỳ: đa dạng – đa năng – đa hình thể. Ngày nay, các nhà sản xuất thường dùng 2 dạng máy in lưới thông dụng là:
- Máy in lưới trục (Rotary screen printing machine) - Máy in lưới phẳng (Flat screen printing machine )
Ưu điểm:
Chi phí đầu tư thấp, có thể in với số lượng lớn, người thực hiện tự chủ động về màu sắc hình ảnh linh hoạt, dễ dàng thay đổi mẫu mã theo yêu cầu.
Khuyết điểm:
Chất lượng sản phẩm in trung bình, không sắc nét so với 2 công nghệ in trên. Tốn nhiều thời gian cho khâu chuẩn bị.
- Kết luận: Lựa chọn phương pháp in chuyển nhiệt vì phương pháp rất dễ thực hiện và in trên các tấm vải với màu sắc họa tiết, hoa văn phức tạp. 1.3.4. Quá trình hoàn tất vải
Hoàn tất trong công nghệ sản xuất dệt may là các quá trình gia công nhằm tạo ra hoặc nâng cao các tính năng sử dụng cho vải sợi hoặc áo quần bao gồm cả các công đoạn gia công trước hoặc sau khi tẩy nhuộm để tạo cho vải sợi những tính năng đặc biệt, đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ cũng như yêu cầu sử dụng của người sử dụng. Với một số kỹ thuật hoàn tất như tẩy trắng và nhuộm, có thể được áp dụng đối với sợi trước khi dệt để tạo ra vải yarn dye, trong khi ở trường hợp khác cũng có thể được áp dụng cho vải mộc sau khi dệt tạo ra vải piece dye.
1.3.4.1. Công nghệ hòa tất vải Cotton
Xử lý theo phương pháp cơ học: dùng tác dụng của thiết bị, cơ cấu của thiết bị… xử lý bề mặt cơ học như: cào lông, mài, ủi, cán bóng, xử lý phòng co… những cách xử lý này không làm thay đổi bản chất của vật liệu mà chỉ thay đổi hình dạng bên ngoài và kích thước.
Xử lý theo phương pháp hóa học: xử lý này nhằm thay đổi hoặc thêm tính chất vào vật liệu, tạo cho sản phẩm có tính chất mới như: chống màu, tăng độ hút ẩm, chống tĩnh điện và thoáng khí…bằng cách dùng các loại hóa chất chuyên dụng, có thể dùng 1 số hợp chất hữu cơ phản ứng hóa học với xơ hoặc có loại nằm trên vải bằng liên kết cơ học.
Kết luận:
Với vải Cotton dệt thoi để may sản phẩm áo sơ mi thì có phương án xử lý hoàn tất sau:
Sấy sơ bộ → Văng sấy định hình – hồ mềm → Phòng co → Kiểm tra chất lượng → Đánh giá và Nhập kho.
Sấy sơ bộ là quá trình tách hết phần ẩm dư thừa ra khỏi vải bằng nhiệt, làm cho nước trong vải chuyển dần ra bề mặt và thoát đi.
Văng sấy định hình – hồ mềm
Trong quá trình gia công hóa học do chịu nhiều tác dụng của cơ học và hóa học khác nhau nên vải không còn giữ được kích thước ban đầu. Vải có thể có các sợi ngang hoặc sợi dọc bị xiên lệch canh sợi. Vì vậy văng sấy định hình làm cho vải có kích thước ổn định, có thể điều chỉnh kích thước vải phù hợp với thiết kế. Quá trình hồ mềm được kết hợp làm cho vải mềm mại, tăng độ rủ, giảm tĩnh điện may.
Quá trình văng sấy định hình vải ngoài mục đích làm khổ vải và ổn định nhiệt cho vải có 1 số mục đích:
- Tạo khổ vải thành phẩm hợp lý, mật dọc, mật dọc ngang hợp lý để vải đạt yêu cầu.
- Văng định hình kết hợp quá trình hồ hoàn tất sẽ làm cho vải có độ mềm mại, tăng tính ổn định kích thước, tạo điều kiện thuận lợi cho khâu may sản phẩm thuận lợi hơn.
Hồ hoàn tất vải nhằm làm cho vải mềm mại, bóng mượt và giảm nhăn nhàu, tăng độ rủ, giảm tĩnh điện cho vải. Độ mềm mại là chỉ tiêu quan trọng đánh giá tính tiện nghi và thoải mái.
Phòng co (Sanforizing):
Là quá trình gia công tạo ra khả năng chống co rút với giặt giũ cho vải bằng phương pháp cơ học. Vải được chạy qua hơi nước và đi qua dưới lực ép của băng tải nỉ và trục kim loại với tốc độ đặt thích hợp để đạt khổ vải và mật độ thích hợp nhằm loại bỏ khuynh hướng co rút của vải, để có độ ổn định tốt sau hoàn tất.
Quá trình hoàn tất kết thúc vải sẽ được kiểm tra lại và nhập vào kho kho với các điều kiện bảo quản phù hợp.
Kiểm tra và phát hiện các lỗi:
-Lỗi do kéo sợi: Lẫn tạp chất trong xơ gây đốm màu, sợi không đều, sợi thô...
-Lỗi do dệt: lẫn tạp, dày thưa, đứt sợi ngang,... -Lỗi do nhuộm: Loang màu, sai kich thước khổ vải.
Sau khi vải được kiểm tra và không có lỗi gì sẽ được đưa vào kho phân loại chờ xuất kho.
CHƯƠNG 2: LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ 2.1. Lựa chọn cơ sở thiết kế
2.1.1. Chế độ làm việcSố ngày làm việc trong năm Số ngày làm việc trong năm
D = 365 – (số ngày nghỉ cuối tuần + số ngày nghỉ lễ + số ngày đại tu thiết bị)
Trong đó:
D: số ngày làm việc trong một năm, ngày Số ngày nghỉ trong năm bao gồm:
Một năm trùng tu 1 lần : 1 ngày
Một năm đại tu một lần : 2 ngày
Một tuần nghỉ một ngày, số ngày nghỉ : 52 ngày Số ngày nghỉ lễ trong năm : 10 ngày
Những ngày nghỉ lễ trong năm gồm: 5 ngày nghỉ tết âm lịch, 1 ngày nghỉ tết dương lịch, 1 ngày nghỉ quốc khánh, 1 ngày nghỉ giỗ Tổ, 2 ngày nghỉ thống nhất đất và ngày nghỉ quốc tế Lao động.
D = 365 – (52 + 10 + 3) = 300 (ngày)
Thời gian làm việc trong một năm
Do đặc thù của nhà máy nhuộm yêu cầu vận hành nồi hơi để cung cấp nhiệt và hơi nước tốn rất nhiều năng lượng. Do vậy, để có hiệu quả kinh tế cao nhất thì nồi hơi phải được vận hành liên tụ, tránh phải tốn nhiệt vô ích khi nâng nhiệt nồi hơi nhiều lần trong ngày. Bên cạnh đó thời gian sản xuất một mẻ khá dài nên việc sản xuất 3 ca/ngày sẽ tận dụng được hết công suất của dây chuyền, từ đó đạt được hiệu quả kinh tế cao.
Số ca sản xuất trong một ngày (S) : 3 ca Số giờ sản xuất trong một ca (H) : 8 giờ Thời gian làm việc một năm là:
T (giờ/năm) = D×S×H = 300×3×8 = 7.200 (giờ/năm)
2.1.2. Phân tích sản phẩm
Đối với vải dệt thoi vân điêm may áo sơ mi từ nguyên liệu 100% Cotton có tính chất mềm mại, hút ẩm và thân thân thiện với môi trường. Do đó, đồ án nghiên cứu thiết kế dây chuyền tiền xử lý – nhuộm – hoàn cho loại vải 100% này với các thông số kỹ thật sau:
Tên vải : KT 7643 - 166
Tỷ lệ : 100 %
Kiểu dệt : Vân điểm
Mật độ Dọc : 429
Ngang : 299
Chi số Dọc : 45/1
Ngang : 45/1 Khối lượng riêng của vải : 193 g/m2
2.1.3. Lập kế hoạch sản xuất
Trong quá trình xử lý hoàn tất tạo ra sản phẩm vải thường bị tiêu hao một phần do các nguyên nhân:
- Do xử lý khâu đầu tấm, tại các đoạn đầu tấm thường phải cắt bỏ do chất lượng nhuộm không đều.
- Một phần vải bị hư hỏng do quá trình xử lý vải.
- Một phần vải được cắt bỏ sau quá trình kiểm tra thành phẩm cuối cùng do không đạt yêu cầu sản xuất.
Do những nguyên nhân trên, một phần lượng vải mộc sẽ bị tiêu hao sau quá trình sản xuất. Do đó có thể có tỷ lệ tiêu hao của mặt hàng Co là 2%.
Công suất thiết kế là 10 triệu mét/năm (10.000.000 mét/năm) với vải có thông số sau:
Khổ vải : 1,8m
Khối lượng riêng của vải : 193 g/m2 Công suất thiết kế (tấn/năm)
A = Chiều dài x Khổ x Khối lượng riêng (tấn/m2)
Ta có: A = 10.000.000 x 1,8 x 193.10-6 = 3474 [tấn/ năm] Khối lượng vải mộc cần:
Khối lượng vải mộc cần = A+ (1 + x/100) = 3474 + (3474 x 2%) = 3543,48 [tấn/ năm]. Trong đó:
A: công suất thiết kế x : lượng tiêu hao %
STT Loại
vải Tỷ lệsản xuất
(%)
Sản lượng cần sản xuất Ghi chú (mét/năm) (tấn/năm) (mét/ngày) (tấn/ngày) 1 Co 100% 10.000.000 3474 100.000/3 99/10
Bảng 2. 1: Bảng phân bố mặt bằng sản xuất 2.2. Thiết kế dây chuyền công nghệ
2.2.1. Lựa chọn dây chuyền công nghệ
Khi lựa chọn thiết bị cần lựa chọn những thiết bị phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thiết bị lắp đặt đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, năng suất, giá thành và không gây ô nhiễm môi trường, …. Do đó phương pháp gián đoạn để sản xuất mặt hàng nên thiết bị sử dụng ở đây cũng là thiết bị gián đoạn nên mặt hàng nào đó cần căn cứ vào các yếu tố:
- Loại dây chuyền (gián đoạn, liên tục hay bán liên tục) và đặc tính kỹ thuật của máy lựa chọn;
- Loại nguyên liệu đưa vào sản xuất;
- Yêu cầu và công dụng của sản phẩm sản xuất ra
Để vải được bán ra thị trường có chất lượng cao thì trong quá trình hoàn tất vải bản thiết kế này bố trí thêm công đoạn văng định hình kết hợp hồ mềm cho vải. Để làm cho vải trở nên vuông vắn hơn, canh sợi thẳng hơn không bị xiên lệch, kết hợp hồ mềm làm cho vải mềm mại hơn, độ rủ của vải tăng lên. Do vậy, quy trình công nghệ tiền xử lý – nhuộm – hoàn tất cho vải Pe/Co dệt thoi may áo sơ mi thường có bao gồm những công đoạn được trình bày trên sơ đồ:
Đối với mặt hàng áo sơ mi được làm từ vải dệt thoi Cotton với tỷ lệ 100% Cotton, thấy rằng có quá trình hồ sợi dọc trong quá trình dệt làm cho vải mộc cứng, khó thấm nước, khó trương nở đặc biệt với thành phần xơ bông là xơ thiên nhiên nên chứa rất nhiều tạp chất khối lượng vải nên vải khi nhuộm và các công đoạn xử lý hoàn tất thì khó thấm hút dung dịch hóa chất, chất trợ hơn, gây ra lỗi và hiệu quả xử lý không cao. Vì vậy, vải mộc cần phải
được trải qua quá trình tiền xử lý (giũ hồ, nấu, tẩy trắng…) để loại bỏ hồ sợi dọc, các tạp chất làm cho vải trở nên mềm mại hơn, đồng đều hơn, ổn định kích thước hơn và hạn chế tối đa các lỗi xảy ra trong các công đoạn xử lý tiếp theo.
Hình 2. 1: Sơ đồ quy trình công nghệ tiền xử lý – nhuộm- hoàn tất vải Co dệt thoi may áo sơ mi
2.2.2. Lựa chọn thiết bị và công nghệ
Qua nghiên cứu tìm hiểu tài liệu của một số hang sản xuất thiết bị chọn lọc cho quá trình tiền xử lý- nhuộm-hoàn tất vải Cotton dệt thoi may áo sơ mi, em chọn các thiết bị trong dây chuyền sản xuất như sau:
2.2.2.1. Thiết bị phân tích
Tính năng công dụng
- Máy kiểm tra được các loại vải thường, vải sợi bông, các loại vải có độ co giãn lớn, đường cuộn vải (Dmax = 300), khổ vải từ 1,8m hoặc 2,2m. - Máy kiểm tra được vải lỗi và loang màu nhờ hệ thống đèn ở phía dưới
và đèn ở phía trên, máy có thể dừng lại ở bấtkì vị trí nào đồng thời máy báo ngay trị số đo chiều dài
- Máy có hai chế độ chạy thuận và ngược.
- Máy có lắp bộ đo vải để kiểm tra chiều dài cuộn vải.
- Máy có bộ phận điều chỉnh độ căng chùng của cuộn vải để phù hợp với các cuộn vải dày, mỏng và độ co giãn khác nhau tránh được sai số khi đo.
Thông số kĩ thuật
- Tốc độ kiểm tra vải lỗi vải loang màu, điều khiển vô cấp từ 0-40 mét/phút bằng biến tần
- Động cơ kéo vải: N = 0,37 Kw, 3 pha 220v/380v,N = 50v/ph – 60v/ph - Động cơ giãn vải: N = 0,25 Kw, 1 pha 220v, n = 1400v/ph
- Trọng lượng máy: 250kg
- Kích thước máy: 1240mm x 1360 x 1760
2.2.2.2. Thiết bị may đầu tấm
Thông số kỹ thuật
Hình 2. 2: Máy kiểm tra vải tự động định biên
- Hãng sản xuất: NewLong - Model: NP-7A
- Loại máy: Máy may bao 1 kim
- Tốc độ quay cao: 1.700 – 1.900 vòng/phút - Tốc độ may: 10m/phút
- Độ dày vật liệu may: <=10mm - Đường may: theo mắt xích chỉ đơn - Bộ phận cắt chỉ tự động: Có
- Trọng lượng đóng bao: 25-50 kg - Chiều dài khâu: khoảng 8mm - Trọng lượng máy: 5.5kg
Tính năng nổi bật
Máy may bao NewLong NP-7A Nhật Bản có phần động cơ thiết kế kín, chống bụi bẩn đảm bảo hoạt động ổn định, sử dụng lâu dài, tuổi thọ cao.
Đây là dòng máy may bao 1 kim, khâu bao nhanh chóng với chiều dài khâu khoảng 8mm cho đường khâu miệng bao theo mắt xích chỉ đơn chắc chắn, mối khâu đẹp có tính thẩm mỹ. Khi sử dụng có bộ phận cắt chỉ tự động vô cùng tiện lợi.
2.2.2.3. Thiết bị công nghệ nấu tẩy đồng thời
Một số đặc điểm của máy
Máy hoạt động rất linh hoạt do được thiết kế các bộ phận một cách rất cẩn thận, phù hợp cho tất cả các loại vải;
Hình 2. 3: Máy may đầu tấm Newlong NP7A
Tối ưu hóa quá trình ngấm ép hóa chất với lượng tiêu tốn hóa chất (giũ hồ, nấu, tẩy) ở mức thấp nhất;
Tự động trong việc điều chỉnh nhiệt độ của các bể giặt, áp suất và nhiệt độ của lò hơi hay mức độ ngấm hóa chất...
Các bộ phận được tiêu chuẩn hóa, tối ưu hóa ở từng công đoạn.
Đơn công nghệ cho quá trình giũ hồ, nấu, tẩy Hóa chất sử dụng
Công đoạn Thành phần hóa chất Nồng độ (g/l) Tác dụng
Giũ hồ, nấu, tẩy đồng thời
NaOH 10 Tạo môi trường
kiềm
TINOWET C 1 Chất ngấm
TINOCHEM LUB-2 1 Chất bôi trơn
CF-18 0,2 Chất chống bọt
NaHSO3 2 Tẩy trắng
NaSiO3 1,5 Tẩy trắng
Na2CO3 0,3
Giặt CH3COOH 1 Trung hòa hòa
kiemf dư
Thống số kỹ thuật
Hãng sản xuất : Swastik
Mức ép : ≤120%
Mức ép sử dụng : 70%
Loại máy : Tiền xử lý liên tục Khổ làm việc của máy : 1,6 – 3,8 m