Tính chọn quạt

Một phần của tài liệu Tính toán, thiết kế hệ thống điều hòa không khí và thông gió cho tòa văn phòng PECC2 đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt (Trang 97 - 101)

Tính chọn quạt cấp gió tươi.

Tính chọn quạt dựa ta dựa vào hai yếu tố, đó là cột áp của quạt và lưu lượng gió cấp yêu cầu.

Cột áp của quạt được tính theo công thức:

∆p = ∆pd + ∆pt , đơn vị Pa hoặc mm H20 (1mm H20 = 9,81 Pa). Trong đó:

∆pd là cột áp động của quạt, cột áp gây ra do tốc độ không khí đi trong ống dẫn, tính theo biểu thức:

∆pd = ρω

2

2 , Pa

Với: ρ – khối lượng riệng của không khí, kg/m3; ω – tốc độ gió, m/s. (thường lấy 1.2 kg/m3). ∆pt là cột áp tĩnh của quạt, được tính theo biểu thức:

∆pt = ∆pmt + ∆ptt , Pa Với: ∆pmt – áp suất tại các miệng gió;

Tổn thất áp suất ∆ptt = l. ∆pl , Pa.

Ví dụ tính chọn quạt cho tầng 2, với lưu lượng yêu cầu 4428 m3/h = 1.23 m3/s. Rõ ràng đoạn ống dài nhất từ quạt đến miệng thổi thứ 24 có chiều dài lớn nhất và có tổn thất áp suất lớn nhất, do đó ta tiến hành tính trở kháng trên đoạn này để xác định cột áp của quạt.

Với l = 51,4m.

102 Nên ta có cột áp tĩnh của quạt:

∆pt = ∆pmt + ∆ptt = 38 + 39.064 = 77.064 (Pa). Cột áp động của quạt: ∆pd = ρω 2 2 = 1.2×7 2 2 = 29.4 (Pa). Vậy cột áp tổng của quạt là:

∆p = ∆pd + ∆pt = 77.064 + 29.4 = 106.464 (Pa) = 10.64 (mm H20). Chọn quạt MU6, có thông số kỹ thuật nắng suất 5400 m3/h, cột áp 157 Pa, hiệu suất 54% tài liệu [1]/tr332.

Vậy tổng hợp ta có bảng 6.2 chọn quạt cho các tầng.

Bảng 6. 2: Thông số quạt đã chọn quạt cho các tầng.

Tầng Ký hiệu

quạt

Tốc độ, (vg/phút)

Lưu lượng gió yêu cầu,

(m3/h) Năng suất quạt, (m3/h) Cột áp yêu cầu, (Pa) Cột áp quạt, (Pa) Hiệu suất η, (%) 1 MU5 1440 2241 2700 128.96 137 35 2 MU6 1440 4428 5400 106.46 157 54 3 MU6 1440 4590 5400 108.44 157 54 4 MU5 1440 3807 5400 95.1 98 52 5 MU5 1440 3888 5400 96.12 98 52 6 MU6 1440 4077 5400 99.2 157 54

Tính chọn quạt cho nhà vệ sinh.

Tính chọn quạt hút nhà vệ sinh ở đây ta cần xác định lưu lượng không khí cần thiết dựa vào hình 6.1 mức độ thay đổi không khí cần thiết và thể tích phòng. Ngoài ra ta cần phải tính cột áp, nhưng ở đây đường ống ngắn nên tạm thời bỏ qua tổn thất áp suất trên đường ống.

103

Hình 6. 1: Mức độ thay đổi không khí cần thiết.

Lưu lượng không khí cần thiết:

Lwc = Thể tích phòng × Số lần thay đổi không khí mỗi giờ, m3/h. Vì kiến trúc gần toilet là kính bao phủ nên ta đặt quạt hút ở sân thượng, nên tính chọn chung một quạt cho toilet các tầng.

Chọn số lần thay đổi không khí mỗi giờ là 5; Thể tích nhà vệ sinh trệt là:

Vwc = (Vwcnu +Vwcnam).chiều cao tường = (8+12).3,6= 72 (m3). Thể tích nhà vệ sinh 5 tầng trên là:

Vwc = 5.(Vwcnu +Vwcnam).chiều cao tường = 5.(8+12).3,2 = 320 (m3). Lưu lượng không khí cần hút cho cả tòa văn phòng:

Lwc = (72+320).5 = 1960 (m3/h) = 544,44 (l/s) = 0,54 (m3/s).

Với cách bố trí mỗi tầng 6 miệng gió hút được thể hiện trên “Bản vẽ mặt bằng hệ thống thông gió”, phụ lục [3].

Cả tòa ta có 36 miệng gió hút, lượng không khí cần hút ở mỗi miệng là:

544,44

36 = 15,12 (l/s).

Rõ ràng đoạn ống dài nhất từ quạt đến miệng gió hút tầng trệt có chiều dài lớn nhất và có tổn thất áp suất lớn nhất, do đó ta tiến hành tính trở kháng trên đoạn này để xác định cột áp của quạt.

104 Tính tương tự như chọn quạt cấp gió tươi, ta được ∆p = 74,6 (Pa).

Chọn quạt: MU6, có thông số kỹ thuật năng suất 2700 m3/h, cột áp 78 Pa, hiệu suất 47% theo bảng 7.22 TL [1]/tr330.

105

CHƯƠNG 7. CÁC BIỆN PHÁP THI CÔNG LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH VÀ CÔNG TÁC BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA

Một phần của tài liệu Tính toán, thiết kế hệ thống điều hòa không khí và thông gió cho tòa văn phòng PECC2 đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)