1 2 4 245,68 45,16 0 1326W
MN
Q Q Q Q M
49
CHƯƠNG 4
SỬA CHỮA, HOÀN THIỆN HỆ THỐNG SẴN CÓ 4.1. Thay thế dàn lạnh của hệ thống
Thay thế dàn lạnh công nghiệp có công suất 1,5HP. Thay thế máy nén cao áp.
Đi lại đường ống, thử kín thử xì đường ống.
4.2. Thử kín, nạp ga cho hệ thống
Kiểm tra thử kín
Hệ thống được cân chỉnh bằng các dụng cụ đo đạt và kiểm tra chuyên dùng nhằm đảm bảo cho hệ thống hoạt động đúng với các yêu cầu đã đề ra trong thiết kế.
Kiểm tra độ kín, độ rò rỉ hệ thống đường ống ga, đường ống nước. Kiểm tra khả năng chịu áp lực của hệ thống ống ga, ống nước. Các bước kiểm tra này phải tuân thủ đúng về an toàn kỹ thuật hệ thống lạnh.
Kiểm tra độ cách điện, sự rò rỉ điện của các thiết bị điện, hệ thống cáp và dây điện. Kiểm tra nguồn điện 3 pha từ tủ điện chính của nhà máy cung cấp vào hệ thống lạnh. Kiểm tra chiều quay của các mô tơ điện trong hệ thống.
Kiểm tra độ kín giữ lạnh của tủ cấp đông gió, tủ cấp đông tiếp xúc và kho lạnh. Kiểm tra các thiết bị bảo vệ trong hệ thống đã được lắp đặt đúng, chắc chắn, đã được đấu nối đường dây điện, đường tín hiệu.
Hệ thống sau khi lắp đặt được tiến hành thử kín toàn bộ bằng khí nén. Đồng thời được kiểm tra độ tin cậy sau khi lắp đặt thông qua việc thử bền toàn bộ hệ thống bằng khí nén.
Quá trình thử kín: tăng dần áp suất đồng thời quan sát đường ống và thiết bị, khi đạt đến trị số 0,6 áp suất thử thì không tăng nữa để quan sát. Sau đó tăng áp suất đến trị số áp suất thử bên thấp áp để kiểm tra độ kín bên thấp áp. Tiếp tục tăng áp suất đến trị số áp suất thử bên cao áp để kiểm tra độ kín bên cao áp. Cuối cùng giữ trị số áp suất thử này trong thời gian 24 giờ, trong 6 giờ đầu áp suất có thể giảm xuống không quá 10%, trong các giờ cuối áp suất phải không thay đổi.
50
CHƯƠNG 5
VẬN HÀNH TỦ ĐÔNG HAI CẤP CÔNG SUẤT 03 HP 5.1. Vận hành tủ cấp đông hai cấp
Sau khi cấp nguồn cho hệ thống thì đèn báo pha và rơ le nhiệt sáng lên báo hiệu có tín hiệu điện áp. Ấn công tắc ON khóa K1 để cấp nguồn cho mạch điều khiển quạt dàn ngưng, dàn bay hơi, máy nén cao áp, máy nén thấp áp. Bật công tắt xoay 9 10 để khởi động quạt dàn ngưng, dàn bay hơi làm tiếp điểm thường mở K4 đóng lại. Sau đó bật công tắt xoay 4 5 điều khiển máy nén cao áp làm, các tiếp điểm thường đóng K6 K7 K8 K9 làm kín mạch bảo vệ áp suất cao 11 12 và áp suất thấp 13 14, tiếp điểm thường mở K2 đóng lại. Tiếp đến bật công tắt điều khiển máy nén thấp áp làm tiếp điểm thường mở K3 đóng lại van điện từ hoạt động.
Khi có sự cố áp suất dầu của máy nén cao áp thì khóa K6 K7 nhả tiếp điểm dừng máy nén. Cho đến khi xử lý xong sự cố ấn nút RESET để khôi phục mạch. Thứ tự mở trong hệ thống là mở quạt dàn ngưng và dàn bay hơi sau đó là máy nén cao áp cuối cùng là máy nén thấp áp.
Khi tắt máy nén cao áp thì máy nén thấp áp cũng tắt theo. Mạch điều khiển dàn ngưng dàn bay hơi hoạt động độc lập so với mạnh điều khiển máy nén cao áp, thấp áp.
5.2. Các thông số vận hành thực tế của hệ thống khi cấp đông khi cho máy chạy trong thời gian 2 giờ trong thời gian 2 giờ
Bảng 5.1: Thông số vận hành thực tế của hệ thống Nhiệt độ ℃ Áp suất thấp áp (bar) Áp suất trung áp (bar) Áp suất cao áp (bar) Dòng của máy cao áp (A) Dòng của máy thấp áp (A) -10 1,2 4,2 14 3,3 3,5 -17 0,6 3,4 13 3,1 3,1 -19 0,3 2,4 12,2 2,9 2,9 -20 0,2 2,4 12,2 2,9 2,9 -23 0,2 2,4 12,2 2,9 2,9 -25 0,2 2,4 12,2 2,9 2,9 -28 0,2 2,4 12 2,9 2,9 -29 0,2 2,4 12 2,8 2,9 -30 0,2 2,2 12 2,8 2,8 -31 0,2 2,2 12 2,8 2,8 -32 0,2 2,2 12 2,8 2,8 -33 0,1 2,2 12 2,8 2,8 -34 0,1 2,2 12 2, 2,7 -35 0,1 2,2 12 2,8 2,7
51
5.3. Các sự cố và phương án sử lý sự cố trên hệ thống tủ cấp đông
Nếu máy tự động dừng và chuông báo sự cố thì tắc chuông. Ấn nút reset để phục hồi mạch điện điều khiển và chú ý đèn báo sự cố nào hoạt động để kiểm tra khắc phục sự cố đó.
Ngập dịch nhẹ: sương bám trên thân máy, lập tức đóng van tiết lưu, khống chế van chặn hút, mở điều khiển van thông áp by pass để đưa hơi nóng từ cao áp sang thấp áp và luôn giữ nhiệt độ hút ts< 400C đến khi thân máy nén hết đọng sương, máy hoạt động bình thường và an toàn.
Ngập dịch nặng: dịch vào carte, qua mắt kính thấy dịch nổi thành tầng. Lập tức đóng van tiết lưu, dừng máy nén và thực hiện các biện pháp sau:
Đóng van tiết lưu hoặc tắt van điện từ cấp dịch.
Sử dụng van by-pass giữa các máy nén, dùng máy nén không ngập lỏng hút hết môi chất trong máy ngập lỏng.
Xả dầu trong carte máy nén ra thùng chuyên dùng và thay nhớt mới.
Hệ thống điện có sự cố bấc thường, phát quả hoặc điện giật, phải bình tỉnh nhanh chóng đến trạm điện liên quan gần nhất để cắt điện và nếu phát quả thì dùng bình cứu quả dập tắt.
Khi các thiết bị hệ thống lạnh xì gas mạnh, nhanh chóng đeo mặt nạ phòng độc đến những van chặn có liên quan, có tác dụng chặn cô lập tốt nhất đóng lại. Để khắc phục, hàn lại thiết bị đó.
52
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN
Trong khoảng thời gian làm đồ án tại xưởng nhiệt tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh chúng em đã hoàn thành cơ bản nội dung đồ án tốt nghiệp được giao và học được nhiều kiến thức bổ ích phục vụ cho sau này. Hệ thống tủ cấp đông ở xưởng nhiệt có những ưu điểm sau:
Thiết kế nhỏ gọn, không chiếm nhiều diện tích.
Thời gian cấp đông ngắn có lợi cho sản phẩm tạo ra và cho nhà sản suất. Thông số của hệ thống gần đúng với chu trình tính toán.
Đề suất ý kiến:
Sau một thời gian làm việc học tập, em có một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả, giảm chi phí lắp đặt và vận hành hệ thống tủ đông:
Quy trình thiết kế và lắp đặt phải đúng theo yêu cầu kỹ thuật
Lắp đặt hệ thống cấp đông phù hợp với khả năng sản xuất để tránh những chi phí không cần thiết.
Trong xưởng cần phải niêm yết các sơ đồ hệ thống máy, sơ đồ điều khiển, các nội quy vận hành, cũng như các trang thiết bị cấp cứu cần thiết.
Cần phải kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống thường xuyên để kiệp thời phát hiện các sự cố.
Đảm bảo hệ thống chạy an toàn và điều chỉnh đúng năng xuất hệ thống, tránh gây lãng phí.
53
Tài liệu tham khảo
[1] Nguyễn Đức Lợi. Hướng dẫn thiết kế hệ thống lạnh, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 2011.
[2] Nguyễn Đức Lợi, Phạm Văn Tùy. Máy và thiết bị lạnh, Nhà xuất bản Giáo dục, 2006.
[3] Hoàng Đình Tín. Cơ sở truyền nhiệt và thiết kế thiết bị trao đổi nhiệt, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.HCM, 2013.
[4] Nguyễn Đức Lợi. Kỹ thuật lạnh cơ sở
[5] T.s Lê Xuân Hòa. Máy nén và thiết bị hệ thống lạnh, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, Lưu hành nội bộ.
[6] T.s Hoàng An Quốc, T.s Lê Xuân Hòa. Kỹ thuật lạnh, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.HCM, 2013.
[7] GS.Ts Trần Đức Ba. Giáo trình công nghệ lạnh thủy sản, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.HCM.
[8] T.s Lê Xuân Hòa. Phần mền tính toán chu trình hai cấp. [9] https://123doc.org