Đồ thi ̣ 4. 26 Sự thay đổi của bức xạ theo thời gian.
Nhận xét:
Giá trị bức xạ Mặt Trời được ghi lại mỗi 5 phút vào những ngày mà nghiên cứu thực nghiệm tiến hành. Nhận thấy rằng bức xạ đã tăng đến khoảng giữa trưa và giảm xuống sau buổi trưa. Qua biểu đồ ta nhận thấy rằng cường độ bức xạ tăng mạnh vào buổi trưa thời gian từ 11h đến 13h đạt giá trị xấp xỉ 1400W/m2.
Đặc điểm địa lý của nơi đặt bộ thu là gần xích đạo (Vĩ độ: 10,96o Bắc), đặt trên cao, nơi thông thoáng không bị che bởi nhà cao tầng và cây cối, do đó cường độ bức xạ đo được tương đối cao.
Dựa vào đồ thị có thể thấy cường độ bức xạ giữa các trường hợp lưu lượng được xem là gần bằng nhau.
Đồ thi ̣ 4. 27 Sự thay đổi nhiệt độ đầu ra của bộ thu theo thời gian.
Nhận xét:
Giá trị nhiệt độ đầu ra được ghi lại mỗi 5 phút vào những ngày mà nghiên cứu thực nghiệm tiến hành. Có thể thấy rằng nhiệt độ đầu ra đã tăng đến khoảng giữa trưa và giảm xuống sau buổi trưa. Qua đồ thị ta nhận thấy rằng nhiệt độ cao nhất vào buổi trưa thời gian từ 11h30 đến 13h.
Nhiệt độ tại đầu ra của bộ thu thay đổi tùy thuộc vào cường độ bức xạ và hiệu quả trao đổi nhiệt của bộ thu. Với những lưu lượng khác nhau, giá trị nhiệt độ đầu ra tại mỗi thời điểm đo là khác nhau. Nhận thấy, với lưu lượng thấp nhất G1= 0.005 m3/s thì nhiệt độ đo được đạt giá trị cao nhất, khi tăng lưu lượng lên từ G1-G5 thì nhiệt độ đo được tại mỗi thời điểm giảm dần.
Đồ thi ̣ 4. 28 Sự khác nhau về nhiệt độ giữa đầu ra và đầu vào của bộ thu theo thời gian.
Nhận xét:
Độ chênh lệch nhiệt độ giữa nhiệt độ đầu vào và đầu ra theo thời gian (∆T = Tra - Tvào) được thể hiện trên hình 5.3.
Độ chênh nhiệt đồ càng lớn thì hiệu quả làm nóng không khí càng cao, tuy nhiên sự thay đổi lưu lượng ảnh hưởng trực tiếp đến độ chênh nhiệt. Vì vậy cần lựa chọn lưu lượng thích hợp.
Nhận thấy, với lưu lượng thấp nhất G1=0.005 m3/s thì độ chênh nhiệt đạt giá trị cao nhất, khi tăng lưu lượng lên từ G1-G5 thì độ chênh nhiệt đo được tại mỗi thời điểm giảm dần.
Đồ thi ̣ 4. 29 Sự thay đổi hiệu suất tức thời của bộ thu theo thời gian.
Nhận xét:
Sự thay đổi hiệu suất tức thời của từng trường hợp lưu lượng theo thời gian được thể hiện trên hình 4.29
Nhận thấy hiệu suất tăng nhẹ vào buổi sáng, giảm vào buổi trưa và tăng trở lại vào buổi chiều.
Hiệu suất có xu hướng giảm vào buổi trưa là do cường độ bức xạ lớn, mà lưu lượng không khí trong bộ thu vẫn không thay đổi nên sự chuyển hóa nhiệt lượng có ích không tăng thêm nữa, dẫn đến sự tổn thất nhiệt lớn.
Qua đồ thị thể hiện rõ ràng là hiệu suất tăng dần theo sự tăng lưu lượng thực nghiệm. Hiệu suất cao nhất tại lưu lượng G5=0.016 m3/s, giá trị đỉnh đạt = 73,5%.
Sự thay đổi hiệu suất bất ngờ có thể do sự ảnh hưởng của cường độ bức xạ tăng giảm đột ngột.
Bảng 4. 6 So sánh nhiê ̣t lượng hấp thụ và nhiê ̣t lượng có ı́ch.
Đồ thi ̣ 4. 30 Sự khác nhau giữa hiệu suất của bộ thu theo lưu lượng.
Nhận xét:
Hiệu suất và nhiệt lượng của bộ thu ứng với từng trường hợp lưu lượng khác nhau. Trong đó, với từng trường hợp:
G1= 0,005 m3/s, =36.40%. G2= 0.0096 m3/s, =49.91%. G3= 0.0101 m3/s, =51.94%. G4= 0.0128 m3/s, =62.23%. G5= 0.016 m3/s =65.02%. G1 G2 G3 G4 G5 0.005 0.0096 0.0101 0.0128 0.016 Nhiệt lượng hấp thụ KJ 43002 41316 42222 42361 41103 Nhiệt lượng có ích KJ 15653 20621 21930 26360 26727 Hiệu suất % 36.40 49.91 51.94 62.23 65.02 Lưu lượng
Nhận thấy sự gia tăng lưu lượng làm tăng hiệu suất ngày, hiệu suất nhiệt có giá trị từ 36% đến 65% ứng với giá trị lưu lượng G1 = 0.005 đến G5 = 0.016 m3/s.
Như vậy: hiệu suất nhiệt gia tăng theo sự tăng lưu lượng. Tuy nhiên sẽ làm giảm nhiệt độ đầu ra, vì vậy cần lựa chọn phương án thích hợp để phù hợp giữa nhiệt độ đầu ra và lưu lượng.