Sơ đồ tuần hoàn một cấp với các điểm N, T, G, V, S với các hệ số nhiệt hiện, hệ số đi vòng được giới thiệu trên hình 4.10. tính toán sơ đồ 1 cấp được thực hiện theo các bước sau:
- Xác định toàn bộ nhiệt thừa hiện và ẩn của của không gian điều hòa Q1, Q2, Q3t, Q3c, Q4, Q5, Q6a, Q6b, Q6c, Q6d, Q7h, Q7a, Q8h, Q8w.
- Xác định tổng nhiệt hiện gồm: Q1, Q2, Q3t, Q3c, Q4, Q5, Q6a, Q6b, Q6c, Q6d, Q7h, Q8h - Xác định tổng nhiệt ẩn gồm: Q7a, Q8a
- Xác định Q0 bằng tổng nhiệt hiện cộng tổng nhiệt ẩn - Xác định hệ số đi vòng ƐBF được tra ở bảng 4.22 trang. - Tính Ɛht, Ɛhf.
- Xác định điểm T (tT, φT), N (tN, φN), G (tG, φG)
- Qua T kẻ đường song song với G- Ɛhf cắt đường φ=100% tại S, ta xác định được nhiệt độ đọng sương TS
- Khi bỏ qua tổn thất nhiệt quạt gió và từ đường ống gió ta có O trùng Điểm V là điểm thổi vào.
Nếu thỏa mãn yêu cầu nhiệt độ thổi vào, tiến hành tính toán lưu lượng không khí đi qua dàn lạnh bằng biểu thức. L= 𝑄ℎ𝑓 1,2 × (𝑇𝑇−𝑇𝑆)×(1−Ɛ𝐵𝐹) , lít/s (5-9) L= 𝑄ℎ𝑓+𝑄ℎ𝑁 1,2 × (𝑇𝑇−𝑇𝑆)×(1−Ɛ𝐵𝐹) , lít/s (5-10)
l- lưu lượng không khí, lít/s Qhf – nhiệt hiện hiệu dụng, W
TT, TS: nhiệt độ phòng và nhiệt độ đọng sương, ℃
Ɛht: Hệ số đi vòng
Lưu lượng không khí L cần thiết để dập nhiệt thừa hiện và ẩn của phòng điều hòa, đó cũng chính là không khí đi qua dàn lạnh (hoặc AHU sau khi hòa trộn). Tuy trong công thức (4.39) không có hệ số nhiệt hiện hiệu dụng nhưng chính nhờ nó ta mới có thể xác định được nhiệt độ đọng sương TS (trong bảng 4.24) hoặc trên đồ thị.
Năng suất lạnh của hệ thống có thể được tính kiểm tra bằng công thức:
Q0 = G×(IT-IV) kW (5-11)
G – Lưu lượng khối lượng không khí qua dàn lạnh, kg/s.
G = ρ×L kg/s (5-12)
ρ: khối lượng riêng (mật độ) không khí ρ = 1.2 kg/m3. L: lưu lượng thể tích của không khí, l/s.
L = LN + LT l/s (5-13)
LN – lượng không khí tươi đưa vào, l/s. LT – lượng không khí tái tuần hoàn, l/s. IT – entanpy không khí vào dàn lạnh, kJ/kg.