Hoàn thiện hình thức trả lương theo thời gian

Một phần của tài liệu Đề tài “ Hoàn thiện công tác trả lương, trả thưởng cho CBCNV và người lao động ở Công ty Cổ phần Tư vấn - Đầu tư xây dựng Ba Đình” doc (Trang 52 - 59)

Do hiện nay công tác trả lương theo thời gian của Công ty còn nhiều hạn chế. Theo cách tính lương theo thời gian hiện nay của Công ty thì trong công thức tính lương cơ bản vẫn còn mang tính chất bình quân, chưa tính đến hiệu quả làm việc của người lao động nên chưa khuyến khích được người lao động trong công việc. Bên cạnh đó, trong phần tính lương kinh doanh mặc dù Công ty đã tính đến hiệu quả làm việc của người lao động nhưng công thức phải sử dụng quá nhiều hệ số, các hệ số lại phải đánh giá bởi rất nhiều chỉ tiêu khác nên gây khó khăn phức tạp trong việc tính cũng như trả lương cho người lao động, có khi còn gây chậm trễ trong việc trả lương. Vì vậy giải pháp này được đề ra nhằm khắc phục những hạn chế đó và để gắn việc trả lương với hiệu quả công việc của người lao động, đơn giản hoá việc trả lương cho lao động gián tiếp. Từ đó trả lương cho người lao động thoả đáng, chính xác hơn, khuyến khích họ hơn trong công việc đồng thời có thể tiết kiệm quỹ lương.

Nội dung của giải pháp như sau: a) Cách tính lương cơ bản:

Ở đây cách tính lương cơ bản cho CBCNV vẫn tương tự như cách tính lương hiện tại mà Công ty đang áp dụng, nhưng có thêm hệ số bình xét hiệu quả làm việc của CBCNV. Tiêu chuẩn bình xét được phân chia thành các mức như sau:

A. Tiêu chuẩn bình xét:

- Mức A hệ số 1,8:

• Về thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác.

o Xây dựng kế hoạch công tác hàng tháng, hàng tuần của phòng, ban do mình phụ trách.

o Phân công cán bộ, nhân viên thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch đã được giao.

o Đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ của CBCNV để nắm vững mức độ thực hiện công việc đã được giao và nắm được những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện để đề xuất với Ban giám đốc biện pháp giải quyết.

o Hoàn thành nhiệm vụ do chính bản thân trực tiếp đảm nhiệm.

o Lãnh đạo phòng hoàn thành nhiệm vụ được giao từ 85% trở lên.

Đối với cán bộ, nhân viên làm công tác chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ:

o Xây dựng kế hoạch công tác trong tuần, hàng tháng báo cáo trưởng phòng theo chức năng nhiệm vụ được giao.

o Hoàn thành 90% nhiệm vụ được giap trở lên.

o Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nếu có khó khăn khách quan mà bản thân đã tích cực giải quyết nhưng không được phải báo cáo cụ thể với trưởng phòng và đề xuất biện pháp giải quyết để hoàn thành nhiệm vụ một cách nhanh nhất.

Đối với công nhân viên phục vụ:

o Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

o Chấp hành đúng mọi quy định của Công ty khi thực hiện nhiệm vụ.

• Về kỷ luật lao động

o Chấp hành tốt nội quy, kỷ luật lao động.

o Không đi muộn, về sớm.

- Mức B hệ số 1,4:

Đối với cán bộ quản lý, trưởng phòng, ban:

o Phòng hoàn thành từ 70% đến dưới 85% nhiệm vụ được giao.

o Bản thân hoàn thành nhiệm vụ được giao như đối với cán bộ là chuyên môn.

Đối với cán bộ chuyên mộn kỹ thuật, nghiệp vụ:

o Hoàn thành từ 80% đến dưới 90% nhiệm vụ được giao Đối với công nhân viên phục vụ:

o Quá trình thực hiện nhiệm vụ còn phải nhắc nhở 1 – 3 lần/tháng.

• Về kỷ luật lao động.

o Đi muộn về sớm từ 1 đến 3 lần/tháng, mỗi lần không quá 15 phút so với giờ làm việc đã quy định trong Nội quy lao động, làm việc riêng trong giờ làm việc.

- Mức C hệ số 1,0: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Về thực hiện nhiệm vụ công tác:

Đối với cán bộ quản lý trưởng phòng, ban:

o Phòng hoàn thành từ 50% đến dưới 70% nhiệm vụ được giao.

o Bản thân hoàn thành công tác như cán bộ chuyên môn.

Đối với cán bộ chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ:

o Hoàn thành từ 60% đến dưới 70% nhiệm vụ được giao

Đối với công nhân viên phục vụ:

o Quá trình thực hiện công việc còn phải nhắc nhở từ 4 – 6 lần/tháng.

• Về kỷ luật lao động:

o Đi muộn về sớm từ 4 – 7 lân/tháng, mỗi lần không quá 15 phút so với giờ làm việc đã quy định trong Nội quy lao động, làm việc riêng, bỏ vị trí làm việc đi uống rượu bia trong giờ làm việc, chơi cờ bạc,

chơi trò chơi trên máy vi tính trong giờ làm việc.

B. Cách chia lương

Tiền lương cơ bản cho CBCNV được chia theo công thức sau:

Hi Ti Hpci Hcbi MLTT TLcbi = × + × × 22 ) ( (7) Trong đó:

- TLcbi: Tiền lương cấp bậc của người thứ i

- MLTT: tiền lương tối thiểu hiện hành do Nhà nước quy định.

- Hcbi: Hệ số lương cấp bậc của người thứ i.

- Hpci: Hệ số phụ cấp lương của người thứ i.

- Hi: Hệ số tay nghề (do bình bầu)

- Ti: Tổng số ngày làm việc thực tế của nhân viên thứ i trong tháng.

Ví dụ: Một nhân viên bậc 4, hệ số 2,71 làm việc trong tháng được 22 công, được tổ bình mức B có hệ số 1,4.

Tiền lương cấp bậc của công nhân đó là:

300 . 707 . 1 4 , 1 22 22 71 , 2 000 . 450 = × × = TLcb (đ) (8)

b) Cách tính lương kinh doanh theo năng suất lao động và hiệu quả công việc của từng người có bình xét A,B,C.

A. Tiêu chuẩn bình xét (giống tiêu chuẩn bình xét trong phần tính lương cơ bản).

Với các mức là: Mức A = 2,0 Mức B = 1,2 Mức C = 1,0.

B. Cách chia lương

Tiền lương NSLĐ bình quân của 1 công =

Tổng tiền NSLĐ Số công thực tế đã quy đổi

(9) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy:

Lương NSLĐ của một người (Lns) =

Tiền lương NSLĐ bình quân của một công đã quy đổi x

Số công thực tế đã quy đổi (10) c) Tính lương thực lĩnh. Công thức tính: TLtn = Lcb + Lns (11) Trong đó: - TLtn : Tiền lương tháng một CBCNV.

- Lcb : Tiền lương cấp bậc công việc.

- Lns : Tiền lương kinh doanh.(Lương NSLĐ)

Ví dụ: Tính tiền lương thực lĩnh của phòng gồm 8 nhân viên trong đó:

o 1 nhân viên bậc 6/7, hệ số 3,74.

o 1 nhân viên bậc 5/7, hệ số 3,19.

o 3 nhân viên bậc 4/7. hệ số 2,71.

o 3 nhân viên bậc 3/7, hệ số 2,31.

Thực hiện khối công việc trong tháng được 30.000.000đ. Số công cả phòng thực hiện là 30 công. Tổ bình bầu A,B,C và tiến hành chia lương như sau:

Bước 1: Chia theo tiền lương cấp bậc với hệ số A = 1,8; B = 1,4; C = 1,0. Áp dụng công thức 7 với mức lương tối thiểu 450.000 ta có bảng sau:

Bảng 8: Ví dụ tính tiền lương cơ bản theo cấp bậc TT Họ và Tên Bậc thợ Hệ số cấp bậc Hệ số phụ cấp Loại bình bầu

Tiền lương cơ bản (đ)

1 Đỗ Xuân Thành 6/7 3,74 0 A 3.029.400

2 Trương Văn An 5/7 3,19 0 B 1.997.100

3 Hoàng Văn Tân 4/7 2,71 0 C 1.219.500

4 Trần Việt Cường 4/7 2,71 0 B 1.707.300 5 Trần Trọng Hải 4/7 2,71 0 B 1.707.300 6 Nguyễn Thanh Tùng 3/7 2,31 0 A 1.871.100 7 Bùi Anh Đức 3/7 2,31 0 C 1.039.500 8 Ngô Đức Việt 3/7 2,31 0 B 1.455.300 Tổng 14.026.500

Bước 2: Từ số công của từng người thực hiện trong tháng và tiêu chuẩn A,B,C được bình bầu. Ta quy đổi thành một đơn vị để chia NSLĐ với hệ số: A = 2,0; B = 1,2; C = 1,0. Áp dụng công thức (9) thì tiền lương NSLĐ bình quân của 1 công là:

Tiền lương NSLĐ bình quân của 1 công = (30.000.000 – 14.026.500) : [30 x (2,0 x 2 + 1,2 x 4 + 1,0 x 2)] = 15.973.500 : 324 = 49.301 (đ).

Áp dụng công thức (10) ta có bảng tính tiền lương kinh doanh của từng công nhân như sau:

Bảng 9: Ví dụ tính tiền lương kinh doanh của từng công nhân.

TT Họ và Tên Loại bình bầu Số công đã quy đổi Lương kinh doanh (đ)

1 Đỗ Xuân Thành A 60 1.846.200

2 Trương Văn An B 36 1.107.720

3 Hoàng Văn Tân C 30 923.100

4 Trần Việt Cường B 36 1.107.720 5 Trần Trọng Hải B 36 1.107.720 6 Nguyễn Thanh Tùng A 60 1.846.200 7 Bùi Anh Đức C 30 923.100 8 Ngô Đức Việt B 36 1.107.720 Tổng 9.969.480

Bước 3: Tính tổng tiền lương của mỗi nhân viên.

Để giải pháp này tiến hành được hiệu quả thì trước tiên Công ty phải thực hiện sắp xếp bộ máy quản lý thật hợp lý và khoa học. Phải bố trí đúng người đúng việc, tránh bố trí tràn lan theo cảm tính, không có kế hoạch. Có như vậy mới đảm bảo tính công bằng, chính xác của hình thức trả lương này, tiết kiệm quỹ lương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh đó như trên đã nói, trong công thức tính lương theo thời gian thì tiền lương của CBCNV luôn gắn với số ngày làm việc thực tế của họ nên Công ty cần tiến hành theo dõi số ngày làm việc thực tế của CBCNV cũng như thái độ làm việc của họ thật sát sao, chặt chẽ thông qua các bảng chấm công hàng tháng.

Cuối cùng, Công ty cũng không thể bỏ qua công tác bình bầu. Vì giải pháp này đưa ra dựa trên cách tính lương hiện hành của Công ty nhưng có thêm hệ số đánh giá hiệu quả công việc của CBCNV. Vì vậy, để hệ số này phát huy được tác dụng của nó thì Công

ty phải tiến hành công tác bình bầu thật nghiêm túc, công khai, dân chủ.

Một phần của tài liệu Đề tài “ Hoàn thiện công tác trả lương, trả thưởng cho CBCNV và người lao động ở Công ty Cổ phần Tư vấn - Đầu tư xây dựng Ba Đình” doc (Trang 52 - 59)