Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự ảnh hưởng của kích thước và biên dạng thân cây bông súng đến ứng dụng của ống đa diện đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt (Trang 28 - 31)

Thực nghiệm là một phương pháp thu thập thông tin được thực hiện bởi những quan sát trong điều kiện gây biến đổi đối tượng khảo sát và môi trường xung quanh đối tượng khảo sát một cách có chủ định. Sử dụng phổ biến trong nghiên cứu tự nhiên, kỹ thuật, y học và nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác.

- Đặc điểm: Thực nghiệm cho phép tác động lên đối tượng nghiên cứu một cách chủ động, can thiệp có ý thức vào quá trình diễn ra theo mong muốn của người nghiên cứu.

- Đặc trưng của phương pháp thực nghiệm là tham số bị khống chế bởi người nghiên cứu.

* Phân loại nghiên cứu thực nghiệm -Theo nơi thực nghiệm:

+ Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm: Người nghiên cứu hoàn toàn chủ động tạo dựng mô hình thực nghiệm và khống chế các tham số, hạn chế là kết quả thu được trong phòng thí nghiệm hiếm khi được áp dụng thẳng vào điều kiện thực tế.

+ Thực hiện tại hiện trường: Người nghiện cứu tiếp cận điều kiện hoàn toàn thực, nhưng bị hạn chế về khả năng khống chế tham số và các điều kiện nghiên cứu.

+ Thực nghiệm trong quần thể xã hội: Dạng thực nghiệm được tiến hành trên một cộng đồng người, trong những điều kiện sống của họ. Trong thực nghiệm này, người nghiên cứu thay đổi các điều kiện sinh hoạt của họ, tác động vào đó những yếu tố cần được kiểm chứng trong nghiên cứu.

- Phân loại theo mực đích quan sát:

+ Thực nghiệm thăm dò: Thực nghiệm này được sử dụng để nhận dạng vẫn đề và xây dựng giả thiết.

+ Thực nghiệm kiểm tra: Thực nghiệm được tiến hành để kiểm chứng những giả thiết.

+ Thực nghiệm song hành: Thực nghiệm tiến hành trên những đối thượng khác nhau trong những điều kiện được khống chế giống nhau, nhằm rút ra kết luận về ảnh hưởng của thực nghiệm trên các đối tượng khác.

21 + Thực nghiệm đối nghịch: Thực nghiệm tiến hành trên hai đối tượng giống nhau với điều kiện ngược nhau, nhằm quan sát kết quả của các phương thức tác động đến thông số của đối tượng nghiên cứu.

+ Thực nghiệm so sánh (đồi chứng): Thực nghiệm tiến hành trên hai đối tượng khác nhau, trong đó một trong hai được chọn làm đối chứng nhằm tìm chỗ khác biệt giữa các phương pháp, giữa các hậu quả so với đối chứng.

* Các phương pháp tiến hành thực nghiệm

- Phương pháp thử và sai: Là phương pháp bắt đầu bằng việc thử, thấy sai thử lại, sai lại thử lại cho đến khi đạt được kết quả cuối cùng hoàn toàn đúng hoàn toàn sai so với giả thuyết thực nghiệm.

- Phương pháp Heuristie: Bản chất chính là phương pháp thử và sai được cải tiến, được chia theo nhiều bước, mỗi nước chỉ thực nghiệm trên một mục tiêu. Mục đích là để công việc thực nghiệm trở nên dễ dàng hơn.

- Thực nghiệm trên mô hình: Thực nghiệm phổ biến nhất trong các nghiên cứu xã hội. Mục đích là làm thử ở quy mô nhỏ, vừa dễ thực hiện vừa giảm thiểu rỉu ro.

* Ưu và nhược điểm của phương pháp nghiên cứu thực nghiệm - Ưu điểm:

+ Cho phép thay đổi bản chất cấu trúc và cơ chế của đối tượng, thay đổi điều kiện ảnh hưởng của những tác động bên ngoài bằng cách thay đổi những yếu tố nào đó của môi trường.

+ Có khả năng đi sâu vào quan hệ bản chất, xác định được các quy luật, phát hiện ra các thành phần và cơ chế.

+ Có thể lặp đi lặp lại nhiều lần thực hiện với những kết quả giống nhau, chứng tỏ một mối quan hệ có tính quy luật và đảm bảo được tính tin cậy của đề tài.

+ Nhà nghiên cứu không thụ động chờ đợi sự xuất hiện các hiện tượng mà tự mình tạo ra các điều kiện, nên có khả năng tính đến một cách đầy đủ hơn các điều kiện đó, cũng như những ảnh hưởng mà các điều kiện ấy gây ra cho đối tượng.

- Nhược điểm:

+ Khó thực hiện, đòi hỏi sự chuẩn bị công phu về lý luận và công cụ thực hiện, đôi khi là những trang thiết bị hiện đại, tốn kém.

+ Mỗi thực nghiệm chỉ kiểm nghiệm và xác định được mối quan hệ giữa hai yếu tố, trong khi đó một đề tài nghiên cứu lại đòi hỏi kiểm nghiệm nhiều yếu tố.

22 + Các điều kiện được tạo ra một cách đặc biệt trong quá trình thực nghiệm có thể phá vỡ diễn biến tự nhiên của hiện tượng nghiên cứu.

+ Khó có thể dùng phương pháp này để nghiên cứu những hoạt động diễn biến phức tạp trong tư tưởng, tình cảm con người.

* Nguyên tắc cơ bản của nghiên cứu thực nghiệm - Xây dựng giả thuyết thực nghiệm

- Ước lượng các biến thiên

- Khống chế những điều kiện chủ quan của đối tượng được thực nghiệm để nó cân bằng và ổn định.

- Khống chế những tác động không thực nghiệm

- Mẫu được lựa chọn trong thực nghiệm phải tiêu biểu, mang tính phổ biến để kết quả thực nghiệm được khách quan.

- Đề ra những chuẩn đánh giá, phương thức đánh giá kết quả. - Ghi biên bản thực nghiệm

* Yêu cầu

- Không sử dụng thực nghiệm một cách tràn lan, phải chọn vấn đề then chốt, nhất thiết để thực hiện, khi đã chọn đề tài thực nghiệm thì cần phải thực hiện đến mức cao nhất các nguyên tắc của thực nghiệm.

- Cần nắm chắc những ưu điểm và nhược điểm của mỗi loại thực nghiệm để sử dụng phù hợp với vấn đề thực nghiệm.

- Chỉ được tiến hành thực nghiệm khi có đầy đủ luận cứ về: mục đích, điều kiện (cơ sở lý luận, giả thuyết khoa học, đối tượng tác động, địa bàn thực nghiệm, lực lượng tham gia thực nghiệm,…), các bước thực nghiệm, việc xử lí kết quả, phân tích lý luận và khái quát hoá để hình thành tri thức mới.

* Các bước tiến hành - Chuẩn bị:

+ Xác định mục tiêu thực nghiệm.

+ Xác định đối tượng, địa điểm, quy mô thực nghiệm.

+ Xác định hệ chuẩn đánh giá và phương pháp đánh giá kết quả. + Xây dựng kế hoạch triển khai thực nghiệm.

+ Khảo sát thực trạng các vấn đề có liên quan đến việc thực nghiệm + Triển khai thực nghiệm theo kế hoạch

23 * Ý nghĩa của phương pháp thực nghiệm

- Phương pháp thực nghiệm khoa học là một trong các phương pháp cơ bản nghiên cứu khoa học.

- Phương pháp thực nghiệm mang tính chủ động và sáng tạo rất cao trong việc cải tạo thực tiễn và có ý nghĩa rất quan trọng trong lịch sử phát triển khoa học.[24]

*Các bước tiến hành trong quá trình nghiên cứu:

Thu thập các mẫu thân cây bông súng thực tế trong tự nhiên, sau đó tiến hành đo và lập bảng dữ liệu kích thước.

Hình 3. 1 Quá trình thu thập, đo đạt dữ liệu kích thước thân cây bông súng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự ảnh hưởng của kích thước và biên dạng thân cây bông súng đến ứng dụng của ống đa diện đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)