Trong phòng điều hòa có thể trang bị các dụng cụ sử dụng điện khác nhau như Tivi, máy tính máy in, vv… Đa số các thiết bị điện chỉ phát ra nhiệt hiện.
Khi tính toán tổn thất nhiệt do máy tính và Tivi do chúng hoạt động không đồng thời nên ta lấy công suất danh nghĩa của hai thiết bị này :
- Công suất Tivi : 400 W - Công suất máy tính : 150 W Vậy : Q1 = 400 + 150 = 550 W
Nhiệt tỏa ra từ nguồn sáng nhân tạo: Q2
Nguồn sáng nhân tạo ở đây được đề cập là nguồn sáng từ các đèn điện, nhiệt do các nguồn sáng nhân tạo này tỏa ra chỉ ở dạng nhiệt hiện. Với phòng thực nghiệm ta chỉ có đèn led :
Vậy tổn thất nhiệt trong trường hợp này : Q2 = N . n, W
Trong đó : N: tổng công suất đèn led, W n: số lượng đèn trong phòng
Vậy: Q2 = N . n = 20 x 8 = 160 W
Nhiệt do người tỏa ra: Q3
Nhiệt do người tỏa ra gồm 2 thành phần:
- Nhiệt hiện do truyền nhiệt từ người ra môi trường thông qua đối lưu, bức xạ và dẫn nhiệt: qh
- Nhiệt ẩn do tỏa ẩm (mồ hôi hoặc hơi nước mang theo): qa
Nghiên Cứu Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Tổn Thất Nhiệt Trong Phòng ĐHKK 46 Tổn thất nhiệt toàn phần: Q3 = n. q. 10-3 kW [4-3] Trong đó: n: tổng số người trong phòng (n=25 người)
q: nhiệt toàn phần do người tỏa ra trong một đơn vị thời gian và được xác định theo bảng 4.4.
Bảng 4.4: Nhiệt ẩn và nhiệt hiện do người toả ra, W/người.[31]
Vậy: Q3 = n. q = 25. 120 = 3000 W
Nhiệt tỏa ra từ các nguồn nhiệt bên trong hệ thống : ∑Qtỏa = Q1 + Q2 + Q3 = 550 +160 + 3000 = 3710 W