Chế tạo thành công hệ thống vệ sinh tự động cho bình ngưng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế chế tạo hệ thống vệ sinh tự động cho bình ngưng đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt (Trang 58 - 62)

Dưới đây là hình ảnh thực tế các bộ phận của hệ thống vệ sinh tự động sau khi hoàn thành:

-Bình ngưng của chiller: mô phỏng bình ngưng thực tế

(a). Bình ngưng sau khi hoàn thành (b). Bình ngưng lắp vào hệ thống

Hình 3.1. Bình ngưng thực tế

Hình 3.1 là bình ngưng sau khi được chế tạo theo bản vẽ. Thiết bị không có thay đổi hay sai lệch nhiều so với bản thiết kế. Bình ngưng được chế tạo từ các đoạn ống PVC Ø140 và mặt bích bình ngưng được làm từ nắp chụp của ống Ø140. Bên trong bình được thiết kế 6 đường ống trao đổi nhiệt được làm bằng ống Acrylic trong suốt để thuận tiện cho việc quan sát cũng như kiểm tra hiệu quả hoạt động của hệ thống.

Hình 3.2. Bình chứa bi chính

Hình 3.2. là các mặt của bình chứa bi chính, có tổng cộng 3 đường ống với 2 đường ống đối diện nhau, ống phía trên là ống lấy nước từ đường nước vào bình ngưng và phía dưới là đường ống dẫn bi ra khỏi bình chứa bi chính. Bên cạnh đường ống trích nước vào bình chứa bi là đường ống thoát nước về tháp giải nhiệt. Nguyên lí hoạt động của nó cũng khá đơn giản như khi bi từ bình chứa chính được yêu cầu di chuyển làm sạch bình ngưng thì van ống thoát nước về tháp sẽ đóng lại, 2 van trích nước vào và ống cho bi thoát ra sẽ mở, bi sẽ di chuyển từ bình chứa bi chính theo đường ống nước vào bình ngưng.

Hình 3.3. Bình chứa bi phụ

Ở đây là một thiết bị khá quan trọng trong mô hình là bình chứa bi phụ (hình 3.3). Thiết kế đơn giản với 2 đường ống đối diện nhau, đường phía trên trích từ đường nước ra của bình ngưng để đưa bi về bình chứa bi phụ và đường phía dưới là đường bi về bình

chứa bi chính. Đường còn lại là đường nước ra. Do không sử dụng bơm trở lực để đưa bi di chuyển trong hệ thống nên bình chứa bi phụ là thiết bị cần thiết cho mô hình. Nó có tác dụng thu gom lại bi đã đi qua bình ngưng và sau đó sẽ trả bi ngược lại bình chứa bi chính để trở thành một chu trình tuần hoàn.

-Lưới bắt bi: Dùng để bắt các bi sau khi ra khỏi các ống của bình ngưng để đưa về các bình chứa

Hình 3.4. Lưới bắt bi

Hình 3.4 là bộ phận rất quan trọng trong mô hình này, đây có thể nói là nơi phân tách bi và nước. Bi sau khi đi qua bình ngưng sẽ đi đến lưới bắt để sàng lọc ra, nước thì di chuyển thẳng, bi sẽ chuyển hướng di chuyển về bình chứa bi phụ.

Bộ phận vệ sinh bi (hình 3.5) là một trong những cải tiến cũng như điểm nhấn trong mô hình mà nhóm nghiên cứu, khác với những hệ thống làm sạch ống bằng bi khác, nhóm nghiên cứu đã thiết kế thêm một bộ phận vệ sinh bi để đảm bảo bi đi vào bình ngưng là bi sạch. Với thiết kế gồm bình chứa bi phụ và bộ vệ sinh bi giúp bi và phần nước đi cùng bi luôn duy trì ở trạng thái sạch trong khi các hệ thống cùng loại sau khi được vệ sinh lại chạy chung cùng bi về bình chứa bi, sau khi hệ thống dừng thì bi sẽ được ngâm trong nước dơ gây bám bẩn lên bi cũng như giảm hiệu suất làm việc cho những lần sau.

-Tổng thể mô hình sau khi hoàn thành:

Hình 3.6. Mô hình thực tế sau khi hoàn thành

Hình trên (hình 3.6) là tổng thể mô hình thí nghiệm mà nhóm đã nghiên cứu và chế tạo ra. Mô hình được thực hiện hầu như không có thay đổi nhiều so với bản thiết kế. Mô hình bao gồm các bộ phận chính như bình ngưng, bơm nước cấp, các đường ống vào và ra cùng với bộ làm sạch ống tự động gồm: bình chứa bi chính, bình chứa bi phụ,

bộ vệ sinh bi, lưới bắt bi. Mô hình đưa vào chạy thử và vận hành khá tốt, đáp ứng được những yêu cầu mà nhóm đề ra.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế chế tạo hệ thống vệ sinh tự động cho bình ngưng đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)