6.2.1. Ưu điểm
Công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đòi hỏi việc dạy học môn Toán cần đổi mới mục tiêu dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học. Sáng kiến kinh nghiệm đã đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực của học sinh trong dạy học môn toán lớp 2, đưa ra cái nhìn cụ thể hơn về năng lực của người học. Năng lực học sinh không tự nhiên sinh ra đã có mà được hình thành và phát triển thông qua hoạt động. Muốn kiến thức và kĩ năng của mỗi học sinh trở thành năng lực phải thông qua các hoạt động thực tiễn phong phú của các em, từ vận dụng kiến thức, kĩ năng để hoàn thành các nhiệm vụ học tập đến giải quyết các tình huống đa dạng của cuộc sống… Bởi vậy, phát triển năng lực học sinh còn bao hàm phát triển khả năng thực hành, vận dụng kiến thức; khả năng giải quyết vấn đề của các em.
33 triển năng lực của học sinh trong quá trình dạy học môn Toán lớp 2 rất hiệu quả. Để phát triển năng lực của học sinh, giáo viên cần tìm hiểu rõ nội dung, chương trình, nắm chắc về từng năng lực thành tố của môn học để xác định được từng nội dung, bài tập có cơ hội phát triển được năng lực gì cho học sinh. Từ đó vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để phát triển được năng lực cho học sinh trong từng hoạt động. Luôn hướng tới tổ chức các hoạt động học tập thông qua trải nghiệm, dạy học gắn liền với đời sống thực tiễn của học sinh để giúp các em có thể vận dụng tốt bài học vào cuộc sống. Việc đánh giá trong quá trình dạy học của giáo viên cũng cần đổi mới theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh. Và đặc biệt, giáo viên luôn luôn phối hợp với phụ huynh trong mọi hoạt động dạy học, giáo dục để giúp các em phát triển được năng lực một cách hiệu quả nhất.
Khi thực hiện những biện pháp này bản thân giáo viên cũng được nâng cao năng lực dạy học, đồng thời đã khơi dậy lòng say mê và thích học toán cho học sinh. Các em đã ham thích học toán hơn, chủ động tích cực hơn trong giờ học, mạnh dạn, tự tin chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, với nhóm. Tích cực tham gia thảo luận tìm hiểu kiến thức mới, nắm được nội dung bài, thực hành, vận dụng tốt vào thực tế để giải quyết được các vấn đề của bản thân học sinh, qua đó phát triển được các năng lực chung cũng như các năng lực đặc thù môn học của học sinh. Đó là một hướng đi đúng đắn, mang lại hiệu quả thiết thực, nâng cao chất lượng dạy học môn Toán.