BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM AN TOÀN HÀNG HẢI:

Một phần của tài liệu Phương án Bảo đảm an toàn hàng hải phục vụ thi công Nâng cấp Cảng than 30.000DWT để tiếp nhận tàu có tải trọng đến 50.000DWT (Trang 29)

- Khu vực thi công nâng cấp cảng dầu, cảng than Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 có phương tiện thủy ra vào cảng cấp than, dầu và lấy tro bay hoạt động thường xuyên. Vì vậy, để giảm thiểu ảnh hưởng trên, ưu tiên cho hoạt động của tàu biển, khai thác cảng và không gây cản trở cho tàu thuyền hoạt động qua lại cần thiết phải lập Phương án bảo đảm an toàn giao thông phục vụ công tác thi công.

- Để đảm bảo hướng dẫn các tàu thuyền hoạt động qua lại tại khu vực được an toàn, thuận lợi và chủ động trong công tác an toàn từ xa, Nhà thầu thi công sẽ bố trí 01 ca nô công suất >= 50 CV làm công tác điều tiết, cảnh giới, cũng như hỗ trợ các phương tiện đang thi công tại khu vực Dự án khi xảy ra các sự cố.

- Để đảm bảo an toàn hàng hải khu vực thi công đúng quy định về Quản lý cảng biển và luồng hàng hải thì phải thiết lập trạm điều tiết và các biện pháp để bảo đảm an toàn hàng hải. Thiết lập trạm điều tiết đảm bảo an toàn hàng hải phục vụ cho các phương tiện thi công và tàu thuyền hành hải ra vào an toàn. Để đảm bảo hướng dẫn các tàu thuyền hoạt động qua lại tại khu vực được an toàn, thuận lợi và chủ động trong công tác an toàn từ xa, Nhà thầu thi công sẽ bố trí 01 trạm điều tiết di động trên Cano điều tiết, cảnh giới tại khu vực thi công (tại trạm có bố trí biển thông báo thông tin công trình, tên các cán bộ trực tiếp thi công và số điện thoại liên hệ), kết hợp báo hiệu để làm công tác điều tiết, cảnh giới, cũng như hỗ trợ các phương tiện đang thi công tại khu vực Dự án khi xảy ra các sự cố.

- Trang bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết phục vụ công tác cảnh giới, điều tiết đảm bảo an toàn hàng hải đúng quy định

1. Phương tiện, thiết bị phục vụ công tác điều tiết, cảnh giới bảo đảm an toàn hàng hải.

STT Danh mục PT Sốlượng

Công suất, tải trọng

Nội dung công

việc Ghi chú

A Phương tiện

1 Canô + Trạmđiều tiết 01 >= 50 CV

Điều tiết giao thông; điều hành chung công tác điều tiết, cảnh giới

Hoạt động bình thường

bến Cảng NMNĐ Vĩnh Tân 2;

B Vật tư, thiết bị phục vụ cảnh giới, điều tiết

1 Cờ hiệu 02 Phục vụ Điều tiết,cảnh giới Hoạt độngbình thường

2 Loa tay 02 Phục vụ Điều tiết,

cảnh giới

Hoạt động bình thường

3 Máy VHF 01 45 W Phục vụ Điều tiết,

cảnh giới

Hoạt động bình thường

4 VHF cầm tay 03 Phục vụ Điều tiết,

cảnh giới

Hoạt động bình thường 5 Máy phát điện 01 5,5KVA Phục vụ Điều tiết,cảnh giới Hoạt độngbình thường 6 Đèn pha 03 500W Phục vụ Điều tiết,cảnh giới Hoạt độngbình thường 7 Còi 01 Phục vụ Điều tiết,cảnh giới Hoạt độngbình thường 8 Ống nhòm 01 Phục vụ Điều tiết,cảnh giới Hoạt độngbình thường 9 Phao cứu sinh 06 Phục vụ Điều tiết,cảnh giới Hoạt độngbình thường

2. Nhân lực làm công tác công tác điều tiết, cảnh giới bảo đảm an toàn hàng hải:

Toàn bộ cán bộ, công nhân tham gia thi công tại hiện trường đều có trách nhiệm trực tiếp (được phân công) hoặc gián tiếp tham gia tích cực công tác cảnh giới, điều tiết bảo đảm an toàn hàng hải trong ca làm việc, ca trực của mình.

STT Chức danh SL Chức năng nhiệm vụ Ghi chú

1 Tổ trưởng tổ điều tiết 01 Điều hành điều tiết

2 Công nhân kỹ thuật 02 Kiểm tra hệ thống thiết bị 3 Thuyền viên 02 Vận hành trạm điều tiết và

cảnh giới khu vực thi công 4 Nhân viên y tế 01 Sơ cứu khi có tai nạn

Trực chiến theo phân công

Tổng cộng 06

3. Chức năng, nhiệm vụ của các loại phương tiện trong công tác bảo đảm an toàn giao thông:

bến Cảng NMNĐ Vĩnh Tân 2;

giao thông chung, kết hợp công tác cảnh giới tại công trình.

- Cano: thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát, điều tiết giao thông, cảnh giới bảo đảm an toàn hàng hải tại khu vực công trình thi công; thực hiện công tác cảnh giới, điều tiết hướng dẫn lưu thông các phương tiện và tàu thuyền hành hải ra vào khu vực thi công an toàn; chở lực lượng hoạt động điều tiết giao thông tại khu vực thi công; kêu gọi, hướng dẫn các tàu thuyền hoạt động/neo đậu đúng quy định; kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn các phương tiện hoạt động trong khu vực thi công, cơ động xử lý các tình huống cần thiết, hỗ trợ trong các tình huống khẩn cấp và thực hiện công tác thay ca, hậu cần cho trạm Điều tiết phục vụ tốt công tác bảo đảm an toàn hàng hải;

- Máy bộ đàm cầm tay: Trao đổi thông tin với các đơn vị, nhà thầu để thống nhất phương án để thực hiện; hướng dẫn, thông báo khi có tàu thuyền hành hải đến khu vực đang thi công;

- Loa tay: thông báo, hướng dẫn điều tiết các phương tiện thủy hành trình qua khu vực đang thi công an toàn;

- Cờ hiệu: hướng dẫn cho các phương tiện thủy về hướng lưu thông cũng như các chỉ dẫn cần thiết;

- Ống nhòm: Quan sát các hoạt động trên vùng biển thi công từ xa, để có hướng xử lý;

- Đèn pha, còi: hổ trợ công tác điều tiết giao thông.

- Dụng cụ cứu sinh: phục vụ đảm bảo an toàn cho con người khi thực hiện phương án an toàn hàng hải.

- Máy phát điện: Phục vụ, hỗ trợ quá trình công tác điều tiết, cảnh giới. * Một số nội dung cần lưu ý trong quá trình thực hiện:

- Thường xuyên tuần tra cảnh giới để kịp thời ngăn ngừa các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến an toàn hàng hải trong khu vực thi công;

- Thường xuyên liên lạc với Cảng vụ Hàng hải Bình Thuận, Hoa tiêu để biết lịch tàu ra, vào cảng; kết hợp với ban điều hành các công trình lân cận lên kế hoạch sắp xếp điều động phương tiện thi công phù hợp; Kết hợp với điều độ cảng Vĩnh Tân 2 lên kế hoạch sắp xếp điều động phương tiện thi công phù hợp, đảm bảo an toàn.

- Trạm điều tiết luôn liên lạc thông suốt với đơn vị thi công. Liên tục theo dõi hoạt động của các phương tiện vận chuyển đổ thải và phương tiện hành trình qua khu vực thi công;

- Thường xuyên kiểm tra tình trạng phương tiện, trang thiết bị cảnh giới nhằm đảm bảo cho các phương tiện hoạt động hiệu quả trong suốt thời gian thi công;

- Tại hiện trường thông tin liên lạc bằng máy bộ đàm VHF, loa tay. Máy bộ đàm VHF luôn sẵn sàng thực hiện trên kênh trực canh số 16 và làm việc trên kênh số 19;

bến Cảng NMNĐ Vĩnh Tân 2;

- Đối với tàu thuyền có hành trình qua khu vực đang thi công, phụ trách tàu thông báo trước 01 giờ khi tàu tới khu vực thi công để triển khai công tác điều tiết giao thông;

- Trường hợp có sự cố phải điều động 02 tàu kéo để lai dắt phương tiện thi công thì công trình tạm ngưng hoạt động cho đến khi công tác xử lý sự cố được hoàn tất này.

4. Phương án Bảo đảm an toàn hàng hải:

4.1. Phương án chung:

- Trước khi tiến hành thi công đơn vị sẽ liên hệ với các cơ quan chức năng thông báo về công trình đang thi công trên các phương tiện thông tin đại chúng để các phương tiện hoạt động ra, vào tại khu vực biết và cẩn trọng để đảm bảo an toàn.

- Bố trí 01 Ca nô có công suất ≥50 CV thực hiện việc thường trực vừa làm trạm điều tiết vừa làm điều tiết, cảnh giới tại khu vực thi công để đảm bảo hướng dẫn, điều tiết các tàu thuyền qua khu vực an toàn, thuận lợi.

- Liên hệ và phối hợp với cơ quan chức năng: Do khu vực thi công đang trong quá trình khai thác tiếp nhận các tàu ra vào cảng, để đảm bảo an toàn tuyệt đối, đơn vị sẽ thường xuyên liên hệ với Cảng vụ hàng hải Bình Thuận, Đại diện CVHHBT tại Tuy Phong, Bộ đội Biên phòng (đồn biên phòng Liên Hương) ... để trao đổi thông tin và xây dựng kế hoạch phối hợp chặt chẽ nhằm bảo đảm an toàn hàng hải trong suốt quá trình thi công.

- Bố trí đội cảnh giới bảo đàm an toàn giao thông cảnh giới, điều tiết lưu thông, hướng dẫn các phương tiện thủy hành trình qua khu vực thi công an toàn, xử lý các trở ngại ảnh hưởng đến công trường trong phạm vi thẩm quyền.

- Tuân thủ nghiêm các quy định về phòng chống dịch bệnh Covid 19 trong quá trình thi công và điều tiết cảnh giới như: thực hiện khai báo y tế đầy đủ và kịp thời, luôn giữ khoảng cách an toàn, trao đổi thông tin qua bộ đàm, cờ hiệu, thực hiện nghiêm thông điệp 5K…

4. 2. Tổ chức điều tiết giao thông:

- Căn cứ vào đặc điểm công trình và phương tiện thi công hiện có của nhà thầu, phương tiện thi công được bố trí, sắp xếp đội hình thi công sao cho không cản trở việc các tàu ra, vào cập cảng tại khu vực.

- Trong quá trình thi công, phối hợp với điều độ cảng nhằm đảm bào yêu cầu ưu tiên khai thác cảng.

- Thông báo hàng hải về công trình thi công trên các phương tiện thông tin đại chúng để các tổ chức, cá nhân có liên quan được biết.

- Đảm bảo bố trí đầy đủ đèn chiếu sáng, đèn hành trình, đèn cột, đèn pha ... và luôn trong trạng thái hoạt động tốt, đặc biệt là đối với các phương tiện thi công và vận chuyển vật liệu vào ban đêm.

- Đơn vị thi công và giám sát của chủ đầu tư tăng cường nhân lực, phân chia thời gian trực tiếp tham gia giám sát thi công của cán bộ, thuyền viên và

bến Cảng NMNĐ Vĩnh Tân 2;

công nhân, thời gian giám sát của chủ đầu tư hợp lý để đảm bảo sức khoẻ, chất lượng công việc, an toàn lao động.

4. 3. Yêu cầu đối với thiết bị và người lao động khi thi công:

* Đối với thiết bị thi công:

- Thiết bị tham gia thi công phải đáp ứng yêu cầu chung về an toàn.

- Máy móc thiết bị được cấp giấy đăng ký và kiểm định của cơ quan thẩm quyền, mua bảo hiểm cho máy móc thiết bị thi công các công trình.

- Phương tiện cơ giới phải được kiểm tra bảo dưỡng thường xuyên, bảo đảm hoạt động tốt. Thay thể sửa chữa những bộ phận không bảo đảm kỹ thuật. Trên phương tiện phải có đầy đủ bảo hộ lao động, phao cứu sinh, phao cá nhân, bơm nước cấp cứu, Tủ thuốc y tế...

- Các phương tiện thi công nạo vét được lắp đặt thiết bị AIS cung cấp thông tin về vị trí thi công của phương tiện theo quy định tại nghị định 159/2018/ND-CP ngày 28/11/2018 về hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa.

- Công nhân vận hành phải được đào tạo chuyên môn, có trách nhiệm trong công tác vận hành và bảo dưỡng thiết bị. Tuân thủ các quy định về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ khi vận hành máy móc, thiết bị.

- Khi vận hành nếu phát hiện bất thường phải tạm dừng để kiểm sửa chữa và khắc phục, khi đảm bảo an toàn mới được phép thi công.

- Tất cả các neo buộc và dụng cụ an toàn phải được giám sát 24/24, các dây cáp neo chìm dưới nước phải có phao hiệu dễ nhận thấy và dễ né tránh, không gây mất an toàn cho tàu thuyền lưu thông.

- Thiết bị thi công phải trang bị đầy đủ công cụ phòng chống đắm (máy bơm cấp cứu, bạt cao su ...), phòng chống cháy nổ (bình chửa cháy, phuy cát...), các biển báo nguy hiểm ...

* Đối với người lao đông:

- Tất cả CBCNV phải có sức khỏe tốt, được đào tạo tốt chuyên môn, biết bơi, được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ theo quy định, được đóng bảo hiểm an toàn lao động.

- Tất cả CBCNV được kiểm tra sức khỏe, Tổ chức huấn luyện an toàn - vệ sinh lao động theo đúng quy định tại Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15/05/2016 của Bộ Lao động- Thương binh & Xã hội, biện pháp đảm bảo ATLĐ theo QCVN 18:2014/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong xây dựng.

- Toàn thể CBCNV và những người lao động làm việc trên công trường luôn luôn tuân thủ các quy định về ATLĐ; chấp hành tốt Nội quy, Quy định an toàn lao động trên công trường.

- Khi làm việc phải mang đầy đủ các công cụ bảo đảm an toàn lao động như: áo phao (khi làm việc môi trường sông nước), dây bảo hiểm (khi làm việc trên cao), ủng, găng tay, nón bảo hộ...

bến Cảng NMNĐ Vĩnh Tân 2;

đào tạo. Không sử dụng công nhân chưa đào tạo vào các công việc chính.

- Khi làm công việc khó khăn, nguy hiểm phải có người giám sát công việc chặt chẽ.

- Khen thưởng – Kỷ luật: CBCNV chấp hành tốt nội quy ATLĐ đựợc tuyên dương và khen thưởng, CBCVN vi phạm Nội quy an toàn lao động bị kỷ luật, nêu tái phạm nhiều lần phải buộc thôi việc.

- Tham gia đóng góp hoàn thiện công tác Bảo đảm an toàn lao động.

- Nghiêm cấm CBCNV có các hành vi sau và tạm đình chỉ công việc trong các trường hợp sau:

+ Uống rượu bia, chất kích thích.

+ Không trang bị đầy đủ bảo hộ lao động.

+ Sử dụng thiết bị không đúng quy trình vận hành và an toàn.

+ Môi trường làm việc không bảo đảm an toàn.

4.4 Biện pháp bảo đảm an toàn giao thông chi tiết: * Tại khu vực thi công:

- Phối hợp chặt chẽ với Công ty Nhiệt điện Vĩnh Tân & Ban QLDA Nhiệt điện Vĩnh Tân trong công tác sắp xếp tàu thuyền ra vào và neo đậu tại cảng phù hợp với từng phân đoạn, vị trí thi công để đảm bảo tuyệt đối an toàn cho tàu thuyền.

- Phối hợp chặt chẽ với với Cảng vụ hàng hải Bình Thuận, Đại diện CVHHBT tại Tuy Phong, Bộ đội Biên phòng (đồn biên phòng Liên Hương), điều độ cảng Vĩnh Tân 2 ... cập nhật thường xuyên lịch tàu ra, vào Cảng tiếp nhận đón trả hành khách và giao nhận hàng để bố trí phương tiện nạo vét hợp lý, khoa học và an toàn.

- Thi công theo hình thức cuốn chiếu, tránh tình trạng tổ chức thi công dàn trải. Bố trí phương tiện thi công không làm ảnh hường đến tàu thuyền hành trình trên luồng hàng hải, bố trí nhân lực và phương tiện thực hiện điều tiết giao thông cho tàu thuyền hành trình qua khu vực thi công an toàn.

- Tạm ngừng thi công trong trường hợp mưa to gió lớn, bão... gây khó khăn cho công tác cảnh giới bảo đảm an toàn giao thông.

- Trong điều kiện sóng gió cấp 5 trở lên thì báo cáo Cảng vụ hàng hài Bình Thuận, Đại diện CVHHBT tại Tuy Phong cho phương tiện ngừng thi công và xin tập kết tại khu vực trong âu cảng Trung tâm điện lực Vĩnh Tân nhằm đảm bảo an toàn.

- Tại hiện trường thông tin liên lạc được thực hiện bằng máy bộ đàm trên kênh 16VHF, điện thoại, loa tay, cờ hiệu ...

- Đối với tàu thuyền vào, rời cảng: 01 giờ trước khi tàu thuyền vào, rời cảng đơn vị thi công tạm ngừng thi công và điều động các phương tiện tham gia thi công tránh vị trí luồng hàng hải Trung tâm điện lực Vĩnh Tân, tập kết vào sát khu vực khống chế thi công để không gây ảnh hưởng đến tàu thuyền ra vào cảng

bến Cảng NMNĐ Vĩnh Tân 2;

Một phần của tài liệu Phương án Bảo đảm an toàn hàng hải phục vụ thi công Nâng cấp Cảng than 30.000DWT để tiếp nhận tàu có tải trọng đến 50.000DWT (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w