Các cảm biến sẽ được tích hợp trong tay nắm cửa và nút bấm khởi động trên xe (dự kiến triển khai thực tế đầu tiên trên chiếc SUV Santa Fe 2019 sắp ra mắt thị trường). Hệ thống này cho phép nhiều người dùng chung xe cùng đăng ký trước dấu vân tay của mình. Toàn bộ dữ liệu bảo mật sẽ được mã hóa và lưu trên xe. Tùy thuộc vào người dùng, chiếc xe sẽ tự nhận diện và điều chỉnh các thông số trên xe (như vị trí ghế, gương chiếu hậu…) cho phù hợp. Trong tương lai, thông qua các bản cập nhật phần mềm, hệ thống bảo mật mới sẽ còn cho phép xe tự điều chỉnh cả nhiệt độ khoang lái, độ ẩm và thiết lập vô lăng. Cảm biến được sử dụng trên xe sẽ nhận biết điện dung của con người, nhằm phân biệt mức điện giữa các khu vực khác nhau trên ngón tay. Qua đó, hệ thống có thể tránh được việc sử dụng vân tay giả mạo hay các cuộc tấn công đột nhập.
Hình 2.10 Chạm cảm biến vân tay trên ô tô
Theo Hyundai, tỉ lệ lỗi của hệ thống chỉ 1:50.000 (tức tương đương công nghệ Touch ID trên iPhone, iPad và Macbook của Apple hiện nay). Đây cũng là lần đầu tiên công nghệ bảo mật dấu vân tay được tích hợp vào tay nắm cửa ô tô, trong bối cảnh nhiều nhà sản xuất xe đang nỗ lực vượt ra khỏi rào cản bất tiện của những chiếc chìa khóa truyền thống. Tesla mới đây cũng triển khai hệ thống khóa bằng điện thoại thông minh trên Model 3.
Khi đặt ngón tay lên trên một thiết bị đọc dấu vân tay, thiết bị này sẽ quét hình ảnh ngón tay đó và đưa vào hệ thống. Hệ thống sẽ xử lý dấu vân tay, chuyển sang dạng dữ liệu số rồi đối chiếu các đặc điểm của vân tay đó với dữ liệu đã được lưu trữ trong hệ thống. Nếu dấu vân tay này khớp với dữ liệu hệ thống thì các chức năng tiếp theo sẽ được thực hiện,cụ thể là mở khóa hoặc đóng khóa hay thực hiện các chức nào nào khác tùy vào lập trình [3]