Cho biết những thay đổi và suy nghĩ của anh/chị về những thay đổi giữa BLDS 2015 và BLDS 2005 về chủ đề đang được nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Buổi thảo luận tháng 2 Hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Trang 25 - 27)

VẤN ĐỀ 4: BUỘC TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHĨA VỤ

4.8. Cho biết những thay đổi và suy nghĩ của anh/chị về những thay đổi giữa BLDS 2015 và BLDS 2005 về chủ đề đang được nghiên cứu.

giữa BLDS 2015 và BLDS 2005 về chủ đề đang được nghiên cứu.

So với BLDS 2005 thì BLDS 2015 đã có những đổi mới trong chế định liên quan đến buộc tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Cụ thể là nếu ở BLDS 2005 không có quy định rõ về việc bên có nghĩa vụ có trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình nếu không thực hiện đúng nghĩa vụ, thì qua đến BLDS 2015 đã có quy định cụ thể về vấn đề này. Nhà làm luật đã quy định riêng biệt về vấn đề này ở Điều 352, nói rõ rằng bên có quyền được phép yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình nếu họ thực hiện không đúng. Ở BLDS 2005, việc bên có quyền được phép yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ chỉ được quy định trong các điều luật quy định cụ thể về các vụ việc. Ví dụ như, Điều 303 quy định về Trách nhiệm dân sự do không thực hiện nghĩa vụ giao vật, hay Điều 304 về Trách nhiệm dân sự do không thực hiện nghĩa vụ phải thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc. Theo em, việc quy định như BLDS 2005 sẽ xảy ra nhiều bất cập, bởi vì lúc này nhà làm luật quy định theo hướng liệt kê, mà thông thường việc liệt kê sẽ không bao giờ đủ, nó không mang được tính khái quát đến toàn bộ tất cả mọi việc mà chỉ có tính pháp lý đối với những vấn đề được đề cập đến. Cụ thể: “Nếu không có nguyên tắc chung, chúng ta chỉ có thể buộc tiếp tục thực hiện hợp đồng trong những trường hợp mà pháp luật có quy định cụ thể. Điều đó có nghĩa là, đối với mỗi trường hợp, chúng ta phải đối chiếu với các quy định của pháp luật với hệ quả là khi việc yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng thuộc trường hợp pháp luật quy định thì sẽ không có cơ sở để chấp nhận. Đồng thời, chúng ta buộc phải xem là nghĩa vụ không được thực hiện đúng có thuộc trường hợp nêu tại các quy định này hay không trong khi đó việc đánh giá này không đơn giản đối với một số trường hợp. Ngược lại nếu tồn tại một nguyên tắc chung thì các quy định cụ thể nêu trên chỉ là một số trường hợp cho phép yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng và ngoài những trường hợp này chúng ta vẫn có thể tiếp tục thực hiện hợp đồng trên cơ sở các nguyên tắc chung”. (Đỗ Văn Đại, Nghĩa vụ và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ - Bản án và bình luận bản án, tr. 445) Việc quy định như ở BLDS 2005 dễ dẫn đến sự bỏ sót làm cho tính pháp lý của điều luật hẹp đi, không thể điều chỉnh

hết được các vấn đề phát sinh trong xã hội. Hơn nữa, sẽ không đảm bảo được quyền lợi của bên có quyền. Còn như ở BLDS 2015 thì các nhà làm luật đã cụ thể hóa về vấn đề trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ. Việc không chỉ ra cụ thể trách nhiệm này được thực hiện trong trường hợp nào đã làm cho phạm vi điều chỉnh của Điều luật rộng hơn rất nhiều so với BLDS 2005, chính vì phạm vi điều chỉnh rộng hơn nên quyền lợi của bên có quyền sẽ được đảm bảo tuyệt đối hơn. Và đối với những vụ việc chưa lường trước được xảy ra thì cũng sẽ dễ dàng áp dụng quy định hơn.

Một phần của tài liệu Buổi thảo luận tháng 2 Hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(29 trang)
w