Đ qua đường TM BNTKS Đ qua đường NMC BNTKS Đ qua đường TM BNTKS Đ qua đường NMC 0 1,25 0 1 8,0 0 2 6,0 0 1,50 0,83 4 1,25 1,14 6 1,13 0,31 12 6,1 1,0 2,50 0,20 18 2,63 0,93 24 5,5 2,0 2,63 1,25
BN trong 2 nhóm đều hài lòng về phương pháp điều trị đau của mình, khác biệt giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê.
Nếu xét về hiệu quả giảm đau, cả 2 nhóm 1 và 2 đều tốt như nhau.
Vậy trên lâm sàng nên chọn phương pháp giảm đau nào?
Nếu như BN có đủ điều kiện để thực hiện cả 2 phương pháp điều trị đau, không có chống chỉ định gây tê NMC và đồng ý áp dụng phương pháp
giảm đau nào cũng được. Phương pháp gây tê NMC và gây mê toàn diện kết
hợp được chọn trong việc áp dụng vô cảm cho BN. Phương pháp vô cảm cân bằng này mang lại nhiều lợi ích cho BN trong cả trong và sau mổ, nhất là chất lượng giảm đau sau mổ(7). Lượng thuốc giảm đau họ morphine cũng
giảm nhiều khi dùng thuốc đường NMC.
Tác giả Francois J. S. và Jean-Marie A. G.(0) thực hiện giảm đau sau
phẫu thuật khớp háng nhận thấy những BN dùng phương pháp BNTKSĐ qua đường NMC được hiệu quả giảm đau tốt hơn và BN hài lòng cao hơn
những BN dùng phương pháp BNTKSĐ qua đường TM.
Qua các kết quả và phân tích, bàn luận trên, chúng tôi nhận thấy phương pháp giảm đau do bệnh nhân tự kiểm soát mang lại lợi ích tốt cho
phương pháp điều trị đau này. BNTKSĐ giúp cho BN chủ động được trong
việc điều trị sự đau đớn của chính mình, giúp BN thoải mái về tâm lý đồng
thời hợp tác điều trị tốt.
Phương pháp BNTKSĐ giúp nhân viên y tế giảm được thời gian chăm
sóc BN về vấn đề đau. Để ứng dụng được BNTKSĐ vào lâm sàng, như đã nói ở trên là phải đào tạo được đội ngũ nhân viên y tế có kiến thức về điều
trị đau và phương pháp BNTKSĐ.
Triển khai phương pháp BNTKSĐ ở khoa phòng điều trị nào cũng là một vấn đề được bàn luận nhiều(0). Qua khảo sát, người ta thấy việc điều trị đau được thực hiện ở phòng săn sóc đặc biệt, phòng hồi tỉnh sau mổ, phòng theo dõi sát ở tại khoa phòng và thậm chí ở cả phòng bệnh bình thường. Điều này đặt ra nhiều vấn đề tranh cãi và cũng là một trong những khuyết điểm của BNTKSĐ. BNTKSĐ vẫn rất cần được theo dõi sát trong quá trình
điều trị đau cho BN mặt khác máy BNTKSĐ là một cản trở khiến BN không
thể tập vận động nhiều hơn như đứng, đi lại và những vấn đề khác như vệ sinh cá nhân, ăn uống.
Tại bệnh viện Đại học Y Dược, do hạn chế về việc theo dõi BN cũng như việc huấn luyện nhân viên y tế trong việc theo dõi, chăm sóc điều trị đau
này tại phòng hậu phẫu. BN được nằm lại phòng hậu phẫu 24 giờ sau mổ
mặc dù một số BN có thể chuyển lên các khoa phòng sớm hơn. Để ứng dụng
rộng rãi ra các khoa phòng khác và cho BN dùng BNTKSĐ qua các ngày
hậu phẫu thứ 2, 3... cần phải có đầu tư thêm về con người và trang thiết bị.
Kết luận
Qua nghiên cứu 44 BN sau phẫu thuật lớn vùng bụng, được điều trị đau với các phương pháp BNTKSĐ qua đường TM và BNTKSĐ qua
khoang NMC tại bệnh viện Đại học Y Dược, chúng tôi nhận thấy:
Cả hai phương pháp BNTKSĐ qua đường TM và NMC đều cho hiệu
quả giảm đau tốt, nhất là giảm đau động giúp BN hồi phục sớm sau mổ cũng như BN hài lòng với phương pháp điều trị đau.
Chất lượng giảm đau qua khoang NMC cao hơn giảm đau qua đường
TM.
Tác dụng không mong muốn gây ra do phương pháp BNTKSĐ qua đường TM và NMC nằm trong giới hạn chấp nhận được.
Chi phí điều trị đau với phương pháp BNTKSĐ khác biệt rõ rệt giữa 2 nhóm BNTKSĐ qua đường TM và NMC. Khả năng ứng dụng rộng rãi cả 2
phương pháp vào lâm sàng phụ thuộc vào việc đầu tư thiết bị và nhất là con