Bảng 3.4: Bảng kết quả kiểm nghiệm. Yếu tố Lân 1 Lần 2 Lần 3 Điểm hội tụ 2366 2293 2348
Nhiệt độ Hot_water_out (oC) 79.62 80.1 79.88 Dựa vào bảng 3.4:
- Độ chênh lệch về điểm hội tụ sau 3 lần khảo sát lớn nhất là 3.08%; - Độ chênh nhiệt độ lớn nhất là 0.6 %;
Bảng 3.5: Bảng so sánh Viscous model.
Viscous model Kết quả nhiệt độ (oC)
k-epsilon Standard 79.62 80.1
k-epsilon Realizable 80.17 80.22
52 - Mô hình k-ɛ Realizable khác với mô hình k-ɛ Standard theo hai cách:
+ Thứ nhất, nó chứa một công thức mới cho độ nhớt hỗn loạn không phải là một hằng số như trong mô hình tiêu chuẩn mà là một biến.
+ Thứ hai, nó chủ yếu đưa ra các dự đoán được cải thiện về tốc độ lan truyền của các tia phản lực, khả năng vượt trội để nắm bắt dòng chảy trung bình của các cấu trúc phức tạp và đối với các dòng chảy liên quan đến chuyển động quay, các lớp ranh giới dưới gradient áp suất bất lợi mạnh, phân tách và tái lưu thông.
- Mô hình k-ω tương tự như mô hình k-ε, nhưng nó giải quyết cho ω (omega) - tốc độ tiêu tán riêng của động năng. Đây là một mô hình số Reynolds thấp, nhưng nó cũng có thể được sử dụng kết hợp với các chức năng tường. Nó phi tuyến tính hơn, và do đó khó hội tụ hơn so với mô hình k-ε, và nó khá nhạy cảm với phỏng đoán ban đầu của lời giải. Mô hình k-ω hữu ích trong nhiều trường hợp khi mô hình k-ε không chính xác, chẳng hạn như các dòng chảy bên trong, các dòng chảy biểu hiện độ cong mạnh, các dòng chảy riêng biệt và các tia phản lực.
*Chọn mô hình k-epsilon Standard là bởi vì:
- Mô hình k-epsilon Standard chạy ổn định hơn, vì độ nhớt hỗn loạn được tính theo cách ít phức tạp hơn.
- Độ chênh lệch về kết quả của cả 3 phương pháp không quá đáng kể. - Bộ mesh sử dụng chưa thật sự tốt nhất.
- Giới hạn về thời gian và máy tính không đủ mạnh nên việc chọn lựa phương pháp tính nhanh nhưng vẫn đảm bảo được kết quả là thật sự cần thiết.
53