4.5.4. Bài tập đọc sơ đồ mạch điện
58
4.5.5. Bài tập về hoạt động của mô hình hệ thống ABS
Yêu cầu:
+ Nắm rõ được hoạt động của mô hình hệ thống ABS
+ Xác định được hệ thống ABS hoạt động khi nào, các trạng thái hoạt động của hệ thống
Mục tiêu
+ Giúp sinh viên biết được hoạt động của mô hình hệ thống ABS từ đó liên hệ trên xe ngoài thực tế.
+ Giúp sinh viên xác định được điều kiện để hệ thống ABS hoạt động. Các trạng thái hoạt động trong các trường hợp khác khau, giúp cho việc liên hệ thực tế trên xe rõ ràng hơn.
4.5.6. Trường hợp hệ thống ABS không hoạt động
Điều khiển núm vặn tốc độ của mô tơ ở mức thấp, tương đương với tốc độ xe dưới 10km/h.
+ Bật IG/SW ở vị trí ON. + Chờ 3s để đèn báo ABS tắt.
Bảng 4. 2. Bảng liệt kê các chân của ABS Connector
59 + Bật công tắt mô tơ và điều chỉnh tốc độ mô tơ ở mức thấp
+ Đạp phanh.
+ Quan sát thấy đèn LED bơm không sáng tức là ABS ECU không điều khiển các van điện từ trong bộ chấp hành thủy lực hoạt động
+ Áp suất dầu phanh ở các bánh xe tăng từ từ và dừng ở mức giá trị 0 khi nhả phanh. + Hiện tượng rung và kêu xảy ra ở bàn đạp phanh.
4.5.7. Trường hợp phanh gấp tốc độ các bánh xe >10km/h.
Điều chỉnh núm vặn tốc độ của mô tơ ở mức cao hơn, tương đương với tốc độ xe >10km/h
+ Bật IG/SW ở vị trí ON. + Chờ 3s để đèn báo ABS tắt.
+ Bật công tắt mô tơ và điều chỉnh tốc độ mô tơ ở mức cao hơn + Đạp phanh gấp
+ Quan sát thấy đèn LED bơm nhấp nháy liên tục tức là ABS ECU đang điều khiển các van điện từ trong bộ chấp hành thủy lực hoạt động
+ Áp suất dầu phanh ở các bánh xe tăng giảm liên tục cho tới khi bánh răng ngừng quay và dừng ở mức giá trị 0 khi nhả phanh.
4.5.8. Trường hợp phanh gấp tốc độ bánh xe >10km/h và hệ số bám bánh xe giảm
Điều chỉnh núm vặn của mỗi bánh răng ở mức tốc độ khác nhau, tương đương với 1 bánh xe bị trượt khi đường có hệ số bám thấp.
+ Bật IG/SW ở vị trí ON. + Chờ 3s để đèn báo ABS tắt.
+ Bật công tắt mô tơ và điều chỉnh tốc độ mỗi mô tơ ở mức tốc độ khác nhau + Đạp phanh gấp
+ Quan sát thấy đèn LED bơm nhấp nháy liên tục tức là ABS ECU đang điều khiển các van điện từ trong bộ chấp hành thủy lực hoạt động
+ Áp suất dầu phanh ở các bánh xe tăng giảm liên tục cho tới khi bánh răng ngừng quay và dừng ở mức giá trị 0 khi nhả phanh.
60
4.5.9. Bài tập chẩn đoán và xóa mã lỗi
Yêu cầu:
+ Biết được mục đích của việc tìm mã lỗi.
+ Biết được phương pháp tìm mã lỗi và cách xóa mã lỗi Mục tiêu:
+ Giúp sinh viên quen thuộc hơn, dễ tiếp cận hơn trong việc chẩn đoán tìm mã lỗi trên xe thực tế
4.5.9.1. Chẩn đoán mã lỗi
Kiểm tra điện áp ắc qui 12V Bật IG/SW sang vị trí ON. Đèn báo ABS sáng.
Nếu đèn báo ABS tắt sau 3 giây: hệ thống hoạt động bình thường, không có hư hỏng. Nếu đèn báo ABS không tắt: hệ thống có hư hỏng.
Dùng dây điện nối chân TC và chân E1 của giắc chẩn đoán.
Nếu hệ thống hoạt động bình thường, đèn báo sẽ nháy đèn trong 0.25 giấy/ lần
Hình 4. 24. Thời gian đèn nhấp nháy khi ABS hoạt động bình thường
Trường hợp có hư hỏng thì đèn ABS sẽ nhấp nháy khác thường. Đếm số lần nháy của đèn để xác định mã lỗi hư hỏng.
61
Hình 4. 25. Thời gian đèn nhấp nháy khi ABS
Mã chuẩn đoán có 2 chữ số, số lần nhấp nháy đầu tiên sẽ bằng chữ số đầu của mã chẩn đoán. Sau khi tạm dừng 1.5 giây, đèn lại nháy tiếp. Số lần nháy ở lần thứ 2 sẽ bằng chữ số sau của mã chẩn đoán. Nếu có hai hay nhiều mã hơn, sẽ có khoảng 2.5 giây giữa hai mã và việc phát lặp lại từ đầu sau 4 giây tạm dừng. Các mã sẽ phát theo thứ tự tăng dần từ mã nhỏ nhất đến mã lớn nhất.
Tra bảng mã lỗi
Bảng 4. 3. Bảng danh sách các mã lỗi
Mã lỗi Chuẩn đoán Vùng hư hỏng
Hở mạch trong relay van điện. Mạch bên trong của bộ chấp hành.
Role điều khiển.
Dây điện, giắc nối của role van điện.
12 Chập mạch trong relay van điện.
13 Hở mạch trong mạch relay van motor bơm.
Mạch bên trong của bộ chấp hành.
62 Role điều khiển.
Dây điện, giắc nối của role van điện.
21 Hở hay ngắn mạch van điện 3 vị trí của bánh xe trước phải.
Van điện bộ chấp hành. Dây điện, giắc nối của mạch điện bộ chấp hành. 22 Hở hay ngắn mạch van điện 3 vị trí của
bánh xe trước trái.
23 Hở hay ngắn mạch van điện 3 vị trí của bánh xe sau phải.
24 Hở hay ngắn mạch van điện 3 vị trí của bánh xe sau trái.
31 Cảm biến tốc độ bánh xe trước phải hỏng.
Cảm biến tốc độ bánh xe. Vòng răng cảm biến tốc độ bánh xe.
Dây dẫn và giắc nối của cảm biến tốc độ bánh xe. 32 Cảm biến tốc độ bánh xe trước trái hỏng.
33 Cảm biến tốc độ bánh xe sau phải hỏng.
34 Cảm biến tốc độ bánh xe sau trái hỏng.
35 Hở mạch cảm biến tốc độ bánh xe sau phải hay trước trái.
36 Hở mạch cảm biến tốc độ bánh xe trước phải hay sau trái.
37 Hỏng cả 2 roto cảm biến tốc độ Vòng răng cảm biến tốc độ bánh xe.
41 Điện áp ác qui không bình thường (nhỏ hơn 9,5V hay lớn hơn 16,2V).
Ac qui.
Bộ tiết chế.
51 Motor bơm của bộ chấp hành bị kẹt hay hở mạch motor bơm của bộ chấp hành.
63 Dây điện, giắc nối và bu lông tiếp mass hay hở mạch motor bơm của bộ chấp hành.
Luôn sáng ABS ECU hỏng. ECU.
4.5.9.2. Xóa mã lỗi
Xóa mã lỗi bằng giắc chẩn đoán. + Bật khóa điện ON
+ Mở nắp giắc chẩn đoán.
+ Dùng dây điện nối chân TS và chân E1 của giắc chẩn đoán. + Đạp phanh hơn 8 lần trong vòng 3 giây.
+ Kiểm tra đèn ABS nháy bình thường 0.25 giây/ lần + Tháo dây điện nối cực TS và E1 của giắc chẩn đoán. + Đóng giắc chẩn đoán.
+ Kiểm tra thấy đèn ABS tắt
+ Nếu đèn báo ABS không nháy đều sau khi đạp phanh và vẫn luôn sáng sau khi tháp dây điện ra khỏi giắc chẩn đoán thì do hệ thống vẫn còn lỗi chứ khắc phục xong. Xóa mã lỗi bằng cách tháo giắc cực (-) của bình ắc quy
+ Tháo cực (-) bình ắc quy, chờ khoảng 10 giây lắp lại. + Bật khóa điện ON.
64
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Sau thời gian thực hiện đồ án “Nghiên cứu thi công hệ thống điều khiển ABS” nhóm chúng em đã đạt được những điểm như sau:
Kỹ năng thảo luận, làm việc nhóm, đoàn kết, đưa ra ý tưởng để cùng nhau suy nghĩ đưa ra cách giải quyết vấn đề tốt nhất.
Tìm hiểu tổng quan về hệ thống chống bó cứng phanh ABS
Biết được lịch sử hình thành và phát triển, ứng dụng của hệ thống ABS Nghiên cứu cơ sở lý thuyết của hệ thống phanh
Hiểu được cấu tạo các bộ phận và nguyên lý hoạt động của hệ thống ABS
Thiết kế mô hình, mô phỏng hệ thống phanh ABS để ứng dụng cho việc dạy học trên lớp.
Nhóm chúng em xin đề nghị và đưa ra hướng phát triển của đề tài là kết nối với máy tính để giả lập tốc độ quay của motor, hiển thị được tốc độ quay của motor, xung mà cảm biến tốc độ đọc được một cách trực quan hơn, thiết kế bảng đánh Pan cho mô hình nhằm giúp cho mô hình khi ứng dụng vào việc dạy học sẽ giúp cho các sinh viên dễ hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh ABS.
Qua việc tìm hiểu và thực hiện đề tài, nhóm chúng em thấy được hệ thống ABS là một hệ thống an toàn rất cần thiết cho xe ô tô cũng như xe máy. Nhờ có hệ thống này mà xe được giữ được trạng thái ổn định khi phanh. Việc tiếp tục nghiên cứu cải tạo hệ thống phanh ABS là việc làm rất quan trọng để hệ thống ngày càng có thiết kế tối ưu hơn, gọn nhẹ hơn và được ứng dụng nhiều hơn.
Trong thời gian dịch bệnh, nhóm đã thảo luận, trao đổi các vấn đề qua online. Nhóm đã cố gắng hết sức để hoàn thành đồ án một cách tốt nhất. Tuy nhiên việc tìm hiểu, nghiên cứu từ nhiều nguồn khác nhau nên không thể tránh được sai sót. Nhóm chúng em mong nhận được sự thông cảm và góp ý từ quý thầy cô bộ môn để có thể bổ sung, sửa chữa và hoàn thiện đề tài tốt hơn.
65
DANH MỤC TÀI LIỆU VÀ THAM KHẢO
[1]Đặng Quý, Giáo trình Lý thuyết ô tô, Đại học Quốc gia Tp. HCM, 2012 [2]Manual basic: MR316 BOSCH ABS 5.3
[3]Kontand Reif Ed., Brakes, Brake Control and Assitstance Systems, Bosch Professional Automative Information, Springer Fachmedien Wiesbaden, 2014. [4]https://news.oto-hui.com/lich-su-hinh-thanh-he-thong-phanh-tren-o-to/
[5]http://sorento.kia-