Bố trí các chi tiết cũ lên mô hình

Một phần của tài liệu Thi công mô hình hệ thống đánh lửa trực tiếp 2JZ GTE đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật ô tô (Trang 50)

Yêu cầu:

o Các chi tiết của mô hình được lắp đặt sao cho đẹp mắt và logic nhất.

o Ưu tiên lắp đặt các chi tiết chính trước. Thực hiện:

- Bộ truyền động đai được cố định bên trái mô hình, chừa khoảng trống mặt sau mô hình để liên kết với mô tơ điện qua khớp nối.

Hình 3.7 Mặt sau của bộ truyền động đai - Hệ thống đánh lửa được gắn tại vị trí trung tâm của mô hình.

- Gắn các cảm biến và các chi tiết khác lên mô hình.

Hình 3.8 Vị trí các cảm biến và chi tiết khác được bố trí trên mô hình

Khớp nối mô tơ điện

45

- Cảm biến nhiệt độ không khí nạp được lắp đặt phía trước bướm ga. - Ecu và bảng cực được sắp xếp dưới bảng Tableau

Hình 3.9: Vị trí ECU và bảng cực.

- Giắc chẩn đoán được bố trí phía dưới cảm biến nước làm mát

- Kim phun và led kim phun được bố trí trên bô bin cho tương ứng với vị trí trên động cơ.

- Bố trí mạch điện và đi đây điện bên trong hộp cầu chì.

46

Hình 3.11 Đi dây điện, kết nối hộp cầu chì tới các chi tiết khác.

- Lắp đặt hộp cầu chí góc trái phía dưới mô hình để thuận tiện cho việc kết nối ắc quy

Hình 3.12: Bố trí hộp cầu chì 3.2.4. Hoàn thành sơ đồ mạch điện

- Phân tích sơ đồ mạch điện.

- Đấu dây các cảm biến như cảm biến vị trí trục cam, trụ khuỷa, cảm biến kích nổ,... - Đấu dây các bộ chấp hành như hệ thống kim phun, hệ thống đánh lửa,...

47

Hình 3.13 : Đi dây điện từ các chi tiết về bảng cực

- Đâu dây các chi tiết như đồng hồ táp lô, công tắc máy,... và các cực trên bảng mica - Đấu dây hộp cầu chì rơ-le…

Lưu ý: Bố trí đường dây điện sao cho hợp lý, gọn gàng, tránh đi dây nhiều, các mối nối phải chắc chắn, đảm bảo cách điện sao cho an toàn…

- Sau khi hoàn thành hệ thống thì tiến hành kiểm tra lại toàn bộ hệ thống (kiểm tra từng đừng dây từ cảm biến về điện cực, từng cảm biến,…)

Hình 3.14 Đi dây điện cho mô hình

48

CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG MÔ HÌNH

4.1.Điều chỉnh tốc độ mô hình

1. Cấp nguồn cho mô hình: Kẹp đỏ nối với (+) ắc quy và kẹp đen nối với (-) ắc quy.

2. Xoay contact máy từ OFF chuyển sang IG, đèn Check Engine sẽ sáng.

3. Tiếp tục xoay contact máy sang vị trí ST, bộ truyền động đai sẽ chuyển động.

4. Sau khi mô hình hoạt động, buông chìa khoá để contact máy chuyển về vị trí On.

5. Để thay đổi tốc độ của bộ truyền động đai bằng cách xoay công tắc điều khiển tốc độ bên dưới mô hình và quan sát sự thay đổi tốc độ theo ý muốn của chúng ta trên bảng tableau.

6. Để dừng mô hình, xoay contact máy về vị trí OFF.

4.2.Chọn nhiệt độ nước làm mát Vị trí công tắc Nhiệt độ nước làm mát (˚C) Điện trở cảm biến (KΩ) Điện áp tại cực THW (V) 1 100 0,2 0.37 2 80 0,3 0.53 3 60 0,6 1.26 4 40 1,2 2.20 5 20 2,5 2.45 6 0 5,9 3.56 7 -20 19 4.07

Bảng 4. 1: Giá trị thay đổi của nhiệt độ nước làm mát

Nhiệt độ nước làm mát có thể hiệu chỉnh bằng cách chọn vị trí có đánh số trên công tắc hiệu chỉnh nhiệt độ nước làm mát. Mối quan hệ giữa vị trí và nhiệt độ nước làm mát được cho theo bảng trên.

49

Hình 4. 1: Công tắc hiệu chỉnh nhiệt độ nước làm mát

Hình 4.2: Mạch điện điều chỉnh thay đổi nhiệt độ nước làm mát 4.3.Chọn lưu lượng khí nạp

Trên mô hình sử dụng cảm biến chân không (Vacuum Sensor). Để thay đổi lưu lượng không khí nạp bằng cách thay đổi độ chân không cung cấp cho cảm biến. Khi độ chân không thay đổi, điện áp tín hiệu tại cực PIM sẽ thay đổi theo. Bằng cách thay đổi điện áp

50

tín hiệu tại cực PIM bằng công tắc, ECU sẽ ghi nhận được lưu lượng không khí nạp tương ứng. Mối quan hệ giữa độ chân không và vị trí công tắc được cho theo bảng dưới đây.

Vị trí công tắc Độ chân không

(kPa) Điện trở (K) Điện áp (V)

1 0 R1=1.675 4.87 2 0 R2=1.675 4.87 3 20 R3=1.306 2.64 4 30 R4=1.010 2.45 5 40 R5=0.826 2.13 6 50 R6=0.485 1.80 7 90 R7=0.209 1.50

Bảng 4.2 : Bảng giá trị thay đổi của độ chân không

51

Hình 4.4: Mạch điện thay đổi độ chân không 4.4 Đánh pan mô hình

Trên mô hình có bố trí bộ tạo pan bằng cách sử dụng các contact bố trí bên dưới sa bàn, bên phải của bộ điều chỉnh tốc độ động cơ. Tạo ra các lỗi bằng cách làm hở mạch các tín hiệu B+1, IGT, IGF, PIM, Ne, G1 và G2.

SW1 Nguồn bôbin số 1 OFF ON

Bình thường Hở mạch

SW2 Tín hiệu IGT6 OFF

ON

Bình thường Hở mạch

SW3 Tín hiệu IGF OFF

ON

Bình thường Hở mạch

SW4 Tín hiệu PIM OFF

ON Bình thường Hở mạch SW5 Tín hiệu Ne OFF ON Bình thường Hở mạch SW6 Tín hiệu G1 OFF ON Bình thường Hở mạch SW7 Tín hiệu G2 OFF ON Bình thường Hở mạch

52

PAN 1:

[1] Chọn SW1 ở vị trí On.

[2] Xoay contact máy On và khởi động mô hình. [3] Điều chỉnh tốc độ mô hình khoảng 800 – 1000 v/p. [4] Kiểm tra tia lửa điện ở các bu gi.

[5] Không có tia lửa điện cao áp ở bu gi số 1. Kiểm tra:

+ Bugi + Bôbin

+ Tín hiệu IGT1 + Đường dây

[6] Kiểm tra tình trạng bu gi, cần thiết thay mới [7] Kiểm tra Bô bin số 1:

 Tháo đầu nối điện ở bô bin số 1 và số 2.

 Gim đầu nối điện của bô bin số 2 vào bô bin số 1.

 Khởi động và kiểm tra lại tia lửa điện tại bu gi số 1.

 Có tia lửa => Bô bin còn tốt [8] Kiểm tra tín hiệu IGT1:

 Nối lại đầu nối điện của bô bin số 1 và số 2.

 Dùng máy đo xung, kiểm tra tín hiệu IGT1 tại bô bin số 1 & tại ECU. =>Có tín hiệu IGT1 tới bô bin số 1

53

Hình 4.5: Thứ tự kiểm tra bô bin số 1 PAN 2:

[1] Chọn SW2 ở vị trí On.

[2] Xoay contact máy On và khởi động mô hình. [3] Điều chỉnh tốc độ mô hình khoảng 800 – 1000 v/p. [4] Kiểm tra tia lửa điện ở các bu gi.

54

[5] Không có tia lửa điện cao áp ở bu gi số 6. Kiểm tra:

+ Bugi + Bôbin

+ Tín hiệu IGT6 + Đường dây

[6] Kiểm tra tình trạng bu gi, cần thiết thay mới [7] Kiểm tra Bô bin số 6:

 Tháo đầu nối điện ở bô bin số 6 và số 5.

 Gim đầu nối điện của bô bin số 5 vào bô bin số 6.

 Khởi động và kiểm tra lại tia lửa điện tại bu gi số 6.

 Có tia lửa => Bô bin còn tốt [8] Kiểm tra tín hiệu IGT6:

 Nối lại đầu nối điện của bô bin số 6 và số 5.

 Dùng máy đo xung, kiểm tra tín hiệu IGT6 tại bô bin số 6.

 Không có tín hiệu IGT6 tại bô bin số 6

[9] Kiểm tra tín hiệu IGT6 tại ECU => Có tín hiệu IGT 6 tại ECU [10] Kiểm tra đường dây nối từ cực IGT6 trên ECU đến bô bin số 6 => Đường dây nối từ cực IGT6 trên ECU đến bô bin số 6 bị đứt.

Chú ý:

55

Hình 4.6: Thứ tự kiểm tra bô bin số 6 PAN 3

[1] Chọn SW3 ở vị trí On.

[2] Xoay contact máy On và cho mô hình hoạt động.

[3] Điều chỉnh số vòng quay mô hình khoảng 800 – 1000 v/p.

[4] Kiểm tra tia lửa ở các bu gi và quan sát sự hoạt động của các kim phun.

 Tình trạng tia lửa: Có tia lửa điện cao áp ở tất cả các bu gi.

 Tình trạng kim phun: Các kim phun không phun nhiên liệu. [5] Kiểm tra mã lỗi.

56

Code 14: Tín hiệu IGF [6] Kiểm tra điện áp tại igniter.

 Xoay contact máy On.

 Kiểm tra điện áp tại cực F của igniter: Không có điện áp.

 Kiểm tra điện áp tại cực IGF của ECU: Khoảng 5 vôn.

 Kiểm tra đường dây nối từ ECU đến các igniter.

PAN 4

[1] Chọn SW4 ở vị trí On. [2] Xoay contact máy On.

[3] Cho mô hình hoạt động ở số vòng quay khoảng 1000 v/p. [4] Đèn Check Engine bật sáng.

[5] Dừng mô hình và kiểm tra mã lỗi.

 Code 31: Mạch điện cảm biến chân không.

[6] Kiểm tra nguồn 5 vôn từ ECU cung cấp cho cảm biến

 Khoảng 5 vôn.

 Nếu không có -> Kiểm tra đường dây. [7] Kiểm tra điện áp tại cực PIM của cảm biến.

 Không có điện áp.

[8] Kiểm tra điện áp tại cực PIM của ECU.

 Khoảng 5 vôn.

[9] Kiểm tra đường dây tín hiệu từ ECU đến cảm biến.

PAN 5

[1] Chọn SW5 ở vị trí On. [2] Xoay contact máy On.

[3] Cho mô hình hoạt động ở số vòng quay khoảng 1000 v/p. [4] Quan sát tia lửa điện cao áp tại các bu gi: Không có.

57

[5] Quan sát sự hoạt động của các kim phun: Không có [6] Dừng mô hình và kiểm tra mã lỗi.

 Code: 13 => Tín hiệu Ne hoặc G

[7] Kiểm tra điện trở cảm biến vị trí trục khuỷu: 1000. [8] Kiểm tra đường dây từ cảm biến nối về ECU: Đứt mạch.

PAN 6

[1] Chọn SW6 và SW7 ở vị trí On. [2] Xoay contact máy On.

[3] Cho mô hình hoạt động ở số vòng quay khoảng 1000 v/p. [4] Quan sát tia lửa điện cao áp tại các bu gi: Không có. [5] Quan sát sự hoạt động của các kim phun: Không có [6] Dừng mô hình và kiểm tra mã lỗi.

 Code: 13 -> Tín hiệu Ne hoặc G

[7] Kiểm tra điện trở cảm biến vị trí trục cam:

 G1:1000.

 G2: 1000

58

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.

5.1. Kết luận

Quá trình thực hiên mô hình được sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của thầy Nguyễn Tấn Lộc cũng như sự chia sẻ của quý thầy cô, bạn bè trong khoa và sự nỗ lực của cả nhóm. Sau một thời gian nhóm chúng em cũng hoàn thành nội dung đồ án Thi côn mô hình đánh lửa trực tiếp.

Qua quá trình thực hiện, chúng em đã hiểu rõ hơn về cách thực hiện một mô hình giảng dạy, không những đầy đủ nội dung về mặt kĩ thuật mà phải đạt được độ thẩm mĩ cao, biết cách sắp xếp thời gian làm việc và học tập hiệu quả hơn.

Khi nghiên cứu lí thuyết và thực hành chúng em cũng hiểu hơn về hệ thống đánh lửa trực tiếp trên xe. Các kiến thức đã học trong 4 năm học được áp dụng thực tiễn hơn.

5.2. Đề nghị

Do tình hình đại dich Covid-19 diễn ra bất ngờ và căng thẳng tại Tp Hồ Chí Minh. Thời gian thực hiện đề tài bị hạn chế, dẫn đến một số dự định của nhóm cho đề tài chưa thể thực hiện được. Nhóm đã tập trung cố gắng hoàn thiện thi công mô hình, tìm hiểu về nguyên lí hoạt động, biên soạn tập thuyết minh. Quá trình thực hiện còn nhiều thiếu sót, kính mong quý thầy cô thông cảm và góp ý, chúng em xin cảm ơn và chân thành lắng nghe để hoàn thiện hơn.

59

DANH MỤC THAM KHẢO

Tiếng việt

[1] Ths. Nguyễn Tấn Lộc, Giáo trình Thực tập động cơ xăng II, Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh, 3- 2017

Online

https://oto.edu.vn/ https://oto-hui.com/

Một phần của tài liệu Thi công mô hình hệ thống đánh lửa trực tiếp 2JZ GTE đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật ô tô (Trang 50)