III. Tác động của tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam
4. Tác động đến chính phủ
Tỷ lệ thất nghiệp càng cao không những gây ra việc giảm doanh thu từ thuế mà còn gây áp lực nặng nề lên chi tiêu công của chính phủ bởi họ phải trợ cấp một số tiền nhất định cho người lao động thất nghiệp. Thậm chí, nếu người thất nghiệp có vấn đề về tình trạng sức khỏe, chính phủ có thể phải chi nhiều hơn cho việc chăm sóc y tế,...
PHẦN III:CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
I. Chính sách của Chính phủ về kinh tế 1. Chính sách tài khóa
Đại dịch Covid 19 đã làm cho thị trường Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề, số lao động mất việc làm gia tăng, trong khi khả năng tạo việc làm trong nước và ngoài nước đều gặp khó khăn. Chính sách tài khóa chính là một trong những chính sách quan trọng được đề ra không những giúp cải thiện được tình trạng thất nghiệp mà còn nhằm mục đích ổn định nền kinh tế vĩ mô nói chung của chính phủ.
Chính sách tài khóa hướng đến 2 đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid 19 đó chính là doanh nghiệp và người dân. Đối với doanh nghiệp, Nhà nước đã thực hiện chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất. Đối với người lao động thiếu việc làm, chính phủ đã đề ra các biện pháp nhằm hỗ trợ người dân gặp khó khăn. Có thể thấy, ngoài các chính sách thông qua hỗ trợ gián tiếp thông qua việc miễn giảm và gia hạn thời hạn đóng thuế, tiền thuê đất thì chính phủ còn tập trung hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt cho những người lao động bị tác động của dịch bệnh, không có việc làm, không tạo được nguồn thu nhập cá nhân.
Gói kích cầu của chính phủ:
- Kích thích sản xuất và tạo ra việc làm cho người lao động thông qua việc bơm vốn đầu tư và áp dụng các chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Tập trung vào việc đầu tư, phát triển các cơ sở hạ tầng thông qua việc đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các công trình đang thi công, giải quyết các vấn đề còn tồn đọng như bài toán yếu kém về cơ sở hạ tầng bằng cách cải tạo và nâng cấp các công trình kém chất lượng, xuống cấp. Thông qua đó tạo được việc làm cho người
lao động, giải quyết vấn đề dư thừa lao động do mất việc làm chịu ảnh hưởng của suy thoái.
2. Chính sách thu hút vốn đầu tư
Thu hút vốn đầu tư FDI chính là một biện pháp giúp nền kinh tế quốc gia tăng trưởng đồng thời tạo nhiều cơ hội cho việc phát triển việc làm cho người lao động. Mục tiêu hướng đến của chính sách này là phải thu hút được vốn từ các doanh nghiệp nước ngoài, phát triển thêm công nghệ, kỹ thuật, khai thác một cách hiệu quả các tài nguyên thiên nhiên, tạo việc làm cho người lao động và mở rộng xuất khẩu các sản phẩm ra nước ngoài.
Chính sách thu hút vốn đầu tư ở Việt Nam giai đoạn gần đây chủ yếu tập trung vào các chính sách như chính sách về đất đai, chính sách lao động, chính sách thị trường và tiêu thụ sản phẩm, chính sách công nghệ. Trong đó, chính sách lao động được nhà nước chú trọng nhằm mục tiêu giải quyết được vấn đề về việc làm, giúp người lao động nâng cao tay nghề, kỹ năng, nâng cao trình độ quản lý và cải thiện thu nhập cho người lao động.
2. Chính sách xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động được xem là một hoạt động kinh tế - xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết được đáng kể vấn đề về việc làm, tăng thêm nguồn ngoại tệ cho nền kinh tế trong nước và giúp mở rộng được mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia. Đây là một giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề về việc làm lâu dài cho người lao động thất nghiệp. Để thực hiện chính sách trên, Nhà nước đã đề ra các biện pháp như hỗ trợ vốn cho người lao động sang nước ngoài làm việc, tạo mọi điều kiện thuận lợi để người lao động có đủ khả năng chi trả cho các chi phí khi làm việc và sinh sống tại nước ngoài. Chính phủ đã thành
phát triển thêm thị trường lao động, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của người lao động Việt Nam với các nguồn nhân lực của các quốc gia trên thế giới. Đồng thời, Nhà nước còn giúp người lao động và các doanh nghiệp, tổ chức giải quyết các vấn đề rủi ro xảy ra trong quá trình đào tạo và xuất khẩu lao động sang nước ngoài, các biện pháp như hỗ trợ vay vốn đã tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động có điều kiện và cơ hội tìm kiếm việc làm và nguồn thu nhập thông qua việc xuất khẩu lao động.
II.Các chính sách về quản lý nhà nước (Bảo hiểm thất nghiệp)
Bảo hiểm thất nghiệp được xem là một giải pháp hiệu quả được Chính phủ đề ra nhằm khắc phục hậu quả của vấn đề thất nghiệp đang ngày một gia tăng như hiện nay. Tạo điều kiện cho người thất nghiệp tạm thời đáp ứng được các nhu cầu về cuộc sống và tìm kiếm việc làm thông qua việc tạo lập một quỹ tiền tệ tập trung. Quỹ này được hình thành từ người lao động, người sử dụng lao động và trợ cấp của Nhà nước.
Nắm bắt được tình hình lao động việc làm của người lao động trong giai đoạn hiện tại và trong những năm tới, Nhà nước đã đề ra các phương hướng, mục tiêu và các giải pháp về việc áp dụng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động để giải quyết vấn đề về thất nghiệp. Dự báo đến năm 2025, xu hướng thất nghiệp vẫn sẽ tiếp tục gia tăng, thất nghiệp không chỉ diễn ra đối với những người lao động không có trình độ chuyên môn mà còn diễn ra đối với cả những lực lượng lao động có tay nghề đã được thông qua đào tạo. Cùng với đó, mất cân đối cung cầu lao động vẫn tiếp tục diễn ra và chưa có dấu hiệu suy giảm. Chính những điều này đã đặt ra một thách thức lớn đối với Nhà nước trong việc áp dụng các chính sách về bảo hiểm thất nghiệp để cải thiện tình trạng thất nghiệp ở nước ta hiện nay và trong giai đoạn sắp tới.
Các biện pháp đã được chính phủ đề ra đó là thực hiện có hiệu quả các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tăng nhanh diện bao phủ đối tượng
tham gia bảo hiểm xã hội, nhất là bảo hiểm xã hội tự nguyện; thực hiện mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân. Cụ thể hơn, nhà nước ta đã đề ra các mục tiêu phấn đấu giải quyết tình trạng thất nghiệp thông qua việc áp dụng bảo hiểm thất nghiệp như:
Bảo đảm cho mọi đối tượng lao động được tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Nâng cao vai trò quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp trong mọi khâu, mọi cấp.
Xây dựng quy trình thực hiện, giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp, chi trả trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề một cách khoa học, hợp lý.
Đẩy mạnh công tác thủ tục, hành chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các đơn vị sử dụng lao động, người lao động, giảm phiền hà, nâng cao chất lượng phục vụ.
Có thể thấy, nhà nước ta hết sức chú trọng trong việc áp dụng các biện pháp để giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, dùng bảo hiểm thất nghiệp để giúp người lao động có cơ hội tìm kiếm việc làm, tăng mức thu nhập, giúp người sử dụng lao động tận dụng được nguồn nhân lực một cách hiệu quả và giảm thiểu các vấn đề khó khăn gặp phải trong quá trình đào tạo và thuê người lao động.
III.Chính sách về giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động
Chất lượng lao động là một trong những yếu tố tác động rất lớn đến việc đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các doanh nghiệp. Trên thực tế, nước ta có khá nhiều ngành nghề thiếu nhân lực nhưng không tuyển được lao động do người lao động không đáp ứng được yêu cầu của công việc, điển hình là các công việc liên quan đến công nghệ, kỹ thuật cao. Nhà nước cũng đã đưa ra một số chính sách về giáo dục nhằm nâng cao chất lượng tay nghề của người lao động.
Theo nghị định 81/2021, sẽ có thêm nhiều học sinh được xét vào diện miễn học phí, tạo điều kiện cho các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt được đến trường, các chính sách về miễn giảm học phí, chính sách quan tâm đến các học sinh, sinh
viên khó khăn cũng được các bộ ngành đề xuất lên chính phủ. Các chính sách miễn giảm này sẽ giúp tăng số trẻ em được giáo dục. Đồng thời, tỷ lệ lao động qua đào tạo trong hiện tại và tương lai cũng sẽ được tăng lên như là một trong những tác động của các chính sách này.
Nghị quyết số 29-NQ/TW đã chỉ ra rằng chương trình giáo dục của nước ta cần không ngừng cập nhật và đổi mới nhằm bắt kịp sự phát triển, thay đổi trong hệ thống kiến thức thế giới. Các học sinh, sinh viên luôn được khuyến khích tìm hiểu và cập nhật những biến động, thông tin ở các lĩnh vực. Việc này giúp nguồn lao động tương lai của nước ta không bị tụt lại và đảm bảo bắt kịp xu hướng phát triển chung của thế giới.
Thông tư số 07 năm 2022 của bộ giáo dục và đào tạo chú trọng vào giáo dục hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên các cấp nhằm định hình sớm cho các em về ngành nghề phù hợp với sở thích, năng lực của bản thân và nhu cầu của thị trường lao động. Thông tư còn đề cập đến việc chú trọng giáo dục các kỹ năng, kiến thức cần thiết trong công việc cho học sinh các cấp, đặc biệt là bậc giáo dục đại học. Bên cạnh đó, việc yêu cầu tổ chức các hoạt động ngoại khóa, ngày hội việc làm cũng giúp cho học sinh, sinh viên tiếp cận sớm với môi trường làm việc chuyên nghiệp và hiếu được nhu cầu, yêu cầu nhân sự của ngành mà mình hướng tới.
Cũng trong thông tư này, bộ giáo dục yêu cầu các trường đại học thống kê, thông báo số liệu về tình trạng việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp. Số liệu này chính là cơ sở để các học sinh, sinh viên nắm bắt được căn bản tình trạng nhu cầu nhân lực của các ngành nghề, từ đó lựa chọn việc làm phù hợp cho bản thân và nâng cao năng lực của mình nhằm đáp ứng yêu cầu nhân lực của các ngành.
IV. Các chính sách khác
- Điều chỉnh về mặt tiền lương giữa các ngành nghề, giữa các công việc trong nước và các công ty đa quốc gia, công ty tư nhân, công ty quốc tế,...
- Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động, thay đổi cơ cấu hạ tầng kinh tế, chuyển dịch dần dần các nền kinh tế đến các vùng trung du, miền núi, hải đảo và nông thôn nghèo để thu hút sức lao động.
- Tăng cường các chính sách hỗ trợ lao động: giảm tuổi về hưu, giảm giờ làm,…
- Thực hiện các quy định và biện pháp kế hoạch hóa gia đình nhằm giảm thiểu gia tăng dân số.
- Đưa ra các giải pháp kích cầu và đầu tư tiêu dùng để thúc đẩy sản xuất và tạo thêm việc làm cho người lao động
KẾT LUẬN
Có thể thấy, tình trạng thất nghiệp là một vấn đề nóng không chỉ ở nước ta mà còn là tình trạng chung của nhiều quốc gia trên thế giới phải đối mặt. Nó ảnh hưởng đến nhiều mặt của nền kinh tế và đời sống xã hội, gây tác động nặng nề đến tiến trình phát triển kinh tế của một quốc gia. Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid 19 bùng phát, tỷ lệ thất nghiệp trên toàn cầu đều có dấu hiệu gia tăng đáng kể, nền kinh tế suy thoái nặng nề khiến cho hàng triệu người mất việc, hàng nghìn doanh nghiệp phải đóng cửa. Chính vì thế, chính phủ cần phải có những giải pháp kịp thời để khôi phục nền kinh tế sau ảnh hưởng của đại dịch, tạo điều kiện cho người lao động quay trở lại thị trường lao động, tăng nguồn thu nhập và giải quyết các vấn đề về đời sống, xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
3. Báo cáo Điều tra Lao động việc làm năm 2018, Tổng cục Thống kê.
4. Báo cáo Điều tra Lao động việc làm năm 2019, Tổng cục Thống kê.
5. Báo cáo Điều tra Lao động việc làm năm 2020, Tổng cục Thống kê.
6. Báo cáo Điều tra Lao động việc làm năm 2021, Tổng cục Thống kê.
7. Báo cáo Điều tra Lao động việc làm Quý I năm 2022, Tổng cục Thống kê.
8. Nguyễn Minh Thu, Hoàng Thị Bích Thủy, Trịnh Minh Thúy, Nguyễn Phúc Thư, Nguyễn Thị Phương, Thất nghiệp tăng mạnh do tác động của Covid 19,
2022, Đại học Quốc gia Hà Nội.
9. Nguyễn Thị Thu Hà, Ứng dụng mô hình ARDL đánh giá mối quan hệ giữa thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, HCMCOUJS-Kinh tế và Quản trị kinh doanh, 16(3), 68-80.
10. COVID 19 và Việc làm: Tác động và Ứng phó, 2020, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO).
11. Thông cáo báo chí tình hình lao động việc làm Quý IV 2021 và chỉ số phát triển con người Việt Nam 2016-2020, 2022, Tổng cục Thống kê.
12. Th.s Lê Thị Xoan, 2018, Mối quan hệ giữa lạm phát với thất nghiệp và thực tế nghiên cứu tại Việt Nam, Tạp chí Tài chính, Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh.
13. Giới và thị trường Lao động ở Việt Nam, 2021, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO).
14. https://hanoi.edu.vn/danh-muc/nghi-dinh-so-812021nd-cp-quy-dinh-ve-co-che-thu-
quan-ly-hoc-phi-doi-voi-co-so-g-c521-12384.aspx
15. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Nghi-quyet-29-NQ-TW-nam-
16. https://luatduonggia.vn/that-nghiep-la-gi-phan-loai-va-tac-dong-cua-that-
nghiep-den-kinh-te/amp/?fbclid=IwAR3Y3ZxC61tl_n1mVhCj- dzlg9kZ0Q_u0vO0WW5N6KdJKBCiDysIQN5t51M