3.1. Những kết quả đạt được của đề tài
3.1.1. Về mặt lí luận:
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận của tư duy sáng tạo trong dạy học vật lí cho học sinh các lớp chuyên tự nhiên, xác định được các thành tố của tư duy sáng tạo trong dạy học với BTTN, các mức độ biểu hiện hành vi của các năng lực thành tố.
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận của dạy học với BTTN trong dạy học vật lí trung học phổ thông, phân tích quan điểm của việc tổ chức dạy học với BTTN đối với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và những định hướng của chương trình giáo dục phổ thông mới.
- Nghiên cứu việc tổ chức dạy học với BTTN với việc bồi dưỡng tư duy sáng tạo trong dạy học môn vật lí ở trường trung học phổ thông chuyên Lam Sơn như thiết kế nội dung chủ đề, biện pháp bồi dưỡng, tiến trình dạy học với BTTN và kiểm tra đánh giá tư duy sáng tạo.
3.1.2 Về mặt thực tiễn:
- Khảo sát thực trạng, phân tích, đánh giá những số liệu thu thập được để tìm ra nhưng nguyên nhân và có những giải pháp phù hợp trong việc tổ chức dạy học với BTTN.
- Xây dựng các bước thiết kế, lựa chọn nội dung bài học thành các chủ đề học tập phù hợp.
- Đề xuất được tiến trình dạy học với BTTN góp phần bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh trong dạy học vật lí ở trường trung học phổ thông chuyên Lam Sơn.
Thiết kế được tiến trình tổ chức dạy học với BTTN theo tiến trình đã đề xuất theo các kế hoạch dạy học.
Tổ chức thực nghiệm sư phạm ở trường THPT Chuyên Lam Sơn và phân tích được kết quả thực nghiệm sư phạm khẳng định giả thuyết khoa học của đề tài là đúng.
3.2. Kết luận
- Dạy học với BTTN đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Phù hợp với định hướng, mục tiêu đổi mới theo chương giáo dục phổ thông mới cũng như khắc phục những hạn chế của chương trình hiện hành.
- Việc tổ chức dạy học với BTTN có thể phát triển tư duy sáng tạo của HS; Tiến trình dạy học với BTTN góp phần bồi dưỡng tư duy sáng tạo là khả thi.
- Có thể khẳng định mục đích nghiên cứu của đề tài đã đạt được, nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn thành và giả thuyết khoa học là chấp nhận được. Qua kết quả thực hiện đề tài đã khẳng định việc dạy học với BTTN nhằm bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh các lớp chuyên tự nhiên ở trường THPT chuyên Lam Sơn sẽ được nhân rộng với các bộ môn khác như Hóa học và Sinh học, đây là hướng đi đúng đắn, đáp ứng việc thực hiện đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục, phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá trong giáo dục.
3.3. Kiến nghị
Cần bồi dưỡng cơ sở lí luận về dạy học với BTTN và quy trình dạy học với BTTN cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông chuyên nói riêng và THPT nói chung nhằm giúp giáo viên thay đổi cách dạy truyền thống hiện nay, khắc phục những hạn chế của chương trình hiện hành và tiếp cận với chương trình giáo dục phổ thông mới.
Bồi dưỡng cho giáo viên cách đánh giá năng lực của học sinh trong quá trình dạy học, từ đó giáo viên sẽ chủ động điều chỉnh quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực của của học sinh
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 6 tháng 5 năm 2022
Người viết SKKN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Trọng Bái (1998 - 2002), Bài thi vật lý quốc tế, NXBGD.
2. Phạm Đình Cương (2003), Thí nghiệm vật lý ở trường Trung học phổ thông, NXBGD.
3. Phạm Thế Dân (2003), 206 Bài toán điện xoay chiều, dao động và sóng điện từ, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn Thanh Hải (2001), Bài tập định tính và câu hỏi thực tế vật lý 12, NXBGD.
5. Bùi Quang Hân (1998), Giải toán vật lý 12 tập 2, NXBGD.
6. Nguyễn Đức Hiệp (1995), Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi vật lý toàn quốc, NXBGD.
7. Đào Văn Phúc (1994), Vật lý 12 và Bài tập vật lý 12, NXBGD.
8. Thái Duy Tuyên (1998), Những vấn đề cơ bản giáo dục học hiện đại, NXBGD. 9. Nguyễn Đức Thâm (2000), Định hướng hoạt động nhận thức của học sinh trong
dạy học vật lý, NXB Đại học quốc gia Hà nội.
10. Phạm Hữu Tòng (2004), Dạy học vật lý ở trường phổ thông theo hướng phát
triển tích cực, tự chủ sáng tạo và tư duy khoa học, NXB ĐHSP Hà nội.
11. Nguyễn Đức Thâm (1998), Tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học vật lý ở
trường phổ thông, Đại học Quốc gia Hà nội.
12. M.A. Đanilop (1980), Một số vấn đề của lý luận dạy học hiện đại, NXBGD. 13. V. Langué (2005), Những bài tập hay về thí nghiệm vật lý, NXBGD.
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU...1
1.1. Lý do chọn đề tài...1
1.2. Mục đích nghiên cứu...2
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu...2
1.4. Phương pháp nghiên cứu...2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM...3
2.1. Cơ sở lý luận của Sáng kiến kinh nghiệm...3
2.1.1 Bồi dưỡng tư duy sáng tạo trong quá trình nhận thức vật lý của HS. .3 2.1.2. Những điều kiện để hình thành năng lực học tập sáng tạo cho HS...3
2.1.3. Vai trò của BTTN trong việc bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho HS...4
2.2. Thực trạng sử dụng bài tập thí nghiệm trong dạy môn Vật lí ở trường THPT...5
2.3. Thiết kế, biên tập bài tập thí nghiệm chủ đề “Dòng điện xoay chiều” theo hướng bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh...5
2.4. Đề xuất một số giáo án BTTN thuộc chủ đề “Dòng điện xoay chiều” nhằm bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho HS các lớp chuyên tự nhiên...23
2.5. Kiểm chứng kết quả sáng kiến kinh nghiệm...23
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...24
3.1. Những kết quả đạt được của đề tài...24
3.1.1. Về mặt lí luận:...24
3.1.2 Về mặt thực tiễn:...24
3.2. Kết luận...25
3.3. Kiến nghị...25
TÀI LIỆU THAM KHẢO...26
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT GV Giáo viên HS Học sinh THPT Trung học phổ thông BTTN Bài tập thí nghiệm TN Thí nghiệm
DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lương Viết Mạnh
Chức vụ và đơn vị công tác: Tổ phó, Tổ VL – CN, Trường THPT Chuyên Lam Sơn
TT Tên đề tài SKKN Cấp đánh giá xếp loại (Ngành GD cấp huyện/tỉnh; Tỉnh...) Kết quả đánh giá xếp loại (A, B, hoặc C) Năm học đánh giá xếp loại 1. Thiết kế phiếu học tập hỗ trợ học sinh các lớp chuyên khối khoa học xã hội tự học Vật lý
Cấp tỉnh B 2017 - 2018
2. Dạy học chủ đề “Điện
học” vật lý 11 góp phần bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh các lớp chuyên tự nhiên ở trường THPT chuyên Lam Sơn
Cấp tỉnh C 2019 - 2020
3. Dạy học chủ đề "Dòng
điện trong chất điện phân - Vật lí 11", góp phần bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh các lớp chuyên tự nhiên
Cấp tỉnh B 2020 - 2021
* Liệt kê tên đề tài theo thứ tự năm học, kể từ khi tác giả được tuyển dụng vào Ngành cho đến thời điểm hiện tại.