3.1. Kết luận
Như vậy trong năm học này tôi đã sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực vào dạy học bộ môn sinh, bản thân tôi nhận thấy nó đã đem lại những thành công nhất định:
- Đối với học sinh:
+ Đổi mới dạy học bằng sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực đã gây hứng thú cho học sinh, phát huy được tính tích cực của học sinh, làm giờ học sôi nổi, hiệu quả, không gây căng thẳng cho học sinh.
+ Học sinh đươc rèn luyện nhiều hơn các kĩ năng như: Quan sát, phân tích, giao tiếp, hợp tác, hoạt động nhóm. Học sinh được trình bày quan điểm cá nhân trước tập thể. Từ đó học sinh tự tin hơn, học hỏi nhiều hơn ở bạn bè, mà xa hơn nữa học sinh trau dồi được khả năng tự học, tự nghiên cứu. - Đối với giáo viên:
+ Tiết kiệm được một số thao tác viết và nói từ đó giáo viên có thời gian hướng dẫn, kiểm tra nhiều hơn.
+ Để có thể sử dụng được các kĩ thuật dạy học trong giảng dạy đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi và rèn luyện .
+ Giáo viên phải nắm vững yêu cầu về quan điểm dạy học, chương trình, nội dung dạy học.
+ Dạy học bằng kĩ thuật tích cực là một trong những phương pháp đảm bảo tính tích cực của học sinh, đồng thời phát triển tư duy, kĩ năng vận dụng. Tuy nhiên để thực hiện được phương pháp này cần có sự hỗ trợ của phương tiện dạy học. Giáo viên phải đầu tư cho giáo án công phu, trong dạy học phải có sự kết hợp hài hòa giữa giáo viên và học sinh để tạo ra sự cộng hưởng. Mức độ thành công như thế nào tùy thuộc vào những vấn đề mà giáo viên đưa ra và phải thật sự khéo léo trong khâu tổ chức, vận dụng linh hoạt cho từng đối tượng học sinh.
Khi sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực cần lưu ý:
- Thiết kế các hoạt động học phải đảm bảo tính vừa sức, tính logic, chứa đựng thông tin mới kích thích được sự tìm tòi, sáng tạo của học sinh.
- Giáo viên phải giám sát các hoạt động của học sinh, biết gần gũi học sinh, phát hiện sớm những nhóm đi chệch hướng để kịp thời điều chỉnh, đảm bảo kế hoạch thời gian. Biết khuyến khích hoạt động của các nhóm bằng cách cho điểm cộng, bằng những lời nhận xét, khen ngợi.
- Để hạn chế tình trạng những học sinh khá, giỏi thường đảm nhận việc báo cáo kết quả khám phá, giáo viên có thể yêu cầu bất kì thành viên nào của nhóm lên trình bày hoặc mỗi thành viên trình bày một ý kiến.
- Phải định hướng phát triển tư duy của học sinh trong quá trình giải quyết vấn đề thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập, tranh ảnh, biểu bảng…
- Trong chia nhóm học sinh, cần lưu ý:
+ Lựa chọn nội dung, số lượng học sinh, thời gian cho phù hợp với phương pháp học nhóm.
+ Phân chia nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong nhóm đảm bảo cho các thành viên đều tham gia hoạt động.
+ Chú ý khả năng nhận thức của các học sinh trong mỗi nhóm để bảo đảm sự hợp tác mang lại hiệu quả. Ví dụ : Trong nhóm đều là những học sinh yếu thì không có sự học hỏi lẫn nhau và khó giải quyết được vấn đề đưa ra.
3.2. Kiến nghị
- Đối với đồng nghiệp - giáo viên trực tiếp giảng dạy:
+ Dạy học bằng sử dụng kĩ thuật tích cực đặc biệt có hiệu quả cao khi ứng dụng công nghệ thông tin một cách hợp lí. Dó đó, giáo viên cần tăng cường bồi dưỡng các kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học
+ Cần đầu tư nghiên cứu nội dung để thiết kế, tổ chức các hoạt động trong dạy học phù hợp với chuẩn kiến thức kĩ năng, trình độ học sinh. Việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm cần kết hợp với công nghệ thông tin, kênh hình để phát huy hiệu quả dạy học, phát huy năng lực tự học của học sinh.
+ Chương trình Sinh học phổ thông hiện hành nặng về lý thuyết, các tiết thực hành thì còn phụ thuộc vào điều kiện vật chất của mỗi trường. Vì vậy mỗi giáo viên phải chủ động tìm tòi các đồ dụng dạy học, các đồ dùng thí nghiệm đơn giản có thể áp dụng trên lớp…Đây chính là nền tảng để dạy học theo hướng tích cực đối với các trường miền núi còn nghèo cơ sở vật chất.
- Đối với các nhà quản lý:
Cần quan tâm đến cở sở vật chất, trang bị phòng máy chiếu đầy đủ. Quan tâm, khích lệ tinh thần đối với các giáo viên giảng dạy ở vùng còn khó khăn để chúng tôi yên tâm, nổ lực nhiều hơn nữa trong giảng dạy.
Nếu có sự quan tâm thích đáng của các nhà quản lý, có sự nỗ lực tích cực của giáo viên thì chất lượng giảng dạy môn Sinh học sẽ khắc phục dần những hạn chế hiện nay, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục và công cuộc đổi mới đất nước.
Là một giáo viên trẻ kinh nghiệm giảng dạy chưa có nhiều nên trong quá trình làm sáng kiến không tránh khỏi sai sót kính mong Hội đồng khoa học có những đóng góp ý kiến để sáng kiến được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
HIỆU TRƯỞNG
Ngô Văn Giang
Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2022
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
Người thực hiện
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SKKN ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG CẤP SỞ GD&ĐT CÔNG NHẬN STT Tên SKKN Năm học Cấp đáng giá xếp loại Xếp loại 1
Các biện pháp hướng dẫn nghiên cứu sách giáo khoa trong dạy học sinh học 10 phân ban để rèn luyện một số kĩ năng đọc sách cho học sinh. 2007-2008 Sở GD&ĐT Thanh Hóa C 2 Sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện cho học sinh kĩ năng so sánh trong dạy học một số nội dung phần sinh học tế bào bậc THPT. 2009-2010 Sở GD&ĐT Thanh Hóa C 3 Vận dụng tích hợp ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai cho học sinh trường THPT Thạch Thành 4 vào giảng dạy phần sinh thái học - Sinh học 12 cơ bản. 2014-2015 Sở GD&ĐT Thanh Hóa C 4 Sử dụng phương pháp dạy học tích cực để giáo dục hiệu quả kĩ năng phòng chống dịch bệnh COVID- 19 và các bệnh truyền nhiễm khác do virut gây ra thông qua giảng dạy chủ đề: Virut và bệnh truyền nhiễm - SGK Sinh học 10 cơ bản
2019-2020 Sở GD&ĐT Thanh Hóa C 5 Sử dụng hoạt động khám phá để dạy học chương cơ chế di truyền và biến dị - sinh học 12 cơ bản nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh trường THPT Thạch Thành 4. 2020-2021 Sở GD&ĐT Thanh Hóa C
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Thiết kế bài giảng sinh học 11 cơ bản của tác giả Trần Khánh Phương 2. Sinh học 11 cơ bản - Nhà xuất bản giáo dục
3. Sách giáo viên sinh học 11 cơ bản – Nhà xuất bản giáo dục 5. Thư viện violet.com.vn
6. Nguyễn Đức Thành (2006), Chuyên đề “ Tổ chức hoạt động dạy học
sinh học ở trường THPT, Trường ĐHSP Hà Nội.
7. Bộ GD&ĐT (2017), Tài liệu tập huấn “ Phương pháp và kĩ thuật tổ
chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học ”.
8. Bộ GD&ĐT (2018), Tài liệu tập huấn “ Tài liệu bồi dưỡng giáo viên