Kiến thức về chữ viết và văn học

Một phần của tài liệu (SKKN 2022) vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy chủ đề ấn độ thời phong kiến, chương trình lịch sử 10 (Trang 26 - 31)

B. Văn hóa truyền thống Ấn Độ 1 Tôn giáo:

2.3 Kiến thức về chữ viết và văn học

* Chữ viết

Người Ấn Độ sớm có chữ viết, như chữ cổ vùng sông Ấn từ 3000 năm TCN. Chữ cổ vùng sông Hằng có thể có từ 1000 năm TCN. Ban đầu là kiểu chữ đơn sơ Brahmi, được dùng để khắc trên cột Asôca, rồi được nâng lên sáng tạo thành hệ chữ Phạn ( Sankrit) được hoàn thiện từ thời Asôca cả chữ viết và ngữ pháp. Ngôn ngữ chữ Phạn được dùng phổ biến dưới thời Gúp Ta trong việc viết văn bia. Ngôn ngữ và văn tự phát triển là điều kiện để chuyển tải , truyền bá văn học, văn hóa Ấn Độ.

* Văn học

Văn học Ấn Độ thời kì này mang đậm màu sắc triết lý Hin đu giá. Tiêu biểu là hai bộ sử thi Ramayana và Mahabharata.

Sử thi Ramayana gồm 24000câu thơ đôi, tức 48000 dòng thơ. Chủ đề của tác phẩm kể về câu chuyện tình duyên của hoàng tử Rama và người vợ chung thủy Sita. Rama là nhân vật lý tưởng kiểu mẫu của đạo Hin đu, của đẳng cấp vương công quý tộc đồng thời là khát vọng của nhân dân về một vị minh quân, một anh hùng tài ba, đức độ, đem lại hạnh phúc cho xã hội. Nàng Sita thánh thiện là mẫu người phụ nữ ấn Độ cổ đại, một người vợ tiét hạnh, một người con gái nhân hậu, quả quyết, hy sinh quên mình. Tướng quân hanumancó trái tim nóng bỏng nhiệt tình, là hóa thân của lực lượng quần chúng nhân dân làm hậu thuẫn cho những anh hùng chiến đấu cho tự do và công lý, giải phóng bảo vệ đất nước…tác phẩm cũng đã nêu bật được

khát vọng chiến thắng cái ác, đem lại nguồn an ủi cho nhân dân bị áp bức, do đó được nhân dân rất ưa chuộng

Sử thi mahabharata mang ý nghĩa là Ấn Độ vĩ đại hay còn được hiểu là “ câu chuyện vĩ đại về triều vua Bharath”nội dung cơ bản của bộ sử thi nói về cuộc chiến tranh khốc liệt giữa hai dòng họ Kaurava và panđava, cả hai đều thuộc dòng dõi vua Bharata vào khoảng thế kỉ 11 TCN đến thế kỉ 10 TCN. Bên cạnh nội dung chính bộ sử thi này còn rất nhiều sự tích thần linh, những truyện ngụ ngôn về muông thú , những cuộc phiêu lưu và những câu chuyện tình thú vị . Nưng trong tác phẩm các giáo sĩ Ấn Độ giáo đã đưa vào những giáo lý triết học tự biện siêu hình về giáo , về biện, về sự giải thoát, những ẩn dụ triết học, những châm ngôn xử thế ..bộ sử thi mahabharata đã trở thành nguồn cảm hứng cho các thi nhân, nghệ sĩ sáng tác những tác phẩm văn , thơ, nhạc, họa và những công trình kiến trúc điêu khăc strong nền văn học nghệ thuật Ấn Độ và những nước chịu ảnh hưởng của nền văn học nghệ thuatạ này. Tục ngữ Ấn Độ có câu cái gì không tìn thấy ở trong Mahabharata thì cũng không thể tìm thấy được ở Ấn Độ.

* Ảnh hưởng tới các nước khác

- Chữ viết: Qua các văn bia, người ta đã biết chữ Phạn của Ấn Độ được du nhập vào ĐNA từ rất sớm vào khoảng những thế kỉ đầu công nguyên. Trên cơ sở của văn tự Phạn, các dân tộc ĐNÁ đã sáng tạo ra chữ viết riêng của mình: chữ Chăm – thế kỉ IV, chữ Khơme – thế kỉ VII, chữ Mã Lai – VII, chữ Thái cổ - XIII...Việc sáng tạo ra chữ viết và cải tiến nó của các cư dân cổ ĐNA không phải là sự bắt chước đơn giản mà là cả quá trình lao động công phu và sáng tạo, một thành tựu đáng kể về văn hóa của khi vực.

- Văn học: Sự truyền bá chữ Phạn đã tạo điều kiện cho cư dân ĐNA sớm tiếp xúc với nền văn học chính thống, dòng văn học viết. Dòng văn học viết ĐNA không chỉ tiếp thu văn học Ấn Độ về mẫu tự mà còn cả về đề tài và thể loại. Đó là những bản văn khắc trên bia đá được tìm thấy ở hầu khắp các nước trong khu vực, những bản trường ca: Thao Hùng, Thao Thương...; truyện thơ: Riêm Kê, Tum Tiêu...; kịch thơ: Nàng Ka- Kây; sử thi: Ni-tan. Giai đoạn đầu, dòng văn học này phát triển chủ yếu trong giới quý tộc, quan lại vì thế được coi là văn học chính thống, cao quý, bác học hay còn gọi là văn học cung đình. Song, trong quá trình phát triển, dòng văn học viết có xu hướng dần trở về dân tộc. Bên cạnh những đề tài, những “điển tích văn học” được khai thác từ nước ngoài, những tác phẩm khai thác đề tài trong nước xuất hiện ngày càng nhiều. Dòng văn học viết bằng tiếng dân tộc cũng phát triển nhanh chóng, chiếm lĩnh văn đàn, thay thế dần cho dòng văn học bằng tiếng vay mượn. Khi ý thức dân tộc trỗi dậy, văn học viết có xu hướng tìm về với văn học viết tái tạo, được nâng lên, trở thành biểu tượng chung cả dân tộc. Văn học dân gian đã có tác dụng làm nền tảng cho văn học viết hình thành và phát triển và ngược lại, văn học viết đã tái tạo và thúc đẩy văn học dân gian phát triển.

Phụ lục II: Phiếu làm bài trắc nghiệm củng cố cho học sinh Câu 1: Con sông gắn liền với nền văn hóa khởi nguồn của Ấn Độ là:

A. Sông Ấn B. Sông Hằng C. Sông Gôđavari D. Sông Namada

Câu 2. Đầu Công nguyên, vương triều đã thống nhất miền Bắc Ấn Độ, mở ra một

thời kì phát triển cao và rất đặc sắc trong lịch sử Ấn Độ là A. Vương triều Asôca

B. Vương triều Gúpta C. Vương triều Hácsa D. Vương triều Hậu Gúpta

Câu 3. Yếu tố nào dưới đây không thuộc sự phát triển về văn hóa lâu đời của Ấn

Độ?

A. Tôn giáo (Phật giáo và Hin-đu giáo)

B. Nghệ thuật kiến trúc đền chùa, lăng mộ, tượng phật C. Chữ viết, đặc biệt là chữ Phạn

D. Lễ, hội tổ chức vào mùa gặt hái

Câu 4. Nét đặc săc và nổi bật nhất của vương triều Gup-ta ở Ấn Độ là gì?

A. Bắc Ấn được thống nhất trở lại, bước vào thời kì phát triển cao B.Vương triều Gup-ta có 9 đời vua qua 150 nắm quyền

C. Sự định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ D. Đạo phật phát triền mạnh dưới thời Gup-ta

Câu 5. Khu vực chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của văn hóa Ấn Độ là:

A. Bắc Á B. Tây á C. Đông Nam Á D. Trung Á

Câu 6. Điểm chung của vương triều Hồi giáo Đêli và vương triều Hồi giáo Môgôn

là gì?

A. Đều là hai vương triều ngoại tộc và theo Hồi giáo B. Điều cai trị Ấn Độ theo hướng Hồi giáo hóa

C. Đều thuộc giai đoạn phát triển thịnh đạt nhất của chế độ phong kiến Ấn Độ D. Đều có những ông vua nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử Ấn Độ

Câu 7. Điểm khác của vương triều Môgôn so với vương triều Hồi giáo Đêli là gì?

A. Là vương triều ngoại tộc B. Là vương triều theo Hồi giáo

C. Được xây dựng và củng cố theo hướng “Ấn Độ hóa” D. Không xoa dịu được mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo ở Ấn Độ

Câu 8. Ý nào không phản ánh đúng nét nổi bật văn hóa truyền thống Ấn Độ thời

kỳ định hình và phát triển là gì?

A.Sản sinh ra hai tôn giáo lớn của thế giới ( Phật giáo và Hinđu)

B.Chữ viết xuất hiện sớm và hoàn thiện tạo điều kiện cho một nền văn học cổ phát triển rực rỡ

C. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc phát triển gắn chặt với tôn giáo

D. Xuất hiện sự giao lưu của văn hóa truyền thống Ấn Độ và các nền văn hóa phương Tây

Câu 9: Yếu tố văn hóa ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc của văn hóa truyền thống

A. Kiến trúc, điêu khắc B. Văn học, chữ viết C. Tôn giáo, chữ viết D. Nghệ thuật, văn học

Câu 10: Vì sao Ấn Độ được xem là mọt trong những trung tâm văn minh của nhân

loại

A.Văn hóa Ấn Độ được hình thành sớm

B. Ấn Độ có một nền văn hóa phát triển cao, phong phú, toàn diện, trong đó một số thành tựu vẫn còn sử dụng đến ngày nay

C. Văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng mạnh mẽ ra bên ngoài D. Tất cả đáp án trên. Đáp án: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A B D C C A C D C D

PHỤ LỤC III: Hình ảnh về sản phẩm học tập của học sinh

Một phần của tài liệu (SKKN 2022) vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy chủ đề ấn độ thời phong kiến, chương trình lịch sử 10 (Trang 26 - 31)

w