1. Kết luận
Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, việc hiểu biết và vận dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy là một việc làm cần thiết và đem lại hiệu quả thiết thực. Bởi lẽ đó chúng ta cần chuẩn bị cho bản thân và tập thể một tinh thần cầu tiến và nhạy bén với cái mới. Ở Việt Nam trong những năm qua, việc đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa được thực hiện khá đồng bộ. Đổi mới nội dung, chương trình yêu cầu phải đổi mới phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi phải sử dụng phương tiện dạy học hiện đại và công nghệ thơng tin là một trong những phương tiện quan trọng góp phần đổi mới phương pháp dạy học bằng việc cung cấp cho giáo viên những phương tiện làm việc hiện đại tương thích trong dạy học.
Việc đưa cơng nghệ thơng tin vào giảng dạy đã góp một phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học mới. Với những trang thiết bị hiện đại phục vụ giảng dạy ở từng lớp học như bảng tương tác, máy chiếu, máy chiếu vật thể, Internet cùng với những sản phẩm phần mềm như Microsoft Office, Mathtype, Cabri, Geogebra, Geometers Sketchpad, ActivInspire đã giúp cho việc giảng dạy của giáo viên sinh động, trực quan hơn, để lại ấn tượng, thu hút sự tập trung, từ đó tạo bước đệm để nâng dần khả năng suy nghĩ của học sinh, tạo sự tương tác có hiệu quả hơn giữa giáo viên, học sinh với bài giảng.
Mặc khác, việc đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy còn giúp giáo viên chủ động hơn trong kế hoạch bài giảng của mình. Giáo viên có thể chủ động khai thác tìm kiếm nguồn tài nguyên giáo dục qua mạng thông tin truyền thông, Internet. Nguồn tài nguyên vơ cùng phong phú với hình ảnh, âm thanh, văn bản, phim lịch
sử sống động, tự nhiên tác động tích cực đến sự phát triển trí tuệ của học sinh cũng như ảnh hưởng đến q trình hình thành nhân cách tồn diện ở các em.
Qua các tiết dạy trên Power Point, dạy học trực tuyến…. tơi nhận thấy ở các em có sự chuyển biến rõ nét về mức độ tập trung, hứng thú, các em học sôi nổi hơn, giờ học sinh động hơn, tham gia vào tiết học tích cực hơn, đặc biệt cá em được trải nghiệm một phương pháp giáo dục hoàn toàn mới – phương pháp thầy trò ở các nơi khác nhau hội tụ trên màn hình ảo, cùng trao đổi, tương tác nội dung bài học. Chính điều này trở thành động lực thúc đẩy quá trình tự học, tự sáng tạo của học sinh, các em không chỉ nắm bắt được kiến thức, hiểu, nhớ được kiến thức, mà trình độ tin học của các em được nâng cao rõ rệt.
- Tuy nhiên đơi lúc vì là máy móc nên nó có thể gây ra một số tình huống bất lợi cho tiến trình bài giảng như là mất điện, máy bị treo, bị virus, bị lỗi phần mềm do cài đặt, có khi khơng xuất bản được ra đĩa CD… và mỗi khi có sự cố như vậy người giáo viên khó có thể hồn tồn chủ động điều khiển tiến trình bài giảng theo như ý muốn.
Tóm lại, ứng dụng linh hoạt công nghệ thông tin trong dạy học trực tiếp, trực tuyến, trực tiếp kết hợp với trực tuyến… đã trở thành một bộ phận không thể thiếu, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, đưa việc học tập các bộ môn trở nên gần gũi, nhẹ nhàng và có hiệu quả đối với giáo viên và học sinh. Trong xu thế phát triển của thời đại, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy là một tất yếu khách quan, mở ra một không gian mới giúp cho giáo viên sáng tạo nhiều hơn trong công tác giảng dạy và mang đến cho học sinh những bài học sống động, gần gũi. Đúng như Bộ trưởng Bộ giáo dục nói "Ngành Giáo dục coi đây là cơ hội để quyết tâm đẩy nhanh chuyển đổi số. Quá trình triển khai dạy và học trực tuyến vừa qua khẳng định ngành Giáo dục có nhiều tiềm năng, thế mạnh để tiên phong ứng dụng công nghệ thông tin. Đồng thời, khẳng định phương thức dạy học trực tuyến không chỉ là giải pháp tạm thời trong mùa dịch, mà còn là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục từ mầm non đến đại học; qua đó giải phóng năng lượng lớn cho giáo viên, giảm tải các thủ tục hành chính, nhiều kiến thức, kinh nghiệm được chia sẻ, nâng lên”
2. Kiến nghị
Từ những nội dung trình bày ở trên, tơi mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị sau: - Ban giám hiệu nhà trường nên tổ chức điều tra để biết được khả năng tin học của mỗi đồng chí giáo viên, rồi phân loại, sau đó lên kế hoạch bồi dưỡng (Có thể phối hợp với chun gia vi tính, hay tổ cơng nghệ thơng tin của trường mở lớp bồi dưỡng chương trình tin học cho giáo viên).
- Giáo viên lên lớp thời nay bắt buộc phải có laptop, đây là cơng cụ khơng thể thiếu trong quá trình dạy học. Đề nghị Ban giám hiệu rà sốt xem mỗi giáo viên đã có đầy đủ laptop dạy học hay chưa? Nếu giáo viên nào chưa có thì nên xem xét hồn cảnh giáo viên đó để có kế hoạch hỗ trợ.
- Mỗi lớp nên huy động phụ huynh đóp góp mua 1 laptop để phục vụ cho việc giáo viên bị cách ly ở nhà vẫn dạy được học sinh trên lớp.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG Thanh Hóa, ngày 10 tháng 5 năm 2022
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, khơng sao chép nội dung của người khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ý kiến đóng góp của thầy Nguyễn Đức Hải- hiệu trưởng trường THPT Yên Định 1.
2. Ý kiến đóng góp của thầy Nguyễn Hữu Tuấn – phó hiệu trưởng trường THPT Yên Định 1.
3. Tham dự một số tiết dạy học onlin của một số thầy cô trường THPT Yên Định 1. 4. Tham khảo thêm trên mạng thông tin Internet.
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC TỈNH THANH HÓA ĐÁNH GIÁ
ST T
Tên đề tài Năm học Hội đồng SKKN ngành giáo dục tỉnh Thanh Hóa đánh giá
1 “Những biện pháp nâng cao hiệu quả trong giờ học Lịch sử ở trường THPT”;
2004 - 2005 Loại C
2 “Hướng dẫn học sinh khai thác đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử ở trường THPT”
2009 - 2010 Loại C
3 “Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy bài: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến 1925”.
2015 - 2016 Loại C
4 “Những biện pháp ôn thi Trung học phổ thông quốc gia môn Lịch sử hiệu quả, đạt kết quả cao”