3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận
PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phiếu học tập
Phụ lục 1: Phiếu học tập
Phiếu học tập số 1: Câu hỏi định hướng tìm hiểu về tác giả Trương Hán Siêu và tác phẩm Phú sông Bạch Đằng.
Câu 1: Trình bày những nét cơ bản về Trương Hán Siêu? (Gợi ý: Quê quán,
con người, sự nghiệp sáng tác…)
Câu 2: Trình bày vài nét về thể Phú? (Nguồn gốc, đặc điểm, bố cục…)
Câu 3: Trình bày vài nét về địa danh lịch sử sông Bạch Đằng? (Ở đâu, đặc
điểm, trong lịch sử có đóng góp gì…)
Câu 4 Trình bày hoàn cảnh sáng tác của bài Phú sông Bạch Đằng?
Phiếu học tập số 2: Câu hỏi định hướng tìm hiểu nhân vật khách và cảm hứng với cuộc du ngoạn.
Câu 1: Nhân vật “khách” ở trong bài phú là sự phân thân của chính tác giả, em
hãy lựa chọn một trong các khả năng sau:
A. Khách là người dạo chơi ngao du sơn thủy, lấy việc gắn bó với thế giới thiên nhiên làm lí tưởng sống thoát tục của mình.
B. Khách không chỉ thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên mà còn bồi bổ tri thức, nghiên cứu cảnh trí đất nước.
C. Khách là người có tráng trí với tâm hồn khoáng đat và hoài bão lớn lao. D. B và C
Câu 2: Nhân vật khách – sự phân thân của tác giả Trương Hán Siêu tìm đến
thiên nhiên với mục đích:
Những địa danh được nhân vật khách nhắc đến:………. Ý nghĩa của các địa danh này:……… Vẻ đẹp tâm hồn và tráng chí của nhân vật khách:………..
Câu 3: Cảnh sông nước Bạch Đằng hiện lên một cách trực tiếp, cụ thể. Hãy
tìm những câu văn trong bài phú thể hiện:
Cảnh hùng vĩ, hoành tráng của sông Bạch Đằng:………..? Cảnh ảm đạm, hiu hắt của sông Bạch Đằng:………..?
Câu 4: Trước cảnh tượng sông Bạch Đằng, với tâm hồn phong phú và nhạy
cảm, tác giả vừa vui mừng, tự hào, vừa buồn đau, nuối tiếc, hãy tìm dẫn chứng để chứng minh?
Phiếu học tập số 3: Đoạn giải thích & bình luận: Bô lão và câu chuyện về Bạch Đằng Giang lịch sử.
Câu 1. Các bô lão là nhân vật có thật hay do tác giả hư cấu? Vai trò của hình
tượng các bô lão trong bài phú?
Câu 2. Chiến tích trên sông Bạch đằng được gợi lại như thế nào qua lời kể của
các bô lão? (Diễn biến các trận đánh…)
Câu 3. Qua lời bình luận của các bô lão, trong các yếu tố: thời thế (thiên thời),
địa thế núi sông (địa lợi) và con người thì yếu tố nào là yếu tố giữ vai trò quan trọng nhất làm nên thắng lợi?
Câu 4. Lời ca của các bô lão và của khách nhắc tới hình ảnh Trần Quốc Tuấn
nhằm khẳng định điều gì?
Phiếu học tập số 4: Cảm xúc suy nghĩ của bô lão và khách về sức mạnh dân tộc.
Câu 1: Trong lời ca của các bô lão có đề cập tới chân lí của chính nghĩa. Đó là
chân lí gì?
Câu 2: Tiếp nối lời ca của khách đã ca ngợi và rút ra bài học gì cho hậu thế? Câu 3: Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?
Phụ lục 2: Đề kiểm tra 15 phút bài Phú sông Bạch Đằng Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1. Tác phẩm Phú sông Bạch Đằng có mấy nhân vật trữ tình? A. Hai.
B. Ba. C. Một. D. Rất nhiều.
Câu 2. Dòng nào dưới đây nói đúng nguồn gốc, đặc điểm thể loại phú theo lối cổ thể mà Trương Hán Siêu sử dụng trong bài văn Bạch Đằng giang phú?
A. Có trước thời Đường, có vần, không nhất thiết phải có đối, cuối bài thường được kết lại bằng thơ.
B. Được đặt ra từ thời Tống, tương đối tự do, dùng câu văn xuôi. C. Được đặt ra từ thời cổ xưa, thường làm theo lối văn biền ngẫu.
D. Được đặt ra từ thời Đường, có vần, có đối, có luật bằng trắc chặt chẽ.
Câu 3. Trong Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu có những địa danh, địa danh nào sau đây không lấy từ điển cố Trung Quốc?
A. "Ngũ Hồ". B. "Tam Ngô". C. "Cửa Đại Than". D. "Cửu Giang".
Câu 4. Đoạn đầu của bài phú Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu đã cho thấy nhân vật Khách là người như thế nào?
A. Một người ham đọc sách và có hiểu biết rộng.
B. Một bậc du tử, ham thích thú tiêu dao, một con người lịch lãm và từng trải. C. Một con người từng trải, lịch lãm tìm về nơi chiến địa xưa để hồi nhớ về những kỉ niệm một thời tuổi trẻ của mình.
D. Một nghệ sĩ tài hoa ham thích thú tiêu dao.
Câu 5. Tại sao bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu được đánh giá là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại Việt Nam?
A. Vì bài phú đã vận dụng thể văn biền ngẫu một cách linh hoạt, diễn đạt được mọi cung bậc của tình cảm, mọi diễn biến của sự việc.
B. Vì cấu tứ đơn giản chỉ có hai nhân vật "khách" và "các bô lão" đối đáp, ngôn ngữ chau truốt, bóng bẩy.
C. Vì bố cục logic, chặt chẽ, mạch lạc, xây dựng được hình tượng độc đáo là con sông, vừa là một thiên nhiên sinh động và cụ thể, vừa như một nhân chứng lịch sử vô hình thâm trầm, sâu sắc.
D. Vì bố cục bài rất logic, chặt chẽ, mạch lạc; hình tượng nghệ thuật được sáng tạo thật tuyệt vời, vừa có tính tạo hình vừa giàu khả năng biểu hiện; ngôn từ vừa sâu sắc triết lí vừa nồng nàn tình cảm, vừa giàu chi tiết cụ thể vừa sâu đậm chất khái quát, vận dụng thể văn biền ngẫu.
Câu 6. Về nghệ thuật thể hiện trận đánh trong bài phú Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu, nhận xét nào sau đây là sai?
A. Dùng những hình ảnh phóng đại mang tính ẩn dụ để nói về nỗi nhục nhã không cùng mà kẻ thù xâm lược tự chuốc lấy.
B. Dẫn những điển tích rất phổ biến nói về những trận đánh lớn trong lịch sử chiến tranh của Trung Quốc, tạo sự liên tưởng về tầm vóc chiến thắng của ta và thất bại của giặc trên sông Bạch Đằng.
C. Dùng thủ pháp chơi chữ, dùng nghệ thuật miêu tả, dựng lại quang cảnh trận đánh làm hiện ra trước mắt người đọc.
D. Sử dụng lối văn biền ngẫu, các vế đối nhau nhịp nhàng, cùng với việc vận dụng các câu văn dài ngắn khác nhau, diễn tả được không khí hào hùng khốc liệt của trận đánh cũng như những cảm xúc, ý nghĩ của nhân vật.
Câu 7. Trong bài Phú sông Bạch Đằng, lời kể của các bô lão với nhân vật khách về những chiến công trên sông Bạch Đằng có đặc điểm gì?
A. Lời kể hết sức cụ thể, chân thực, chi tiết. B. Lời kể rất súc tích, cô đọng giàu sức gợi. C. Giọng điệu u hoài, tiếc nhớ.
D. Lời kể mang đậm vẻ bùi ngùi xót xa.
Phần II: Tự luận (7 điểm)
DANH MỤC