- Đối với giáo viên và tổ chuyên môn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
2.1. Cảm nhận về tình huống truyện
+ Tình huống truyện là biểu hiện đặc biệt của đời sống được nhà văn sángtạo theo lối lạ hóa. Đó là môi trường, hoàn cảnh để nhân vật xuất hiện. Nhà vănNguyễn Minh Châu từng cho rằng: “Tình huống truyện là lát cắt, là khúc cacủa đời sống, nhưng qua đó ta hiểu được trăm năm của đời thảo mộc”.
+ Biểu hiện tình huống: Tràng nghèo khổ, xấu xí, ế vợ. Giữa nạn đóiđang diễn ra, chỉ một câu hò, bốn bát bánh đúc chống đói, thế mà có ngườiđàn bà theo không về cùng. Đây là tình huống vừa bi, vừa hài.
- Tình huống truyện tạo nên vẻ đẹp ở các nhân vật: + Người vợ nhặt có khát vọng sống mãnh liệt.
++ Người vợ nhặt xuất hiện với cuộc sống bấp bênh, trôi nổi , ngoạihình rách rưới, thảm hại, tính cách trơ trẽn, nanh nọc, chua ngoa. Thị sẵn sàngbán danh dự, đổi nhân cách lấy bốn bát bánh đúc. Thị chấp nhận “miếng ăn làmiếng nhục” để được sống.
++ Cái đói đẩy người đàn bà đến cùng đường liều lĩnh: Tràng nói đùathị tưởng thật, thị chấp nhận cho không, biếu không cuộc đời mình cho người đàn ông xa lạ.
++ Dù cận kề cái chết nhưng thị luôn bám lấy sự sống bằng mọi giá.Đó là vẻ đẹp của lòng dám sống, khát sống đến mãnh liệt.
+ Tràng- Người đàn ông tốt bụng.
++ Người đàn ông xấu xí nhưng hào hiệp và tót bụng: anh thương một người đói khát hơn mình, sẵn sàng cứu đói một người xa lạ.
++ Sẵn sàng cưu mang một người cùng cảnh ngộ, đưa thị về nhà là một quyết định mạo hiểm, nhưng Tràng vẫn chấp nhận.
++ Tràng nhanh chóng trưởng thành, biết quan tâm cho vợ: Anh mua haihào dầu, mua cho thị cái thúng con, đánh một bữa no nê… Tất cả những biểu hiện ấy đều xuất phát từ lòng nhân hậu và sự trân trọng hạnh phúc.