Hiệu quả của việc giáo dục sức khỏe tinh thần cho học sinh THPT qua

Một phần của tài liệu (SKKN 2022) GIÁO dục sức KHỎE TINH THẦN CHO học SINH THPT QUA dạy học MẢNG văn XUÔI THẾ sự SAU 1975 (Trang 38 - 45)

2. PHẦN NỘI DUNG

2.4. Hiệu quả của việc giáo dục sức khỏe tinh thần cho học sinh THPT qua

học mảng văn xuôi thế sự sau 1975:

2.4.1.Nhận xét chung:

Sáng kiến : “Giáo dục sức khỏe tinh thần cho học sinh THPT qua dạy học mảng

văn xuôi thế sự sau 1975” sẽ góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng trong quá trình

giảng dạy môn Ngữ Văn, thấy được tính thực tiễn và sự gần gũi với đời sống của môn học này. Quan trọng nhất là nó phát huy tối đa hiệu quả trong việc nâng cao sức khỏe tinh thần cho HS, vừa chữa lành những khủng hoảng tinh thần nghiêm trọng trong giới trẻ hiện nay, vừa bồi đắp tâm hồn và cuộc sống của các em lâu dài về sau. Qua sáng kiến này bản thân tôi nhận thấy vận dụng trong dạy học Ngữ Văn sẽ tích hợp liên môn với các bộ môn khác như: Lịch Sử, Địa lí, GDCD…từ đó không chỉ góp phần nâng cao khả năng tư duy, tăng cường khả năng sáng tạo trong học tập kích thích lòng ham muốn tìm tòi khám phá những kiến thức mới mà còn góp phần hoàn thiện khả năng chuyên môn, kĩ năng sư phạm của người thầy trong quá trình chuẩn bị và đồng hành cùng học trò khám phá tri thức mới.

Sáng kiến : “Giáo dục sức khỏe tinh thần cho học sinh THPT qua dạy học mảng

văn xuôi thế sự sau 1975” có thể áp dụng ở các khối lớp khác nhau trong nhà trường với những nội dung phong phú, đa dạng, cả trong hoạt động ngoại khóa lẫn trong bài học trên lớp.

2.4.2. Hiệu quả kinh tế, xã hội * Hiệu quả kinh tế

- Khi áp dụng SKKN “Giáo dục sức khỏe tinh thần cho học sinh THPT qua dạy học

mảng văn xuôi thế sự sau 1975” vào việc dạy học tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” tích hợp nghị luận xã hội , giá trị lớn nhất của nó chính là khả năng tuyên truyền rộng

rãi và sâu sắc về vấn nạn bạo hành gia đình ở Việt Nam. Vì vậy nó có thể thay thế, bổ sung cho hoạt động tuyên truyền chống bạo hành gia đình ở mọi nơi. Và đương nhiên, giá trị kinh tế mà nó mang lại là rất đáng kể:

- Giá trị tương đương với những pano, áp pic, khẩu hiệu tuyên truyền: Khoảng 1 triệu đồng/cái x số lượng học sinh tham gia dự án.

- Giá trị tương đương với nhiều cuộc tổ chức vận động, tuyên truyền của các đoàn thể, các cấp chính quyền (Mỗi cuộc chi phí khoảng 50 triệu đồng).

- Có thể dùng kết quả điều tra của học sinh phục vụ công tác điều tra xã hội của các ban ngành, đoàn thể nhằm giảm bớt chi phí đi điều tra.

* Hiệu quả xã hội: Sau khi áp dụng phương pháp mới vào giảng dạy tôi đã thu được

một số hiệu quả sau:

- Không khí lớp học: Khi GV đưa ra vấn đề, đôi khi giao bài tập theo dự án và yêu cầu các nhóm thảo luận để hoàn thành mục tiêu bài học thì các em rất sôi nổi và hào hứng tranh luận, nêu ý kiến để hoàn thiện; rất tích cực, hào hứng tham gia, mạnh dạn, nhiệt tình đi điều tra ; Thảo luận, tranh biện để rút ra kết luận của nhóm mình, đồng thời mạnh dạn trình bày kết quả, hồi hộp chờ đợi sự đánh giá của giáo viên. Đặc biệt các em đều thấy rất hứng thú với việc mở rộng kiến thức thực tế; thấy yêu môn Văn hơn vì nó thiết thực với cuộc sống hơn… Mỗi tiết học qua đi thật nhẹ nhàng, thoải mái nhưng vẫn hiệu quả với cả thầy và trò.

- Về kiến thức: kết quả học sinh không chỉ nắm bắt được những nội dung kiến thức mà còn hiểu rộng hơn, sâu hơn nhiều vấn đề. Tự phát hiện và giải quyết các vấn đề trong đời sống hàng ngày của mình, thậm chí còn giúp đỡ được cả những người xung quanh.

- Kĩ năng sống của các em được nâng cao rõ rệt: Kĩ năng làm việc nhóm; kĩ năng giao tiếp; phương pháp xử lí tình huống, số liệu…Các em yêu đời hơn, thấy được các giá trị của cuộc sống hiện tại, trân quí và biết ơn nguồn cội, sống tử tế, lạc quan,nhân văn… - Đặc biệt, học sinh sẽ dễ dàng áp dụng những gì từ tác phẩm văn chương vào trong thực tiễn cuộc sống, làm thay đổi khá nhiều những nhận thức, tư tưởng, tình cảm, thái độ của các em với mong muốn làm cuộc sống này trở nên tốt đẹp, nhân văn hơn.

2.4.2. Kết quả thực nghiệm cụ thể : Kết quả thu được như sau

Lớp SốHS

Điểm kết quả thực nghiệm Điểm giỏi (9 – 10) Điểm khá (7 – 8) Điểm trung bình (5– 6) Không đạt (0 –> 4) HS % HS % HS % HS % Thực nghiệm 12A6 45 12 27 19 42 11 25 3 6 Đối chứng 12A7 47 9 19 19 41 14 30 5 10

Hình 1: Biểu đồ thể hiện số lượng điểm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Hình 2: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ xếp loại phần trăm học lực của lớp thực nghiệm và

lớp đối chứng

Như vậy, sau khi tiến hành bài giảng thử nghiệm ta thấy kết quả chất lượng bài kiểm tra ở lớp thực nghiệm cao hơn ở lớp đối chứng

3.1. Kết luận

Tri thức là sức mạnh. Quan tâm đến sức khoẻ tinh thần học sinh trường học không chỉ là quan tâm đến chăm sóc sức khoẻ toàn diện mà còn là khơi dậy tiềm năng sức khoẻ của tinh thần, trí tuệ và không nằm ngoài sự nghiệp vun trồng nguồn lực tri thức cho tương lai.

Với những điều đã trình bày ở trên, sáng kiến : “Giáo dục sức khỏe tinh thần cho học

sinh THPT qua dạy học mảng văn xuôi thế sự sau 1975” đã góp phần cải thiện thực

trạng ngại học văn của học sinh. Một trong những yếu tố dẫn đến sự thành công trong nghề dạy học chính là người Thầy phải giải phóng được mọi tiềm năng trong học sinh. Việc tạo ra những tình huống có vấn đề, những mâu thuẫn trong nhận thức sẽ kích thích được nhu cầu khám phá của học sinh, tạo động lực cho quá trình học tập, khơi dậy ở học sinh niềm say mê học tập, khả năng tìm tòi, bồi dưỡng năng lực thích ứng và giải quyết các vấn đề đặt ra trong học tập cũng như trong cuộc sống. Vì vậy, đây là cách làm nên được vận dụng thường xuyên để bồi đắp tâm hồn, nâng cao SK tinh thần cho HS đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần quan trong vào việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn.

3.2. Kiến nghị

Qua nghiên cứu và thực hiện đề tài này, chúng tôi có đề xuất kiến nghị sau: - Có thể mở rộng giáo dục SK tinh thần cho HS với các mảng VB văn học khác và thậm chí là với tất cả các môn học trong trường THPT, đặc biệt là khi dạy học các nội dung kiến thức phức hợp có liên quan đến thực tiễn.

- Cần có sự đầu tư về cơ sở vật chất và các phương tiện dạy học, trang thiết bị hiện đại để đạt được hiệu quả tối ưu. Biên chế lại số HS trong từng lớp để hỗ trợ cho cho việc tổ chức các nhóm học tập.

- Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá, nội dung kiểm tra cần chú trọng đến thực tiễn của kiến thức mà các em đã được học.

Xác nhận của thủ trưởng đơn vị: Thanh Hóa, ngày 1 tháng 6 năm 2022

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.

Nguyễn Ngọc Anh

[1]Bộ giáo dục & Đào tạo. Chương trình giáo dục phổ thông. Nxb giáo dục, 2006 [2]Bộ giáo dục & Đào tạo. Phân phối chương trình Ngữ văn 10,11,12

[3]Bộ giáo dục& Đào tạo. SGK Ngữ văn 10, 11,12 ( tập I, II). Nxb giáo dục, 2009 [4]Phan Trọng Luận. Thiết kế bài giảng ngữ văn 10, 11 và 12 (Tập 1,2). Nxb giáo

dục, 2006.

[5]Nguyễn Thị Phương Hoa- Võ Thị Bảo Ngọc. Tình hình vận dụng phương pháp project trong dạy học ở trường Đại học Ngoại Ngữ- Đại học Quốc gia Hà Nội. Nxb

Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2004.

[6]Phạm Toàn. Công nghệ dạy văn. Nxb Lao động, 2006.

[7]Debbie Candau, Jennifer Doherty, Robert Hannafin, John Judge, Judi Yost, Paige Kuni. Intel teach to the future (Chương trình dạy học cho tương lai của Intel).

Nxb Lao động xã hội, 2004.

[8]Đỗ Ngọc Thống (2004), “Đổi mới nội dung và hình thức kiểm tra đánh giá môn

Ngữ văn”, Tạp chí Dạy và Học ngày nay, số 9 tháng 4 năm 2004, tr. 15- 17.

[9] Phạm Đức Quang (2004), “Về phương pháp dạy học tích cực & dạy học theo dự án”, Tạp chí Dạy và Học ngày nay, số 3 tháng 4 năm 2004, tr. 10- 17.

[10] Đỗ Hương Trà (2007), “Dự án và tiến trình thực hiện”, Tạp chí giáo dục số 157 kỳ 1 tháng 3 năm 2007, tr. 12- 14.

[11] Nguyễn Thị Diệu Thảo- Nguyễn Văn Cường (2004), “Dạy học theo dự án- một

phương pháp có chức năng kép trong đào tạo giáo viên”, Tạp chí giáo dục, số 80 (4/ 2004), tr. 15- 17.

[12]. Lê A, Nguyễn Thu Hòa , Phạm Thị Huệ , Đỗ Nguyên Thương, Nguyễn Thị Tỵ, Kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kỳ môn Ngữ văn lớp 11, tập 1 NXB Giáo

dục, 2008.

[13]. Nguyễn Văn Bính, Nguyễn Đức Khuông, Tạ Thị Thanh Hà, Tìm hiểu tác

phẩm Văn học Ngữ văn 12 qua hệ thống câu hỏi, NXB Giáo dục, 2009.

[14]. Phan Trọng Luận, Phương pháp dạy Văn, NXB Đại học Quốc gia, năm 1996. [15]. Nguyễn Đức Khuông, Tạ Thị Thanh Hà, Đoàn Kim Nhung, Hoàng Thị Minh Thảo, Bài tập trắc nghiệm và tự luận Ngữ văn 10, NXB Giáo dục, 2008.

[16]. Phan Trọng Luận (Chủ biên), Lã Nhâm Thìn, Bùi Minh Toán, Lê A, Lê

Nguyên Cẩn, Đoàn Lê Giang, Nguyễn Thị Bích Hải, Phan Thị Thu Hiền, Nguyễn

Thái Hòa, Đỗ Kim Hồi, Nguyễn Xuân Lạc, Đặng Ngọc Lệ, Trần Đức Ngôn, Lê

Trường Phát, Vũ Dương Quỹ, Trần Nho Thìn, Ngữ Văn 10, tập 1, NXB Giáo dục,

2014.

[17]. Phan Trọng Luận (Chủ biên), Lã Nhâm Thìn, Bùi Minh Toán, Lê A, Lê

Nguyên Cẩn, Đoàn Lê Giang, Nguyễn Thị Bích Hải, Phan Thị Thu Hiền, Nguyễn

Thái Hòa, Đỗ Kim Hồi, Nguyễn Xuân Lạc, Đặng Ngọc Lệ, Trần Đức Ngôn, Lê

Trường Phát, Vũ Dương Quỹ, Trần Nho Thìn, Ngữ Văn 10, tập 2, NXB Giáo dục,

2014.

[18]. Phan Trọng Luận(Chủ biên), Lê A, Lê Nguyên Cẩn, Nguyễn Thị Bích

Thìn, Trần Nho Thìn, Bùi Minh Toán, Bài tập Ngữ văn 10, tập 1 NXB Giáo dục, 2014.

[19]. Phan Trọng Luận, Trần Đăng Suyền, Bùi Minh Toán, Lê A, Lê Nguyên

Cẩn, Đặng Anh Đào, Nguyễn Thị Ngân Hoa,Nguyễn Thái Hòa, Đỗ Kim

Hồi, Nguyễn Xuân Nam, Đoàn Đức Phương, Nguyễn Phượng, Vũ Dương Quỹ ,

Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục, 2008

[20]. Phan Trọng Luận, Trần Đăng Suyền, Bùi Minh Toán, Lê A, Đặng Anh

Đào, Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Thị Ngân Hoa,Nguyễn Thái Hòa, Đỗ Kim

Hồi, Nguyễn Xuân Nam, Đoàn Đức Phương, Nguyễn Phượng, Vũ Dương

Quỹ, Đặng Đức Siêu,Lương Duy Thứ, Ngữ văn 12, tập 2 ,NXB Giáo dục, 2008

[21].Kitchener, Betty; Jorm, Anthony, Mental Health First Aid Manual , 2002

[22]. Nguyễn Tùng Lâm, Nghiên cứu xây dựng mô hình chăm sóc sức khoẻ tâm lý-

tâm thần cho học sinh phổ thông ở Đồng Nai , Nội san tâm thần học, số 5, tháng

1/2001.

[23]. Thạc sĩ Đinh Đăng Hoè; PGS Nguyễn Viết Thiêm, Nhận xét về yếu tố tâm lý

xã hội ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm thần của trẻ em và thanh thiếu niên, Nội san tâm thần học số 4/2000.

[24]. Nguyên Minh, Hạnh phúc là điều có thât, NXB Tôn giáo, 2020 [25].CÁC TRANG WEB có liên quan

http://honghia.net/day-hoc-theo-du-an.aspx http

:// vi . wikipedia.org (các từ khóa : méthode, pédagogie, pédagogie active, pédagogie de project, project,...).

DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT

VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

___________________________ Họ và tên tác giả: Nguyễn Ngọc Anh

Chức vụ và đơn vị công tác: giáo viên trường THPT Lương Đắc Bằng

TT Tên đề tài SKKN Cấpđánh giá xếp loại Kết quả đánh giá xếp loại Năm học đánh giá xếp loại

1 Thiết kế bài giảng đoạn trích trong Những cuộc phiêu lưu của

Tom Shawyer của Mark Twain

Sở GD&ĐT C 2001-2002 2 Nhìn nhận những bài ca dao trong

văn 10 dưới góc độ thi pháp

Sở GD&ĐT B 2002- 2003 3 Dạy truyện thơ các dân tộc thiểu

số trong nhà trường phổ thông dưới ánh sáng thi pháp thể loại

Sở GD&ĐT C 2005- 2006 4 Xây dựng câu hỏi thảo luận nhóm

cho giờ đọc hiểu văn bản văn học Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 10

Sở GD&ĐT B 2007- 2008

5 Áp dụng phương pháp Xêmina

trong giờ đọc hiểu văn bản văn học ở

trường THPT theo hướng tích hợp liên môn

6 Dạy học kí(tùy bút) theo hướng tích hợp liên môn gắn với giáo dục bảo vệ môi trường

Sở GD&ĐT C 2016- 2017 7 Dạy học ca dao trong chương

trình Ngữ văn 10 theo định

hướng phát triển năng lực học sinh

Sở GD&ĐT C 2017-2018 8 Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng

tạo trong dạy học ngữ văn THPT

Sở GD&ĐT C 2018- 2019 9 Vận dụng phương pháp dạy học

theo dự án vào việc dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT

Một phần của tài liệu (SKKN 2022) GIÁO dục sức KHỎE TINH THẦN CHO học SINH THPT QUA dạy học MẢNG văn XUÔI THẾ sự SAU 1975 (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w